Vì đâu mà chữ viết của thầy và trò hiện nay thường rất xấu?
Việc rèn luyện chữ viết cũng là điều rất cần thiết đối với mỗi con người, nhất là khi các em học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
Là một giáo viên dạy Ngữ văn nên hàng năm chúng tôi phải chấm hàng nghìn bài kiểm tra của học trò, kể cả bài kiểm tra định kì, kiểm tra thường xuyên hay chấm thi tuyển sinh 10…
Những buồn vui trên những trang viết của học trò có rất nhiều, nhưng điều khiến chúng tôi buồn nhất là phần lớn các bài kiểm tra của các em thời nay có chữ viết quá xấu. Nhiều bài kiểm tra mà thầy cô đọc không được, chúng tôi phải đọc từ đứng trước, từ đứng sau mới đoán được từ đứng ở giữa.
Một bộ phận thầy cô và học trò hiện nay chưa chú trọng khi viết chữ (Ảnh minh hoa: VTV.vn)
Nói thật lòng, những bài văn mà chữ quá xấu thường khó chiếm được cảm tình của người chấm và dĩ nhiên là điểm kiểm tra của các em cũng thường thấp. Bởi đối với môn Ngữ văn thì ngoài nội dung bài viết luôn yêu cầu cả phần hình thức trình bày.
Chuyện học sinh viết chữ xấu dĩ nhiên có rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Có thể là các em khi còn nhỏ tuổi đã được cha mẹ cho cầm bút để tập viết sớm, cũng có thể khi các em học Tiểu học thì thầy cô kèm cặp chưa sát sao, chưa hướng dẫn kỹ lưỡng cách cầm bút, hướng dẫn tư thế ngồi một cách cặn kẽ bởi lớp học thường rất đông.
Hoặc cũng có thể là chữ viết mẫu của một số thầy cô dạy Tiểu học ở trên bảng chưa đẹp nên học trò không học hỏi, bắt chước được. Và cả nguyên nhân các em được viết bút bi quá sớm để rồi sau này hình thành một thói quen từ những ngày đầu tiên được cắp sách tới trường.
Chúng ta đều biết, để hình thành thói quen cho học trò thì chữ viết trên bảng của giáo viên dù ở cấp học nào cũng quan trọng nhưng quan trọng nhất là các thầy cô đang dạy Tiểu học bởi vì lúc này học sinh mới bắt đầu làm quen với chữ viết.
Chuyện viết đúng, viết sai, viết đẹp, viết xấu của người thầy sẽ hình thành thói quen cho học sinh ngay từ cấp Tiểu học. Nếu thầy cô chú trọng trong dạy dỗ, viết bảng, chữa lỗi trên bài kiểm tra, trên vở học trò thì các em sẽ có một thói quen tốt sau này.
Video đang HOT
Vì thế, nhiều thầy cô giáo hiện nay chưa chú trọng vào chữ viết trên bảng. Nhiều thầy cô quan niệm là học sinh lớn rồi nên cứ viết một cách cẩu thả. Chữ của một số thầy cô đã xấu lại còn viết tắt, viết kí hiệu, thậm chí là có thầy cô còn viết sai cả chính tả trên bảng.Tuy nhiên, từ cấp Trung học cơ sở trở lên thì đa phần các thầy cô không còn chú trọng chữ viết ở trên bảng, chữ viết trong bài kiểm tra thì cũng chỉ có giáo viên dạy Văn còn chú trọng.
Hàng năm, khi gác kiểm tra học kỳ, đọc những đề bài do thầy cô ra mà lỗi chính tả trong các đề kiểm tra vẫn còn. Trong khi, đối với người thầy thì đó là điều tối kị, chỉ tiếc một số thầy cô giáo chưa chú trọng và làm tốt được điều này.
Vẫn biết, thời đại ngày nay thì chuyện viết chữ đẹp không được mọi người coi trọng bằng trước đây bởi máy móc đã thay thế những nét chữ của con người trong mọi văn bản. Muốn viết kiểu chữ nào thì chúng ta cứ việc mặc định kiểu chữ trên máy tính sẽ có kiểu chữ đó.
