Vì đâu tỷ giá và lãi suất cùng nắm tay nhau tăng ngay tháng đầu năm?
Mặt bằng lãi suất và tỷ giá đã tăng khá nhanh ngay từ tháng đầu năm 2019 này. Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Các nhà đầu tư có nên lo lắng trước diễn biến trên?
tỷ giá tăng hơn 2,5 lần so với mức tăng của tháng 1/2018
Nhìn về cách đây 1 năm, nếu như cả 3 tháng đầu năm 2018 tỷ giá trung tâmUSD/VNĐ chỉ tăng có 33 đồng, tương ứng 0,15%, riêng tháng 1/2018 chỉ tăng thêm 0,16 đồng, thì ngay từ tháng 1 năm nay, ngân hàng Nhà nước ( NHNN) đã chủ động tăng tỷ giá trung tâm 42 đồng, tương đương 0,18%. Tính đến ngày 31/1/2019, tỷ giá trung tâm đang nằm tại 22.868 đồng, theo đó mức sàn và trần theo quy định tương ứng nằm tại 22.182 đồng và 23.554 đồng.
Tương tự, Sở giao dịch NHNN cũng tăng giá mua vào USD thêm 500 đồng, lên 23.200 đồng ngay từ ngày 2/1/2019, ngày làm việc đầu năm, trong khi giá ra cũng tăng thêm 44 đồng theo diễn biến của tỷ giá trung tâm.
Có khá nhiều nguyên nhân lý giải cho hành động tăng nhanh tỷ giá chính thức của NHNN, dù cung cầu ngoại tệ trên thị trường vẫn khá cân bằng, thậm chí cung còn có dấu hiệu vượt trội. Thật vậy, nguồn cung ngoại tệ từ đầu tư và kiều hối đổ về khá nhanh trong giai đoạn cao điểm này, cũng như dòng tiền trả nợ các khoản vay ngoại tệ của các doanh nghiệp. Nhìn trên thị trường quốc tế, đồng USD cũng không biến động quá mạnh trong cùng thời gian trên, do đó ảnh hưởng lên tỷ giá trong nước cũng không phải quá lớn.
Đầu tiên, theo như chia sẻ của NHNN, việc tăng mạnh tỷ giá trung tâm cũng như giá mua vào nhằm đẩy mạnh việc mua vào ngoại tệ trở lại trong tình hình thị trường đang có nguồn ngoại tệ khá dồi dào, sau khi nhà điều hành đã bán ra một lượng khá lớn trong những tháng cuối năm 2018 trên thị trường giao ngay, cũng như thị trường kỳ hạn mà đã đáo hạn vào tháng 1 vừa qua. Theo phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 1 vừa qua, Việt Nam đã mua hơn 4 tỷ USD dự trữ ngoại hối chỉ trong tháng đầu năm nay.
Thứ hai là việc chủ động giảm giá tiền đồng từ đầu năm để cân bằng phần nào giá trị với các đồng ngoại tệ khác, khi mà trong năm 2018 vừa qua, nhiều đồng tiền của các nước khu vực đã phá giá rất mạnh so với USD, trong khi VNĐ cả năm chỉ mất giá 1,78%, trên thị trường tự do cũng chỉ giảm 2,5%, khiến vô hình trung tiền đồng bị tăng giá khá mạnh so với các ngoại tệ khác như nhân dân tệ, dẫn đến hàng Việt Nam mất đi phần nào lợi thế cạnh tranh, cũng như ảnh hưởng đến một số lĩnh vực khác.
Thứ ba là việc tăng nhanh tỷ giá ngay từ đầu năm giúp NHNN có thể trải đều mức điều chỉnh qua các tháng trong năm, tránh trường hợp như năm 2018 giai đoạn đầu năm tăng quá thấp dẫn đến những tháng cuối năm hạn mức điều chỉnh tuy còn rất lớn nhưng lại không thể sử dụng, vì có thể gây ra mức tăng mạnh đột ngột và làm sốc thị trường, ảnh hưởng lên tâm lý giới đầu tư.
