Vì đâu con phải gặm bánh mì, ăn tạm xôi cho kịp học thêm?
Điểm số các con đạt được hôm nay không thể nói hộ tương lai trẻ sau này. Thế nhưng nhiều phụ huynh cứ biến con thành ‘ ngựa đua’, bắt con chạy theo đểm 9, 10, vào trường chuyên lớp chọn…
Giờ ra về của một lớp học thêm THPT tại một điểm dạy trên địa bàn Q.3, TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG
1. Mỗi lần đến nhà anh chị chơi, rất hiếm khi tôi thấy các cháu – một đứa học lớp 6, một đứa học mẫu giáo, ở nhà. Trong câu chuyện với tôi, chị nói nhiều đến việc học hành của con, về điểm số…
Tôi thắc mắc sao cháu nhỏ mới 5 tuổi đã phải tuần 3 buổi đi học thêm tiếng Anh? Chị giải thích: “Nếu không học thêm, chị sợ cháu không theo được các bạn. Trẻ con bây giờ 2 tuổi đã phải đi học thêm rồi”.
Tôi chỉ biết thở dài với sự vất vả của cháu, ngồi trên xe hơn chục cây số từ quận Long Biên sang quận Thanh Xuân học thêm. Ngoài tiếng Anh, cháu còn phải học làm toán, học lớp viết chữ đẹp, học lớp kỹ năng sống cho trẻ…
Nhiều hôm tôi thắc mắc: “Sao chị cho cháu đi học nhiều thế?”. Chị bảo: “Thời buổi này trẻ phải học nhiều kỹ năng để tránh bị tăng động, bị trầm cảm, tự kỷ”.
Chị nói thế nhưng rõ ràng cháu tôi rất ít khi được tham gia hoạt động trong gia đình, không được nghỉ ngơi cuối tuần, buổi tối cũng phải học. Vậy thì kỹ năng ở đâu ra? Cháu muốn ngồi chơi với cô chú cũng bị mẹ nhắc: “Con lên phòng học đi”.
2. Chuyện khác, con gái một đồng nghiệp của tôi đã 17 tuổi rồi nhưng vẫn làm nũng mẹ. Có khách đến chơi, cháu vẫn ăn vạ nếu không được đáp ứng yêu cầu của mình.
Không chỉ vậy, trong khi các cô, các bác vào bếp nấu nướng, cháu vẫn ngoài cuộc, không phụ giúp nhặt rau, dọn bàn ăn, rửa bát.
Video đang HOT
Tôi ái ngại: “Sao bạn chiều con quá vậy?”. Bạn tôi gạt đi: “Nhà có mỗi cô con gái, không chiều nó thì chiều ai? Mình quần quật làm việc cũng là lo cho tương lai của con”. Bạn còn thêm: “Chỗ của nó là ở bàn học, dưới bếp không có việc gì cho nó cả”.
Theo những gì tôi quan sát, chính phụ huynh đã và đang giành phần việc với con, vô tình đẩy con vào cái thế “không biết gì”. Điều này ai cũng nhìn thấy nhưng không chịu hiểu.
3. Thực tế, trẻ con hiện nay nói là học nhiều nhưng chủ yếu làm bài tập và học thêm. Vì thế khi ra đời, nhiều em cảm thấy bị sốc, hụt hẫng và không đứng vững trên đôi chân của mình.
Có đôi lúc tôi tự hỏi: “Liệu kiến thức các con dung nạp để phục vụ cuộc sống sau này được bao nhiêu từ những buổi đi học thêm lẫn làm bài tập miệt mài ở nhà?”.
Từng sống ở nước ngoài nhiều năm, tôi cảm nhận trẻ con và phụ huynh ở Việt Nam khác nước ngoài rất nhiều.
Nếu như các bạn trẻ nước ngoài đạt điểm cao, họ xem đó là chuyện bình thường thì ở Việt Nam, đó là một thành quả lớn lao. Đáng nói, trẻ con hiện nay nói là học nhiều nhưng thực ra hỏi về những vấn đề xã hội thì mù tịt, lơ mơ.