Thế nhưng, với người thầy thì việc bắt buộc là hàng ngày phải giảng, phải viết trước học trò của mình. Những thầy cô trình bày bảng sạch sẽ, chữ viết đẹp, viết đúng chắc chắn sẽ chiếm được cảm tình với học trò của mình. Điều quan trọng hơn nữa là hình thành sự cẩn thận cho các em sau này.
Việc hướng học sinh viết đẹp, viết đúng cần sự chung tay từ nhiều người. Khi các em còn quá nhỏ, cha mẹ đừng tham cho các em cầm bút quá sớm. Nếu muốn, hãy cho các em cầm bút chì để có thể vẽ những gì các em thích.
Chuyện dạy chữ, nếu cha mẹ không có chuyên môn thì cũng đừng nóng lòng cho con mình viết sớm làm gì. Hãy để các em khi đủ tuổi đến trường, thầy cô sẽ hướng dẫn các kỹ năng cần thiết như cách cầm bút, tư thế ngồi để các em uốn nắn từng nét chữ đầu tiên một cách khoa học nhất.
Khi chấm bài kiểm tra cho học trò, nếu thầy cô phê, nhận xét vào bài viết cũng cần phê những câu văn có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và phải viết cho học sinh đọc được.Đối với thầy cô, dù ở cấp học nào thì khi đã theo nghiệp sư phạm cũng cần chú ý khâu trình bày bảng một cách cẩn thận.
Bởi, có nhiều thầy cô phê vào bài kiểm tra của học trò mà học trò đọc mãi chẳng biết thầy cô phê chữ gì.
Thực tế, những bài viết Văn của học trò hiện nay có chữ đẹp là rất hiếm gặp, chỉ cần gặp một số bài viết mà chữ sạch sẽ về hình thức là thầy cô cũng đã thích thú lắm rồi.
Dù ai cũng biết, chữ viết xấu không phải là một thảm họa đối với mỗi con người. Nhưng, chắc chắn một điều người có chữ viết đẹp phải là người cẩn thận, chú trọng công việc học tập ngay từ nhỏ.
Chúng ta nhìn vào chữ viết của phần lớn những người được đào tạo trước đây sẽ thầy họ viết chữ rất đẹp, nét chữ cứng cáp và đầy đủ nét. Nhất là qua những nét chữ, người đọc có thể đoán được tính cách của mỗi con người.
Bây giờ, chữ của học trò đa phần đều xấu như nhau. Thầy cô chấm Văn mà nhiều khi cả lớp chẳng có em nào viết chữ tạm được chứ chưa nói là chữ đẹp.
Có lẽ, dù phương tiện kỹ thuật có hỗ trợ con người đến đâu đi chăng nữa thì chúng ta cũng đều phải có những lúc phải viết, phải trình bày văn bản khi cần thiết. Vì vậy, việc rèn luyện chữ viết cũng là điều rất cần thiết đối với mỗi con người, nhất là khi các em học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường.
NHẬT DUY
Theo giadinh.net
Thầy giáo có tâm nhất quả đất: Ngồi chênh vênh 3 tầng làm flycam chụp ảnh cho học sinh
Hành động dũng cảm của thầy giáo tuy khiến học sinh trong trường xúc động nhưng cũng làm không ít dân mạng hết hồn vì sợ thầy không may té ngã sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.
Thời đi học có được người thầy giáo hiền lành, quan tâm đến tính khí thất thường của học sinh là điều ai cũng muốn. Cư dân mạng không khỏi trầm trồ trước những thầy giáo cực có tâm, thay đổi bài giảng liên tục để học sinh có hứng thú, trong tiết tổ chức nhiều trò vui hay thậm chí không ngại khổ đi lao động, căng bạt tránh nóng cho học trò. Có giáo viên vừa là thầy vừa là bạn sẽ giúp những ngày đi học bớt "khó thở" hơn và lũ học trò cũng không phải thầm mong một ngày nào trường tự nhiên sập hay lũ cuốn phăng trường đi.
Có một người thầy cũng dễ thương như vậy vừa được dân mạng lùng ra.Trời nắng nóng tháng sáu đổ lửa, thầy tình nguyện căng bạt cho học sinh trú nóng. Không chỉ quan tâm học trò, thầy còn rất có máu liều khi tình nguyện ngồi chênh vênh trên giàn giáo độ cao ngang 3 tầng lầu để chụp những bức ảnh toàn cảnh cho học sinh. Hành động của thầy dĩ nhiên đi vào câu chuyện huyền thoại của trường nhưng lại khiến không ít dân mạng rùng mình vì sợ thầy không may té thì ảnh đẹp đến mấy cũng bỏ đi hết.
