Vị giáo sư gọi sinh viên là ‘các ông, các bà’

Theo dõi VGT trên

Học trò của cố GS Trần Quốc Vượng nhớ về ông như một người thầy bước vào nghề sư phạm từ giữa những thập niên 50 của thế kỷ XX, là người có tư duy giáo dục hiện đại.

“Các con ơi c.hết rồi”

Đây là một trong nhiều câu nói của cố GS Trần Quốc Vượng mà PGS.TS Lâm Thị Mỹ Dung – một trong những học trò, và sau này là đồng nghiệp, thân thiết của thầy rất nhớ.

“Sinh thời thầy thường nói “Mọi sự mơ hồ hơn là ta tưởng”. Không có một ranh giới nào mà có thể phân tách ra được. Bây giờ để chúng ta chỉ đích danh thế nào là “Phong cách Trần Quốc Vượng” thì có lẽ mỗi học trò của thầy, cũng như mỗi người biết thầy sẽ có một cách cảm nhận riêng của mình. Nhưng tôi cho rằng, bên trong phong cách có vẻ phong trần đấy là một con người cực kì nghiêm túc về khoa học”.

Vị giáo sư gọi sinh viên là các ông, các bà - Hình 1

GS Trần Quốc Vượng khảo sát một bia ký ở chùa Quan Thánh làng Lỗ Giáng, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ. (Ảnh chụp năm 2003).

Sau thời gian được học và làm việc với GS Trần Quốc Vượng, “bài học” mà bà Dung rút ra là “Khi đi điền dã, cứ đến 12h trưa, dù nhìn thấy bất cứ di tích nào tôi cũng không dám báo thầy nữa. Bởi vì nếu tôi chỉ cho thầy thì có lẽ phải đến 2, 3h chiều mới được ăn trưa.

Lúc đầu tôi không có kinh nghiệm, cứ nhìn thấy cái gì là lại hớn hở “Thầy ơi”. Và sau đó rút kinh nghiệm tôi không báo nữa, cứ đến giờ nghỉ là thôi. Cố gắng đi thế nào để cho thầy đi lướt qua nó đi.Sau thời gian được học và làm việc với GS Trần Quốc Vượng, “bài học” mà bà Dung rút ra là “Khi đi điền dã, cứ đến 12h trưa, dù nhìn thấy bất cứ di tích nào tôi cũng không dám báo thầy nữa. Bởi vì nếu tôi chỉ cho thầy thì có lẽ phải đến 2, 3h chiều mới được ăn trưa.

Hay có những bữa ăn không ngon được vì thầy chưa đọc được một chữ nào trên tấm bia. Thầy hỏi rất nhiều người, dằn vặt rồi tra cứu. Thâm chí đến ngay hôm sau khi đọc được rồi thì thầy mới bảo “Các con ơi c.hết rồi”, tức là lúc ấy đã khám phá ra được từ đấy và cảm thấy rất là thỏa mãn”.

Một điều về người thầy của mình mà bà Dung muốn nhắc tới nữa là “Tinh thần Khoa học dân chủ”. “Thật sự là thầy trò khi đi điền dã, hay bất cứ đâu thầy cũng lắng nghe ý kiến của học trò, người dân. Một phong cách điền dã rất hay mà chúng tôi học được là đi đâu cũng hỏi đến 3, 4 lần. Không bao giờ thầy hài lòng khi chỉ hỏi 1 câu, địa danh thì càng hỏi nhiều người.

Lúc đầu tôi rất khó chịu vì hỏi 1 người thôi chứ, giữa trưa nắng mà hỏi nhiều thế. Về sau tôi mới biết là đi như thế đặc biệt là những vùng có tiếng nói hơi khác thì có thể mỗi người sẽ có một cách phát âm khác nhau nên cần có những sự kiểm chứng. Nhiều người đã nói đến “phong cách điền dã” của Trần Quốc Vượng, nhất định là không được “mớm cung”".