Có lẽ phụ huynh nên nhìn nhận lại khái niệm học của con. Các con cần trưởng thành trong một thế giới tự lập thật sự.
Các con có thể không cần biết nhiều về những điều xa xôi nhưng đến những việc cơ bản như tự dọn phòng riêng, giúp mẹ vào bếp, đổ rác, rửa rau cũng không làm được thì có lẽ chúng ta nên nhìn lại tiêu chí của sự trưởng thành.
Tôi cho rằng sự hiểu biết của trẻ không phải là giải các bài toán, viết những bài văn hay, mà ở việc trẻ đề ra và thực hiện các kế hoạch cho tương lai của mình. Nhưng rõ ràng điều này trẻ đã để phụ huynh làm thay rồi còn đâu?
Điểm số các con đạt được hôm nay không thể nói hộ tương lai trẻ sau này. Thế nhưng nhiều phụ huynh cứ biến con thành ‘ngựa đua’.
Chúng cứ mải miết chạy theo những mốc học tập, rồi vượt cấp, rồi vào trường chuyên lớp chọn, rồi vào đại học và không ít em thất nghiệp nếu không có sự can thiệp, giúp đỡ của cha mẹ.
Vì đâu trẻ đang không được quyền lớn lên, quyền tự quyết, quyền được trưởng thành? Vì đâu trẻ phải gặm chiếc bánh mì hoặc ăn tạm gói xôi cho kịp giờ đến lớp học thêm?
Và, đến bao giờ các con mới hết khổ vì điểm số?
Theo tuoitre.vn
Vui học cùng robot
Sau giờ học trên lớp, nhiều em học sinh thay vì căng thẳng chạy theo các lớp học thêm thì được phụ huynh chở đến Trung tâm Vườn sáng tạo (Quận 3, TPHCM) vào những ngày cuối tuần. Đây là không gian học tập trải nghiệm mang đến cho các em những kiến thức và cơ hội thực hành thú vị cùng với robot.
Anh Lê Đình Phong, sáng lập và quản lý Vườn sáng tạo
Tâm huyết của những kỹ sư trẻ
Tốt nghiệp ngành Robotics tại ĐH Bách Khoa TPHCM và có thời gian khá dài tu nghiệp, lấy bằng Tiến sĩ chuyên ngành tại ĐH Kyung Hee và Viện Khoa học - Công nghệ Hàn Quốc, anh Lê Đình Phong không lựa chọn ở lại làm việc cho nước sở tại mà quay về TPHCM, cùng những kỹ sư trẻ khác thành lập và điều hành Trung tâm Vườn sáng tạo.
Với tâm huyết và sức trẻ, tháng 6 năm 2016, nhóm kỹ sư của anh Phong thành lập Trung tâm. Vườn sáng tạo mở ra cơ hội cho các em học sinh - sinh viên cùng nhau tiếp cận việc lắp ráp và điều khiển robot, điều này giúp các em nâng cao các khả năng làm việc theo nhóm, cùng hợp tác và giải quyết các vấn đề bên cạnh những kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, và toán học. Đặc biệt, các em không chỉ được làm quen với phần mềm điều khiển robot có sẵn mà còn được học về lập trình, nền tảng cơ bản để các em tự phát triển các chương trình điều khiển robot của mình trong tương lai.
Hiện tại, Vườn sáng tạo xây dựng trang thiết bị học tập hiện đại, giáo án dạy học cập nhật liên tục để phù hợp với từng em học sinh, kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm khoa học. Thời gian tổ chức các buổi học thường diễn ra vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần, quy tụ hàng trăm lượt học sinh, nhất là học sinh trung học cơ sở.
Nhóm học sinh cùng nhau thực hành robot
Chương trình học sáng tạo và mới lạ
Vườn sáng tạo có ba chương trình học tùy vào độ tuổi của trẻ, bao gồm Chương trình Lập trình và lắp ráp robot Wedo 2.0 (dành cho trẻ 6 - 9 tuổi), Chương trình Lập trình và lắp ráp robot Mindstorm EV3 (dành cho trẻ 10 - 15 tuổi), Chương trình học lập trình vi điều khiển Arduino (dành cho học sinh trên 15 tuổi).
