Vị Giáo sư Việt hết lòng vì hàng không vũ trụ Việt Nam đã về trời

Theo dõi VGT trên

Tác giả Thành Vân, cán bộ tại Đại sứ quán Việt Nam ở Pháp, gửi Tuổi Trẻ Online bài viết về cố Giáo sư Đoàn Kim Sơn, người đặt nền móng cho sự ra đời của bộ môn hàng không vũ trụ tại 2 trường đại học của Việt Nam.

Vị Giáo sư Việt hết lòng vì hàng không vũ trụ Việt Nam đã về trời - Hình 1

Giáo sư Đoàn Kim Sơn (phải) tại lễ trao tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục của Bộ GD&ĐT năm 2010 – Ảnh: nhân vật cung cấp.

Nhiều người đã từng nghe tên Giáo sư Đoàn Kim Sơn – người đặt viên gạch đầu tiên cho sự ra đời của bộ môn hàng không vũ trụ tại hai trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và Đại học Bách Khoa TP.HCM.

Khát khao đào tạo kỹ sư hàng không Việt

Nhớ lại, đầu thập niên 1990, Giáo sư Đoàn Kim sơn, khi đó là một chuyên gia làm công tác giảng dạynghiên cứu tại Đại học Cơ khí Hàng không quốc gia Pháp (ENSMA) và Đại học Poitiers, trở về Việt Nam với khát khao cháy bỏng là đào tạo đội ngũ kỹ sư người Việt có khả năng nắm bắt kỹ thuật, công nghệ, sửa chữa được máy bay, phát triển nghiên cứu khoa học trong ngành hàng không không gian.

Ông cho rằng ít quốc gia có điều kiện để có thể đào tạo đội ngũ “kỹ thuật viên người bản xứ” như Việt Nam. Ông đã gặp rất nhiều người, “gõ nhiều cửa” để vận động, thuyết phục.

Những nỗ lực của ông đã được Cục Hàng không quốc gia Việt Nam hưởng ứng và tháng 10-1996 chuyên ngành về Hàng không vụ trụ đã chính thức được đưa vào giảng dạy tại 2 trường Đại học nêu trên.

Đến nay, gần 1.000 sinh viên đã tốt nghiệp, với tấm bằng tốt nghiệp tương đương với bằng cấp quốc tế. Nhiều người trong số họ được tiếp tục sang học chương trình đào tạo Kỹ sư và làm luận án Tiến sĩ tại Đại học ENSMA.

Trong suốt hơn hai chục năm qua, kể cả sau khi chính thức nghỉ hưu, Giáo sư Đoàn Kim Sơn đã không mệt mỏi vận động hỗ trợ cho chương trình, giúp đỡ học sinh Việt Nam.

Nhờ uy tín của mình, ông đã thúc đẩy, tạo sự hợp tác gắn kết đầy hiệu quả giữa hai trường Đại học của Việt Nam với Đại học ENSMA và Đại học Poitiers của Pháp.

Với những đóng góp to lớn này, Giáo sư Đoàn Kim Sơn đã được nhận Bằng khen của Bộ trưởng Ngoại giao (2003), Bằng khen danh hiệu “Vinh danh đất Việt” (2005) và “Kỷ niệm chương vì Sự nghiệp Giáo dục” (2010) của Việt Nam…

Vào hồi 12h30 ngày 25-6-2018, Giáo sư Đoàn Kim Sơn đã đột ngột ra đi do không vượt qua được một cuộc phẫu thuật về tim, hưởng thọ 74 tuổi.

Lễ Truy điệu đã được tổ chức giản dị ngày 30-6 tại Nhà thờ Saint-Jean-de-Montierneuf, trong không khí nồng ấm của gia đình và bạn bè thân thiết, người Việt cũng như người Pháp.

Ba, bốn chục học sinh cũ của Giáo sư đã đến từ mọi miền nước Pháp để tiễn đưa người mà họ không chỉ coi là thầy, mà còn coi như người ông, người cha, người đỡ đầu.