“Một di sản quan trọng nhất mà một người thầy để lại đó chính là thế hệ học trò. Thế hệ đó tiếp thu được của thầy những phong cách về giảng dạy và nghiên cứu sau đó lại truyền bá cho những thế hệ mai sau” – bà Dung cảm động chia sẻ.

Cái tình của người thầy

Còn đây là kỷ niệm của ông Nguyễn Quốc Tuấn (Viện Nghiên cứu Tôn giáo).

Ông Tuấn cho biết năm 1991 ông trúng vào lớp nghiên cứu sinh để làm luận án tiến sĩ. “Chúng tôi được học nhiều chuyên đề nghiên cứu sinh, trong đó có môn của GS Trần Quốc Vượng dạy là Lịch sử văn hóa, đại cương văn hóa Việt Nam.

Vị giáo sư gọi sinh viên là các ông, các bà - Hình 2

GS Trần Quốc Vượng và đồng nghiệp

Video đang HOT

Thế là thầy dạy trò học say sưa, quên sự đời. Cuối môn GS Trần Quốc Vượng ra đề thi: “Hãy lấy một ví dụ trong văn hóa Việt Nam để chứng minh bản sắc văn hóa Việt Nam”. Tôi bắt tay làm một bài thi chưa từng có, vì thi nhưng được mang về nhà làm, và được tham khảo tài liệu thoải mái, miễn sao thuyết phục được thầy.

Tôi viết bài thi có tên “Thờ cúng thành hoàng làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ: Nhận thứ nguồn gốc”.

Bài thi dài dằng dặc, có dẫn tài liệu từ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Kiến Văn Tiểu Lục, Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí, Lĩnh Nam Chích Quái, Việt Điện U Linh, Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, các cuốn về nếp sống của Toan Ánh, bài của một số học giả Pháp… Thế rồi đem đến nộp.

Tôi đồ GS Trần Quốc Vượng nghĩ “bọn” này chắc là “chép lại” lời thầy, có tí thêm thắt gì đó (?), vì đề thi môn học rất mở.

Đọc bài thi của tôi xong, mấy hôm sau GS Trần Quốc Vượng đến cơ quan tôi lúc đó là Viện Văn hóa, hỏi lấy các chi tiết này ở đâu ra. Tôi trả lời ở sách ấy, sách ấy. Ông gật gật không nói gì. Nhưng ngạc nhiên hơn là ngay sau đó ông mang bài thi đưa ngay cho GS Từ Chi và ông Trần Lâm Biền, lúc đó là biên tập viên ở Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật và nói là nên đăng ngay trên tạp chí.

Rốt cuộc, năm 1992, bài thi của tôi được đăng trên tạp chí này, chia thành hai số, mang tên đúng như bài thi, trong số 1, số 2 năm 1992.

Vị giáo sư gọi sinh viên là các ông, các bà - Hình 3

GS Trần Quốc Vượng.

Cũng từ đó về sau, tôi được vinh hạnh được hầu chuyện ông, được đi điền dã cùng GS trên nhiều tuyến khác nhau. Tình cảm của ông dành cho tôi là vô lượng”.

Một học trò khác của GS Trần Quốc Vượng là chị Đỗ Thị Hương Thảo lại nhớ đến thầy với hình ảnh một vị giáo sư đáng kính, thông minh, sắc sảo với phong cách giảng dạy đại học “không theo thói thường”.

“Những ai đã may mắn được nghe GS. Trần Quốc Vượng giảng có lẽ không quên những buổi giảng bài mà có khi cả buổi sinh viên ngơ ngác không hiểu Thầy dạy nội dung cụ thể gì trong giáo trình mà toàn thấy Thầy dạy về các địa phương trong nước.

Không cần nghỉ giải lao, GS. Trần Quốc Vượng có thể nói say sưa hàng giờ trong mỗi buổi học về lịch sử, con người, văn hóa, chính trị, xã hội… của các vùng đất từ ải Nam Quan đến Cà Mau.