Chương trình "Lập trình và robot WeDo 2.0" dành cho các học sinh từ 6 đến 9 tuổi. Chương trình gồm có 3 module mang tính kế thừa nhau. Trong mỗi module các em đều được học lập trình và các cơ cấu robot. Các khái niệm lập trình được học qua các trò chơi giúp các em phát triển tư duy logic. Các em học lắp ráp các cơ cấu khác nhau của robot như cơ cấu bước, quét, nâng... Ngoài ra các em còn học lập trình cho robot với động cơ, cảm biến.
Theo anh Lê Đình Phong, các em sẽ được học ngôn ngữ lập trình Scratch của MIT trên máy tính và chơi với bộ Lego Wedo 2.0. "Suốt 12 buổi học, mỗi buổi dài 2 tiếng, các em sẽ làm quen với khái niệm giải thuật, chương trình máy tính. Đồng thời, các em còn được sử dụng công cụ Scratch điều khiển chuyển động của các nhân vật trong một hệ trục tọa độ, vẽ các hình vẽ và tạo một câu chuyện đơn giản. Đối với môn robot, các em sẽ được học lắp ráp và lập trình robot với các cơ cấu như bánh răng, bánh xe, bước", anh Phong nói.
Khóa học liên quan tới robot Mindstorm EV3 dành cho trẻ từ 10 - 15 tuổi cũng tương tự nhưng yêu cầu về độ khó cao hơn. Tuy nhiên, anh Phong cho rằng các khái niệm trong lập trình được giải thích một cách trực quan, sinh động từ các tình huống trong cuộc sống hàng ngày mà các em có thể quan sát được. Đối với chương trình này, các em sẽ được học sâu về cảm biến, sử dụng biến số lập trình game và nhiều kỹ thuật phức tạp hơn đối với một robot. Anh Phong còn cho biết, ở module cuối cùng tên Robot, các em có cơ hội tiếp xúc với lập trình của game Flappy Bird rất nổi tiếng.
Chương trình cao cấp nhất, độ khó cao nhất dành cho học sinh cuối cấp THCS và cấp THPT ở Vườn sáng tạo là "Học lập trình qua Arduino". Anh Lê Đình Phong giới thiệu vi điều khiển Arduino là vi được hỗ trợ rất nhiều bởi các cộng đồng khoa học kỹ thuật trên thế giới. Nhiều ứng dụng lý thú dựa trên Arduino đã được cung cấp miễn phí trên các diễn đàn khoa học kỹ thuật trong nước cũng như trên thế giới và hầu hết các sản phẩm trong nhiều cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật dành cho học sinh, sinh viên gần đây cũng được xây dựng trên con vi xử lý này.
Theo TS Võ Thị Lưu Hương, giảng viên tại trung tâm, qua khóa học này, học sinh sẽ học được căn bản về ngôn ngữ lập trình C thông qua lập trình trên con vi xử lý Arduino. Sử dụng bộ kit Arduino của Vườn sáng tạo, học sinh sẽ được làm quen với vi điều khiển, các linh kiện điện tử như các loại cảm biến, nút bấm, biến trở, LCD, led 7 đoạn,... Hơn nữa, trong khóa học, học sinh sẽ xây dựng các ứng dụng thực tiễn có thể áp dụng trong cuộc sống như tưới cây tự động, đèn thông minh, điều khiển qua cổng hồng ngoại, Bluetooth,...
Trấn Kiên
Theo giaoducthoidai.vn
Đà Nẵng: Hơn 15,5 nghìn lượt học sinh được hỗ trợ về giáo dục Sở LĐ-TB&XH TP. Đà Nẵng cho biết, cùng với các chương trình giảm nghèo, năm 2017, ngành giáo dục đào tạo thành phố đã thực hiện chính sách miễn giảm học phí cho hơn 15.550 lượt học sinh con hộ nghèo, hỗ trợ chi phí học tập cho hơn 8.900 lượt học sinh. 100% con hộ nghèo đi học được miễn học phí...