Thầy giáo tình nguyện ngồi chênh vênh trên giàn giáo cao 3 tầng lầu để chụp toàn cảnh học sinh. (Ảnh: Mỹ Duyên)
Được biết, thầy giáo có máu liều vô cùng trong câu chuyện là thầy Trần Lê Anh Tuấn, vừa là giáo viên dạy Ngữ văn vừa là trợ lý đoàn thanh niên trường THPT Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Thầy được học sinh nhận xét là người thân thiện, dễ gần, đa số học sinh cả ba khối trong trường đều quý thầy.
Liên hệ với bạn Mỹ Duyên, cựu học sinh lớp 12N4 của trường chia sẻ: " Câu chuyện "leocam" đó có lẽ là một huyền thoại. Đã là học sinh trường mình 2 - 3 năm trước đây chắc chắn sẽ biết câu chuyện này. Cứ vào dịp lễ là thầy lại leo lên giàn giáo để căng bạt che nắng cho tụi mình. Việc này nguy hiểm lắm, có lần mình và mấy bạn học sinh xém rớt tim khi đứng dưới nhìn lên thì "keng" một cái là cái bạt rớt, chỉ sợ thầy mình rơi xuống. Ngày xưa công nghệ chưa phát triển, thầy còn tình nguyện leo lên giàn giáo cao 3 tầng để chụp flycam cho tụi mình. Biết là nguy hiểm nhưng mặc cho tụi mình nhắc, thầy vẫn tiếp tục làm vì thương lũ học trò quá. Bây giờ có nhiều bạn cựu học sinh về hỗ trợ nên thầy không phải làm "leocam" như xưa nữa".
Chân dung thầy giáo Trần Lê Anh Tuấn đang gây sốt cộng đồng mạng. (Ảnh: Mỹ Duyên)
Thầy là người thân thiện và dễ gần, quan tâm không chỉ việc học mà còn tâm lý các bạn học sinh trong trường. (Ảnh: Trịnh Hoàng Dương)
Ngay sau khi được đăng tải, bài viết đã thu về nhiều bình luận trái chiều từ cộng đồng mạng. Phần lớn đều cảm phục trước tấm lòng của thầy Tuấn dành cho học trò nhưng cũng không ít người ái ngại, việc trèo cao như vậy có thể ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng và mong thầy sẽ giữ gìn sức khỏe hơn trong tương lai.
" Lại nhớ đến thầy giáo trường mình năm cấp 1 cũng leo lên cột cờ làm flycam, nghĩ lại thấy nguy hiểm và thầy liều quá", bạn Thảo Vy bình luận.
" Người thầy có tâm với học trò quá đi, mà không biết ngày xưa thầy có từng làm thợ xây không mà giờ thầy trèo giàn giáo giỏi quá!", bạn Hoàn An chia sẻ.
" Cách đây một tuần có về gặp thầy nói chuyện mới thấy thầy dành cả tâm huyết của mình cho học sinh, lo lắng cho các bạn rất nhiều từ những câu lạc bộ mới thành lập cho đến ngày lễ khai giảng... Nghĩ lại thấy hãnh diện về người thầy trường mình", bạn Nguyễn Anh chia sẻ.
" Biết là thầy muốn tốt cho học sinh nhưng leo thế này thì nguy hiểm quá, nếu thầy có té ngã học sinh ân hận cả đời cũng không hết. Mong các bạn học sinh sẽ hỗ trợ thầy nhiều hơn để thầy không phải leo trèo như thế này", bạn Kim Phụng bình luận.
Theo Helino
Kinh nghiệm giúp sân thượng hoa hồng nở rực rỡ, ngát hương của cô giáo dạy Văn ở Nha Trang Khoảng sân thượng nhỏ xinh của gia đình chị Nha Trang gần một năm nay luôn ngát hương, rực rỡ của hơn 50 chậu hồng nhờ kinh nghiệm mà chị không ngừng học hỏi, tích lũy được từ những người trồng hoa. Chị Trang hiện đang là giáo viên dạy Ngữ văn tại Nha Trang. Vốn là một người yêu hoa nên ngoài...