Nếu tinh ý, người học sẽ nhận ra những kiến thức, những thông điệp, những phương pháp nghiên cứu mà Ông tích lũy được suốt một đời làm nghiên cứu khoa học được chuyển tải thông qua những câu chuyện tưởng chừng không có liên quan mấy đến môn học” – chị Thảo nhớ lại.

“Những sinh viên năm thứ nhất khi học với Ông, luôn ấn tượng với công thức, dòng chữ ông viết hoa trên bảng ĐẠI HỌC = TỰ HỌC.

Ông là người được trời phú cho khả năng diễn thuyết, diễn trình rất có duyên. Khi Ông cất tiếng, cả hội trường hàng trăm người bị sức cuốn hút kỳ lạ đến không ngờ của một vị giáo sư thông minh, uyên bác.

Ông có thể dạy hàng giờ, rất lôi cuốn, truyền đạt cho sinh viên rất nhiều kiến thức nhưng để hiểu sâu sắc những điều ông dạy, buộc sinh viên phải động não trong quá trình học. Ông luôn có những câu hỏi bất ngờ trong giờ dạy, buộc sinh viên phải tư duy về những điều đang học. Ông khuyến khích sinh viên phải “biết cãi” – điều đó có nghĩa là ông khuyến khích tư duy phản biện trong khoa học xã hội. Không dễ để phản biện, muốn phản biện cần phải có hiểu biết rộng và sâu sắc”.

Một điều mà chị Thảo đặc biệt ghi nhớ là cách GS. Trần Quốc Vượng gọi sinh viên là “các ông, các bà” – rất lạ tai với nhiều sinh viên lần đầu mới học ông. Chị Thảo cho biết đây “cũng là cách Giáo sư nhắc nhở với người học rằng họ là những người đã trưởng thành, cần có tư duy độc lập, chứ không thuần túy là “học sinh cấp III lên cấp IV”".

Ông đã từng nói trong một bài phỏng vấn: “Nhiều học trò [của] tôi đã vượt Thầy”. Ông mừng với điều này và đây chính là điều Ông tâm nguyện và đi theo:

“Con hơn cha là nhà có phúc”

“Trò hơn Thầy đức nước càng dầy”

GSTrần Quốc Vượng (12/12/1934 – 8/8/2005) là một giáo sư, nhà sử học, nhà khảo cổ học Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp thủ khoa cùng với Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm năm 1956 ông được giữ lại làm cán bộ giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội).

Ông được xem là một trong “tứ trụ” “Lâm, Lê, Tấn, Vượng” (gồm các Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng) của sử học Việt Nam đương đại.

Theo Ngân Anh/Vietnamnet

Đại học Luật TP HCM: Bổ nhiệm GS, PGS là đúng luật

Trước khi trường đại học bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư thì cá nhân đó phải được Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư.

Việc ĐH Tôn Đức Thắng thực hiện tự bổ nhiệm chức danh giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) đang có nhiều luồng ý kiến khác nhau thì mới đây trên một trang mạng lại xuất hiện thông tin hiệu trưởng ĐH Luật TP HCM tự phong GS cho mình.

Trao đổi với phóng viên, GS.TS Mai Hồng Quỳ, Hiệu trưởng trường ĐH Luật TP HCM, khẳng định không nên nhầm lẫn giữa cách làm của hai trường, hai cách làm này hoàn toàn khác nhau về bản chất.

- Vậy hiện có các cách bổ nhiệm chức danh GS, PGS nào, thưa bà?

- Chung quy hiện có hai mô hình bổ nhiệm chức danh GS, PGS đang được áp dụng ở Việt Nam và ở nước ngoài. Mô hình 1 có một hội đồng cấp quốc gia xem xét chứng nhận những người đủ điều kiện làm GS, PGS; sau đó các trường ĐH sẽ lựa chọn bổ nhiệm những người này vào chức danh GS, PGS của trường mình. Đây cũng là mô hình Việt Nam đang áp dụng. Mô hình 2 thì hoàn toàn do trường ĐH tự quyết định, ví dụ như ở Mỹ.