Tất cả đều nhắc tới Thầy với một tình cảm gần gũi, yêu quý, trân trọng. Đại đa số đều đã từng được thầy chăm lo “từ A tới Z”, như lời của họ kể lại: từ việc xin học bổng, làm thủ tục cần thiết, kể cả đứng ra bảo lãnh đón sang Pháp, đưa đón về chỗ ở mà thầy đã thuê sẵn từ trước, hoặc đưa về nhà thầy ở tạm, tới việc thường xuyên tổ chức gặp mặt tại nhà thầy, để “đỡ nhớ quê hương”…

Video đang HOT

Vị Giáo sư Việt hết lòng vì hàng không vũ trụ Việt Nam đã về trời - Hình 2

Giáo sư Đoàn Kim Sơn (hàng đứng, thứ ba từ phải sang) lúc sinh thời cùng phu nhân và các thế hệ học trò Việt Nam – Ảnh: nhân vật cung cấp

Đau đáu về quê hương

Theo lời kể của người bạn đời chung thủy của Giáo sư, bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền, và các con, năm 1962 rời Bến Tre đi Pháp, với số tiền học bổng là 450 Franc Pháp, riêng tiền thuê nhà hết 205 Franc, hai vợ chồng đã vượt qua mọi khó khăn để ông ăn học và nuôi dạy 4 người con. Sau khi đã có vị trí trong xã hội Pháp, Giáo sư luôn đau đáu hướng về quê hương đất nước.

Ông đã về tổ quốc 58 lần và vẫn mong: “Nhờ trời cho tôi sức khỏe, khi càng có sức khỏe tôi càng giúp cho đất nước mình” và “làm cho hai nước Pháp và Việt Nam xích lại gần nhau”. Đó là “bổn phận của những người như tôi”.

Ông luôn trăn trở phải làm gì cho Việt Nam, để cho Việt Nam không bị lệ thuộc vào công nghệ và kỹ thuật nước ngoài.

Trong cuộc sống, ông, bà đã nuôi dạy con, cháu theo nền giáo dục truyền thống của Việt Nam, chú trọng việc dạy dỗ tiếng Việt và văn hóa Việt.

Thậm chí, theo lời một người bạn của gia đình kể lại, ông đã từng muốn cả 4 cô con gái lấy chồng Việt (nhưng ông, bà lại chỉ có rể Pháp, những chàng rể mà “đôi khi ông còn gần gũi hơn cả con mình”).

Khi ra đi, nhiều dự án mang dấu ấn của ông sẽ được đồng nghiệp, người thân và học trò tiếp tục. Một trong số đố là Chương trình đào tạo kỹ sư từ năm học tới sẽ được mở tại Đại học Công nghệ Việt nam, với sự phối hợp của các hãng hàng không Vietnam Airlines và Airbus.

Dự kiến, mỗi khóa học sẽ có 45 học viên, nhằm tạo một nguồn nhân lực được đào tạo cơ bản và ổn định cho công nghiệp hàng không vũ trụ Việt Nam.

Ngoài ra, gia đình sẽ thành lập một quỹ mang tên Foundation Đoàn Kim Sơn, cấp học bổng cho học sinh giỏi ngành hàng không vũ trụ Việt Nam và giúp trẻ em nghèo ở TP.HCM.

Thêm một con người nữa trong cộng đồng người Việt tại Pháp hết lòng vì ngành hàng không Việt Nam ra đi. Ông đã để lại rất nhiều cho đất nước, cộng đồng người Việt tại Pháp.

Mọi người sẽ luôn ghi nhớ hình ảnh một con người hiền lành, thẳng thắn và đầy nghị lực. Các thế hệ học trò được Thầy ân cần chăm chút, trước đây cũng như sau này, sẽ tiếp tục góp phần chắp cánh cho Việt Nam bay cao, bay xa…

THÀNH VÂN

Theo tuoitre.vn

10 quốc gia miễn phí đại học

Nhiều nước châu Âu như Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển không tính phí đại học đối với người bản xứ hoặc sinh viên đến từ khối EU.