Video đang HOT
Tỷ giá trung tâm trong tháng 1 tăng khá nhanh
lãi suất cũng không chịu ngồi yên
Trước diễn biến giảm giá của tiền đồng, mặt bằng lãi suất trong tháng đầu năm nay cũng khó lòng ngồi yên, nhất là khi thanh khoản đang căng thẳng trong giai đoạn cao điểm cuối năm. Thống kê cho thấy đã có ít nhất hơn 10 ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất trong tháng đầu năm nay, trong đó có 2 ngân hàng tăng đến 2 lần.
Đặc biệt, trong tình hình lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 6 tháng vẫn bị khống chế ở mức trần 5,5%, các ngân hàng đã tập trung tăng lãi suất ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, cũng như các kỳ hạn dài, nhằm tăng cường nguồn vốn trung dài hạn, nhất là khi tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn đã chính thức giảm từ 45% về chỉ còn 40% kể từ đầu năm nay. Chẳng những vậy, các ngân hàng còn tích cực phát hành chứng chỉ tiền gửi ngay từ đầu năm.
Tuy nhiên, thanh khoản vẫn là yếu tố gây áp lực lên lãi suất trong thời điểm này. Thống kê cho thấy trong 3 tuần giữa tháng 1, NHNN đã bơm ròng gần 70 nghìn tỷ đồng trên thị trường mở, sau khi đã hút ròng đến 46,7 nghìn tỷ đồng trong tuần đầu tiên của tháng 1 để trung hòa lượng tiền đã bơm ròng trong những ngày cuối năm 2018.
Chưa dừng lại ở đó, thông qua kênh mua ngoại tệ, có thể thấy nhà điều hành cũng đã bơm ròng ít nhất 92,8 nghìn tỷ đồng chỉ riêng tháng 1 vừa qua. Như vậy, lượng thanh khoản tiền đồng mà NHNN đã cung ứng cho thị trường là rất lớn, nhằm giải tỏa phần nào áp lực căng thẳng tại các ngân hàng.
Một dấu hiệu khác nữa thể hiện căng cứng về thanh khoản là lãi suất trên thị trường 2 cũng tăng mạnh, trong đó lãi suất qua đêm đã vọt lên trên 5%. Cập nhật gần nhất đến ngày 30/1, lãi suất qua đêm vẫn đang ở mức cao 5,19%, các kỳ hạn từ 1 tuần đến 3 tháng cũng đều trên 5%. Đáng lưu ý là kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng cũng đã leo lên trên mốc 6%, nằm tương ứng tại 6,35% và 6,04%.
Dù vậy, những mức biến động như trên vẫn được xem là trong tầm kiểm soát, và nhà điều hành vẫn đang ở thế chủ động chứ không phải do áp lực từ thị trường. Vì vậy, theo các chuyên gia, các nhà đầu tư không quá lo lắng.
Theo thegioitiepthi.vn
Hơn 47 nghìn tỷ đồng vừa được NHNN bơm ròng vào thị trường
Báo cáo của BVSC cho biết, trong tuần từ 21/1 - 25/1/2019, NHNN đã tích cực bơm ròng nhằm hỗ trợ thanh khoản của hệ thống trong những ngày cận Tết Nguyên Đán. Ngoài ra, số liệu của BVSC cũng cho thấy Kho bạc Nhà nước đã hoàn thành 81,2% kế hoạch phát hành trái phiếu năm 2018.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
NHNN bơm mới 100.336 tỷ đồng qua kênh OMO
Trích dẫn số liệu từ Bloomberg, báo cáo của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho thấy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thực hiện bơm ròng 47.521 tỷ đồng tỷ đồng qua kênh thị trưởng mở (OMO). Cụ thể, NHNN đã thực hiện bơm mới 100.336 tỷ đồng, trong khi đó, lượng vốn đáo hạn qua kênh này đạt 52.815 tỷ đồng.