Tại thời điểm này, văn bản pháp luật điều chỉnh việc công nhận đủ tiêu chuẩn và bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh PGS, GS ở Việt Nam là Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg). Vì vậy, dù có ủng hộ cái mới, ủng hộ việc nghiên cứu để sau này giao quyền tự chủ bổ nhiệm GS cho các trường thì ở thời điểm hiện nay trường ĐH nào tự quy định để tự công nhận và tự bổ nhiệm GS, PGS là làm sai quy định của pháp luật.

- Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc trao quyền tự bổ nhiệm GS, PGS cho các trường ĐH là phù hợp xu thế đổi mới, bà có ý kiến gì?

- Tôi nghĩ cần tách bạch hai vấn đề: Nhu cầu đổi mới cách thức bổ nhiệm GS, PGS và quy định đang có hiệu lực pháp luật về bổ nhiệm chức danh GS, PGS. Các ý kiến vừa qua thường nhìn vấn đề dưới một góc độ nào đó của nhu cầu đổi mới bổ nhiệm GS và kinh nghiệm ở nước ngoài chứ vẫn chưa phân tích kỹ quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn các cơ sở giáo dục ĐH ở Việt Nam.

Đại học Luật TP HCM: Bổ nhiệm GS, PGS là đúng luật - Hình 1

Việc bổ nhiệm GS, PGS hiện nay cần đổi mới nhưng không thể vì vậy mà làm sai luật. Ảnh: Pháp Luật TP HCM.

Nếu nói về nhu cầu đổi mới, cần trao quyền công nhận và bổ nhiệm GS cho các trường thì tôi cũng ủng hộ khi có các điều kiện chín muồi, mà tôi nghĩ cần thêm một thời gian nữa. Khi nào các trường ĐH của Việt Nam đã phát triển ở trình độ nhất định, có sự tự chủ gần như hoàn toàn, có chất lượng được nâng cao, có nhiều trường đạt trình độ quốc tế và có cơ chế tốt bảo vệ quyền lợi của người học... thì nên quy định trao quyền tự chủ công nhận và bổ nhiệm GS cho các trường ĐH thay cho cách làm hiện nay.

Còn xét dưới góc độ pháp luật hiện hành thì rõ ràng việc ĐH Tôn Đức Thắng tự cho mình quyền quyết định công nhận và bổ nhiệm GS, PGS là không đúng pháp luật về bổ nhiệm chức danh GS, PGS; cũng không đúng Quyết định số 158/QĐ-TTg của Thủ tướng về đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của ĐH Tôn Đức Thắng trong giai đoạn 2015-2017.

Tôi nghĩ họ đã hiểu không đầy đủ và chưa chính xác nguyên tắc công dân được làm những gì mà luật không cấm. Cần lưu ý rằng ĐH Tôn Đức Thắng là một đơn vị sự nghiệp công lập; hành vi ra quyết định công nhận và bổ nhiệm GS, PGS là một hành vi hành chính và hơn nữa cũng cần phải hiểu cho đúng thế nào là luật không cấm thì được làm.

- Gần đây, một trang mạng xã hội xuất hiện thông tin cho rằng hiệu trưởng ĐH Luật TP HCM đã ký quyết định bổ nhiệm chức danh GS cho mình, bà có thể nói rõ hơn về những "nghi vấn" này?

- Thông tin sai lệch này gây hiểu lầm, làm cho một số người tưởng rằng việc hiệu trưởng ĐH Luật TP HCM bổ nhiệm GS vào thời điểm năm 2012 cũng giống như cách làm của ĐH Tôn Đức Thắng hiện nay.