10 quốc gia miễn phí đại học - Hình 1

Đan Mạch

Nếu đến từ Liên minh châu Âu hoặc Thụy Sĩ, bạn sẽ không phải trả chi phí đại học ở Đan Mạch. Học phí cho sinh viên quốc gia khác dao động từ 7.000 đến 19.000 USD một năm, Bộ Giáo dục nước này thông tin.

10 quốc gia miễn phí đại học - Hình 2

Estonia

Estonia là một trong những nước châu Âu miễn phí đại học cho người bản xứ, nhưng thu phí 1.900-8.700 USD mỗi năm cho các khóa dạy bằng tiếng Anh.

10 quốc gia miễn phí đại học - Hình 3

Phần Lan

Sinh viên trong khối EU hưởng giáo dục đại học miễn phí ở Phần Lan. Các trường xác định học phí cho sinh viên quốc tế từ 4.600 đến 16.000 USD mỗi năm, bắt đầu từ tháng 8/2017. Tuy nhiên, quốc gia Bắc Âu này cung cấp nhiều gói học bổng để hỗ trợ sinh viên.

10 quốc gia miễn phí đại học - Hình 4

Đức

Tuy không mất chi phí đại học ở Đức, sinh viên phải trả một khoản dành cho việc quản lý, từ 175 đến 300 USD mỗi học kỳ, tờ The Guardian cho biết.

10 quốc gia miễn phí đại học - Hình 5

Na Uy

Theo Ủy ban châu Âu, giáo dục đại học ở Na Uy miễn phí cho cả sinh viên EU lẫn sinh viên ngoài khu vực.

10 quốc gia miễn phí đại học - Hình 6

Ba Lan

Sinh viên không thuộc Ba Lan hoặc các nước trong khối EU phải trả ít nhất 2.300 USD mỗi năm khi theo học đại học ở nước này.

10 quốc gia miễn phí đại học - Hình 7

Slovakia

Tại Cộng hòa Slovakia, giáo dục đại học ở các trường công lập là miễn phí cho người bản xứ. Tuy nhiên, nếu toàn bộ khóa học được giảng dạy bằng ngôn ngữ khác, sinh viên sẽ phải trả một khoản học phí.

10 quốc gia miễn phí đại học - Hình 8

Slovenia

Slovenia (khu vực Nam Âu) không tính học phí cho các trường đại học công lập ở cấp độ cử nhân. Sinh viên ngoài khối EU thường phải trả ít nhất 2.300 USD mỗi năm.

10 quốc gia miễn phí đại học - Hình 9

Thụy Điển

Ở nước miễn phí đại học như Thụy Điển, chi phí dành cho sinh viên ngoài EU khá cao, khởi điểm từ 9.000 USD mỗi năm.

10 quốc gia miễn phí đại học - Hình 10

Thổ Nhĩ Kỳ

Quốc gia liên lục địa Á - Âu có gần 200 đại học và thường không tính phí.

Thùy Linh - theo Insider

Nguồn: vnexpress.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kỳ Duyên được gọi tên Á hậu 1 trước giờ G chung kết Miss Universe
07:21:30 17/11/2024
Mỹ nhân đẹp đến mức được người dân dựng tượng, thờ tụng như nữ thần
07:39:26 17/11/2024
Cô hàng xóm nóng bỏng vừa chuyển đến được 2 tháng, gia đình tôi đứng bên bờ đổ vỡ
07:18:43 17/11/2024
Vừa xây xong căn nhà 2 tỷ, chồng đã bảo em gái đưa con đến ở cùng vì lý do "chị dâu cũng thương em mà" khiến tôi mất ăn mất ngủ
07:53:09 17/11/2024
Netizen rần rần danh tính sao nữ bị tình cũ vạch trần nói dối và "cắm sừng" bạn trai
07:18:41 17/11/2024
Cái kết của nam thần tượng bị đuổi khỏi nhóm bằng 1000 vòng hoa tang
07:33:07 17/11/2024
Khánh Thi khoe giảm 10kg, Phan Hiển đã vội để lại dòng tin nhắn khen vợ mùi mẫn
06:56:40 17/11/2024
Tổng thống Ukraine đặt mục tiêu kết thúc xung đột vào năm 2025 thông qua đàm phán
05:19:38 17/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Quảng Nam: Nhóm học sinh lớp 7 tắm sông, 1 em tử vong, 1 em mất tích

Tin nổi bật

08:29:02 17/11/2024
Một nhóm học sinh lớp 7 ở Quảng Nam đi tắm sông thì không may 3 em học sinh bị đuối nước khiến 1 em tử vong, 1 em mất tích.