Đối với kênh tín phiếu, NHNN đã không có hoạt động phát hành tín phiếu mới trong khi lượng vốn đáo hạn qua kênh này là 0 đồng. Tổng hợp hai kênh OMO và tín phiếu, NHNN đã bơm ròng 47.521 tỷ đồng vào thị trường.
"Chúng tôi nhận định trong khoảng thời gian từ nay đến hết Tết Nguyên Đán, thanh khoản hệ thống sẽ vẫn trong tình trạng chịu áp lực và tại một số thời điểm và có thể vẫn cần sự hỗ trợ nhất định từ nhà điều hành" - các chuyên gia của BVSC cho hay.
Được biết, nhu cầu tiền mặt thường tăng cao vào những tuần giáp Tết Nguyên Đán để phục vụ cho các nhu cầu mua sắm, du lịch.
Một dấu hiệu khác cho thấy nhu cầu tiền mặt gia tăng là diễn biến mặt bằng lãi suất liên ngân hàng, đặc biệt là kỳ hạn qua đêm. Trong tuần từ 21/1 - 25/1/2019, lãi suất trung bình kỳ hạn qua đêm đã tăng nhẹ 0,02%, đạt mức 4,45%/năm.
Cũng trong tuần qua, tỷ giá giao dịch trung bình tại các ngân hàng thương mại có xu hướng tăng nhẹ (4,6 đồng) so với tuần trước đó, đạt mức 23.196,4 VND/USD. Trong khi đó, tỷ giá trung tâm có bước tăng 24,4 đồng, đạt mức 22.876,6 VND/USD.
Năm 2018, KBNN đã hoàn thành 81,2% kế hoạch phát hành
Trong tuần từ 21/1 - 25/1/2019, Kho Bạc Nhà nước (KBNN) đã tổ chức gọi thầu đối với ba loại kỳ hạn: 7 năm, 15 năm và 30 năm với khối lượng gọi thầu lần lượt là: 2.000 tỷ đồng; 3.000 tỷ đồng và 500 tỷ đồng.
Khối lượng đặt thầu đối với các loại trái phiếu trên đều cao hơn gấp nhiều lần giá trị gọi thầu.
Đối với kỳ hạn 7 năm, lượng đặt thầu gấp 2,86 lần giá trị gọi thầu. Tỷ lệ trúng thầu đạt tới 65% với mức lãi suất 4,17%/năm (giảm 0,18% so với lần trúng thầu gần nhất).
Đối với kỳ hạn 15 năm, lượng đặt thầu gấp 3,18 lần giá trị gọi thầu. Tỷ lệ trúng thầu đạt 100% với mức lại suất 5,12%/năm (giảm 0,02% so với lần trúng thầu gần nhất).
Đối vời kỳ hạn 30 năm, lượng đặt thầu gấp 5,23 lần giá trị gọi thầu. Tỷ lệ trúng thầu đạt 79% với mức lãi suất 5,8%/năm (tăng 0,38% so với lần trúng thầu gần nhất).
Theo thống kê của BVSC, tính chung cả năm 2018, KBNN đã hoàn thành tới 81,2% kế hoạch phát hành. Dự kiến trong tuần từ 28/1 - 31/1/2019, KBNN sẽ thực hiện gọi thầu 4.500 tỷ đồng đối với kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 20 năm./.
Theo viettimes.vn
Lãi suất tăng: Bước vào 2019, canh cánh 1 nỗi lo Lãi suất huy động tăng nóng và đồng loạt dịp cuối 2018 kéo theo những lo ngại về lãi suất cho vay trong năm nay Lo ngại chuyện lãi suất Mới đây, chị Trần Bảo Ngọc quyết định bán căn hộ thứ ba của mình để tất khoản cho khoản nợ 2 tỷ đồng khi vay mua căn hộ thứ hai vì lo...