Cần phải nói rõ như thế này: Vào năm 2012 thì quy định có hiệu lực pháp luật liên quan đến việc công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS cũng như việc bổ nhiệm chức danh GS, PGS là Quyết định số 174 và Quyết định số 20 như đã đề cập ở phần trên.

Điều 17 (trình tự bổ nhiệm chức danh GS, PGS) của Quyết định số 174 (sửa đổi) quy định: Những người đã được Hội đồng Chức danh GS nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS có nguyện vọng được bổ nhiệm chức danh GS, PGS thì nộp hồ sơ tại cơ sở giáo dục ĐH.

Thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH căn cứ vào nhu cầu bổ nhiệm chức danh GS, PGS, đề nghị của khoa, bộ môn và ý kiến của hội đồng khoa học của cơ sở giáo dục ĐH để ra quyết định bổ nhiệm chức danh GS hoặc PGS cho các nhà giáo đã được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.

Tôi đã được Hội đồng Chức danh GS nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS trong Quyết định số 127 ngày 20/12/2012. Sau đó, theo đúng quy trình tại Điều 17 nói trên, nhà trường đã tiến hành đầy đủ thủ tục bổ nhiệm tôi vào chức danh GS và hai thầy giáo khác đạt tiêu chuẩn chức danh PGS vào chức danh PGS. Ngày 13/1/2013, với tư cách là hiệu trưởng, tôi đã ký quyết định bổ nhiệm.

Cũng xin lưu ý rằng theo đúng Điều 17 của Quyết định số 174 (sửa đổi) thì thủ trưởng cơ sở đào tạo phải ký quyết định bổ nhiệm chức danh GS, PGS; cho nên việc tôi ký bổ nhiệm ba người, trong đó có tôi vào chức danh GS, PGS là hoàn toàn đúng luật như các trường ĐH khác đã làm. Tôi nghĩ dù ai ký quyết định bổ nhiệm GS, PGS thì một căn cứ pháp lý không thể thiếu là quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của Hội đồng Chức danh GS nhà nước.

Không thể đ.ánh đồng

Sự khác biệt lớn nhất với ĐH Luật TP HCM là ĐH Tôn Đức Thắng bổ nhiệm một người vào chức danh GS mà không có quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS của Hội đồng Chức danh GS nhà nước.

Như vậy là không đúng pháp luật vì các quy định về công nhận và bổ nhiệm chức danh GS, PGS là áp dụng chung cho tất cả cơ sở giáo dục ĐH của Việt Nam; kể cả khi được thí điểm trao quyền tự chủ thì cũng không thấy có quy định nào cho phép ĐH Tôn Đức Thắng được tự quy định điều kiện GS, PGS và tự công nhận, tự bổ nhiệm GS, PGS.

Tóm lại, không thể đ.ánh đồng việc tự bổ nhiệm GS, PGS theo cách của ĐH Tôn Đức Thắng với việc công nhận, bổ nhiệm GS, PGS của ĐH Luật TP.HCM. Hai việc này khác nhau hoàn toàn về bản chất.

GS-TSMai Hồng Quỳ,Hiệu trưởng trường ĐH Luật TP HCM

Theo Nguyễn Phong/Pháp Luật TP HCM

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chồng thiếu gia của Midu cưng vợ ra mặt khi hẹn hò, lần đầu để lộ nhẫn cưới
17:51:07 07/07/2024
Diễn biến mới nhất drama Nam Thư: "Chính thất" bị mẹ chồng đổ lỗi, sẽ giao hết bằng chứng nếu ra toà
19:44:44 07/07/2024
Livestream tâm sự, Xoài Non "sượng trân" trước câu hỏi nhắc về chồng cũ
21:32:32 07/07/2024
Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tập 2 có lượt xem trực tiếp trên YouTube tăng gấp 10 lần, có thời điểm còn vượt qua show "đối thủ"
19:34:00 07/07/2024
Trước khi dính vào lùm xùm là "người thứ ba", Nam Thư thuê homestay tại Đà Lạt để làm gì?
18:04:37 07/07/2024
Tập 2 "Anh trai vượt ngàn chông gai": Ngô Thanh Vân đã xuất hiện, thần tượng 2 triệu fan được cả cõi mạng réo tên
18:00:25 07/07/2024
Hoàng Thùy đã căng: Đăng đàn ám chỉ ai đó bề ngoài tỏ ra thân thiết nhưng... thực chất bên trong nham hiểm
21:32:34 07/07/2024
Nữ minh tinh Giày Thủy Tinh gặp biến chứng đáng sợ hậu "dao kéo"
20:46:31 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đến Sài Gòn ai cũng thích mê 1 món súp: Mách bạn 7 địa chỉ chất lượng nhất!