Quản lý chặt và nghiêm trị hành vi mua bán, sử dụng trái phép xyanua

Pháp luật

08:25:20 17/11/2024
Nhiều ý kiến cho rằng để bảo vệ tính mạng và sức khỏe của người dân, việc siết chặt quản lý đồng thời xử lý nghiêm các hành vi liên quan đến xyanua là vô cùng cần thiết.

Khám phá Phan Thiết bằng xe bus

Du lịch

08:23:56 17/11/2024
Có thể nói, trong các thành phố nổi tiếng về du lịch, thì Phan Thiết là nơi chịu khó đầu tư xe bus vào du lịch nhất. Hầu hết các danh lam thắng cảnh ở quanh thành phố Phan Thiết đều có các tuyến xe bus đi qua

Nhan sắc xinh đẹp của người đẹp được dự đoán đăng quang Miss Universe 2024

Người đẹp

08:19:54 17/11/2024
Người đẹp Tatiana Calmell đến từ Peru, sở hữu nhan sắc nổi bật, phong thái tự tin và kỹ năng trình diễn ấn tượng, được dự đoán sẽ đăng quang Miss Universe 2024.

Bạn gái hớn hở nhận lời cầu hôn với nhẫn kim cương của tôi, nhưng vừa biết mức lương hàng tháng thì quay ngoắt 360 độ

Góc tâm tình

08:06:34 17/11/2024
Bạn gái cứ hỏi về lương. Tôi cố tình nói dối để thử lòng cô ấy và cái kết khó đỡ. Tôi yêu Vi được hơn nửa năm nay. Công việc bận rộn nên chúng tôi nói chuyện qua điện thoại là chủ yếu.

'Nữ hoàng nhạc dance' lấy chồng Tây, U50 đi hát không phải để mưu sinh

Sao việt

08:04:23 17/11/2024
Nữ hoàng nhạc dance Thu Minh hiện chỉ hát để thỏa đam mê, gặp gỡ khán giả và lan tỏa năng lượng tích cực, đồng thời nhẹ nhàng vượt qua những khó khăn.

MONO lo sợ khi hát cùng Tùng Dương

Nhạc việt

07:57:12 17/11/2024
Tùng Dương với MONO thể hiện Tín hiệu vũ trụ - bài hát diễn tả khát khao của con người vừa muốn thấy được vũ trụ bao la ngoài kia, vừa nhìn thấu được vào trong chính tâm hồn mình.

Hôn nhân viên mãn của hai nam diễn viên vào vai công an phim "Độc đạo"

Hậu trường phim

07:48:43 17/11/2024
Ở nhiều phân cảnh, tương tác của 2 diễn viên được đánh giá tự nhiên. Ngoài đời, điểm chung của họ là có hôn nhân viên mãn.

Thoát kiếp bị "ghẻ lạnh", chàng trai Việt thi show "sống còn" được Lee Seung Gi khen nức nở

Nhạc quốc tế

07:30:27 17/11/2024
Với kinh nghiệm từng chinh chiến Boys Planet và hoạt động âm nhạc ở Việt Nam, CONGB toả sáng trong đội hình diễn Boom Boom Bass.

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

Sức khỏe

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

Nữ ca sĩ bị quay lưng, mất hết quan hệ vì làm mẹ đơn thân, đi hát với cát xê 20 nghìn là ai?

Tv show

07:13:39 17/11/2024
Mới đây, chương trình Người kể chuyện tình đã lên sóng, với khách mời là ca sĩ Hiền Anh. Tại đây, nữ ca sĩ chia sẻ về sự nghiệp gian truân của mình.