Ẩm thực

23:26:54 07/07/2024
Để tìm một quán súp cua ở Sài Gòn thì không khó, nhưng dưới đây là 7 địa chỉ bán món súp trứ danh này chất lượng nhất!

Cây hài sân khấu: Dũng Nhí - Gian khổ vẫn không ngớt tiếng cười

Sao việt

23:18:16 07/07/2024
Diễn viên Dũng Nhí có thể xem là cây hài trẻ của cải lương dù anh không còn trẻ nữa và đã lăn lóc với nghề hơn 20 năm.

Bắt trend mùa hè cùng U15

Thời trang

23:16:53 07/07/2024
Hè là khoảng thời gian để bạn tha hồ mặc đẹp. Không cần cầu kỳ, chỉ cần năng động, khỏe khoắn và bắt đúng trend của tụi mình.

'Anh trai say hi' tập 4: Chơi đùa với lửa, nóng hơn sa mạc

Tv show

23:15:41 07/07/2024
Trong tập phát sóng mới nhất của chương trình Anh trai say hi , khán giả đã được chứng kiến những tiết mục cực kỳ n.óng b.ỏng với sân khấu dàn dựng hoành tráng, ấn tượng và đầy bất ngờ.

Fan mong Daesung hát bài gì tại concert ở Việt Nam?

Nhạc quốc tế

23:09:36 07/07/2024
Tin vui dành cho các bạn fan của Daesung, nhiều bài hát nổi tiếng gắn liền với BIGBANG đã được anh chàng đem đến các concert diễn ra trước đó.

Những điều kỳ lạ nhất định phải trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu

Du lịch

22:39:42 07/07/2024
Danh sách này tập hợp những điều kỳ lạ nhất mà bạn có thể trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu. Lễ hội trứng tráng khổng lồ (Bessières, Pháp)

Suzy kỷ niệm 14 năm gia nhập làng giải trí

Sao châu á

22:27:29 07/07/2024
Nữ thần tượng kiêm diễn viên chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ trên Instagram cá nhân và nhận được nhiều lời chúc mừng từ khán giả toàn cầu.

Bin đổ cho Riot "giúp" T1 dù lỗi hoàn toàn là "tự hủy"

Mọt game

22:09:20 07/07/2024
Trong cuộc đối đầu mới đây giữa hai đội Bilibili Gaming và T1 thuộc khuôn khổ Esports World Cup 2024, T1 đã giành chiến thắng với tỉ số 2-1.

Ngân Sát Thủ công khai tình mới kém 9 t.uổi

Netizen

21:14:01 07/07/2024
Hai người chia tay, bốn người tìm được hạnh phúc là mối quan hệ hiện tại mà dân tình thấy ở ViruSs và Ngân Sát Thủ.

Điều tra vụ việc chồng c.hết, vợ bị thương bất thường

Pháp luật

21:05:46 07/07/2024
Nghe tiếng cãi vã, kêu la bất thường vào lúc rạng sáng, một số người dân ở kế bên vội vã chạy đến nhà riêng của vợ chồng ông Nguyễn Văn H để can thiệp, thì phát hiện ông H đã t.ử v.ong, còn người vợ bị thương.