Vì đâu ‘chạy đua’ với chương trình học?

Theo dõi VGT trên

Có nhiều lý do để mặc dù không hề muốn nhưng nhà trường, thầy cô, học sinh cũng phải “chạy đua” mới có thể hoàn thành kế hoạch năm học 2019-2020.

Vì đâu chạy đua với chương trình học? - Hình 1

Một tiết học môn hóa của học sinh lớp 12A21 Trường THPT Hùng Vương Q.5, TP.HCM – Ảnh: NHƯ HÙNG

Nhận diện được những lý do này mới có thể có giải pháp cho việc bớt chạy đua, để việc học thực sự là niềm vui, là đam mê của con trẻ.

Tinh giản mà vẫn “lối cũ ta về”

Lo lắng của các sở GD-ĐT, cán bộ quản lý các trường học và của thầy cô khi lên kế hoạch dạy học lúc này thật đáng trân trọng. Sau kỳ nghỉ dài, không ít học sinh đ.âm lười, một bộ phận hỏng hóc kiến thức, cá biệt có em chẳng nhớ gì bài học cũ. Làm sao giúp học sinh nhanh chóng ổn định việc học, giúp các em hiểu và vận dụng các bài học mới, dạy học thế nào để đáp ứng yêu cầu tuyển sinh các lớp đầu cấp – thi tốt nghiệp THPT năm 2020? Nhiều trường trăn trở!

Về phía thầy cô, quán tính giảng dạy theo bài trong sách giáo khoa, theo phân phối chương trình, nặng về kiến thức, coi điểm số qua kiểm tra là phương thức “độc đạo” để đo lường kết quả và chạy theo chỉ tiêu thi đua.

Tuy chương trình tinh giản nhưng do hạn chế đó, nhiều thầy cô thiết kế bài giảng… lối cũ ta về. Có giáo viên, kiến thức trong bài “bỏ thì thương, vương thì tội”, nên dạy chương trình tinh giản mà bài học của thầy cô lại không tinh giản. Thời gian còn lại của học kỳ II không còn nhiều, thầy trò cùng gặp khó (chủ quan) nên áp lực là không thể tránh khỏi.

Có cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thiếu sâu sát tình hình, không nắm vững chương trình tinh giản, chậm cập nhật những thông tin cần thiết khi học sinh trở lại trường. Thực trạng đó dẫn đến quản lý theo kinh nghiệm, trong khi hậu COVID-19 trường học có nhiều thay đổi, đòi hỏi kế hoạch giáo dục của trường thích ứng. Thế mà từ kế hoạch đến tổ chức dạy học, kiểm tra, ôn luyện… rập khuôn, mệnh lệnh, độc đoán. Giáo viên và học sinh chịu áp lực là tất yếu.

Thêm nữa, mốc thời gian kết thúc năm học 15-7 có thể quá sức với một số địa phương khi phải tới đầu tháng 5 học sinh mới trở lại trường. Bộ GD-ĐT có điều chỉnh thông tư 58, nhưng số bài kiểm tra/môn học so với quỹ thời gian dạy học vẫn còn nhiều. Tăng tốc dạy rồi tăng tốc kiểm tra, thầy và trò không mệt mới lạ!?

Mấy kiến nghị

Video đang HOT

Trước hết, lãnh đạo các trường nghiên cứu kỹ chương trình tinh giản, xây dựng kế hoạch phù hợp với từng đơn vị, nhất thiết phải có chương trình tinh giản của nhà trường trên cơ sở đề xuất của nhóm – tổ – khối chuyên môn. Chẳng hạn, với chương trình vật lý lớp 11, ban cơ bản, khéo tích hợp chủ đề thì chỉ cần khoảng 12 tiết là hoàn thành chương trình tinh giản.

Cần lưu ý, chương trình tinh giản của Bộ GD-ĐT chỉ có tác dụng tốt khi và chỉ khi nhà trường triển khai dạy học tích hợp theo chủ đề. Rũ bỏ kiểu dạy theo phương pháp truyền thống, giúp học sinh nắm chắc khái niệm công cụ, nội dung giảng dạy tinh, gọn, phù hợp với từng đối tượng học sinh. Cân nhắc tổ chức dạy học trực tuyến, dạy thêm học thêm trong khoảng thời gian này dễ làm học sinh mệt mỏi, phụ huynh ấm ức vì thời gian học gây quá tải và cả những khoản thu…

Các trường cần có kế hoạch kiểm tra chi tiết, linh hoạt, nhẹ nhàng (khối 9, 12 có kế hoạch riêng trên cơ sở định hướng chọn trường, chọn ngành cho các em). Dạy học, kiểm tra, vui chơi, rèn luyện thân thể, giải trí hợp lý. Chăm vào dạy chữ rồi kiểm tra, chỉ được trước mắt mà thôi!

Với Bộ GD-ĐT, nên cân nhắc, xem xét lùi thời điểm kết thúc chương trình năm học 2019-2020 đến 25-7, điều chỉnh số bài kiểm tra, chỉ nên mỗi môn học từ 1 đến 2 tiết/tuần có một bài kiểm tra, các môn học có trên 2 tiết/tuần thực hiện 2 lần kiểm tra.

Điều chỉnh kế hoạch, nội dung giảng dạy

Khối 12 ở trường chúng tôi có 100% học sinh tham gia học trực tuyến trong thời gian nghỉ học phòng dịch bệnh. Vì vậy, bây giờ khi đi học lại, hầu hết các em đều đảm bảo bài vở theo đúng tiến độ. Tuy nhiên, các khối lớp dưới thì tỉ lệ học sinh tham gia học trực tuyến không cao.

Trong khi đó, thời gian lại không còn nhiều, để hoàn thành chương trình học kỳ II và kiểm tra cuối học kỳ trước 30-6, các giáo viên bộ môn sẽ cân nhắc để giảng dạy cho phù hợp. Có bài chỉ dạy theo hướng cơ bản, trọng tâm, riêng phần nội dung đào sâu kiến thức sẽ để lại cho năm học sau.

Trước khi bước vào năm học mới 2020-2021, các tổ bộ môn sẽ thống nhất kế hoạch dạy bổ sung những phần mà học kỳ II năm học 2019-2020 chưa làm được. – Thầy Trần Trung Kiên (hiệu trưởng Trường THCS-THPT Đào Duy Anh, TP.HCM)

Năm nay chưa kịp thì năm sau

Trong điều kiện thời gian còn rất ngắn, trình độ học sinh lại không đồng đều, có em đã học online, có em chưa học nên trường chúng tôi chọn giải pháp: tập trung tối đa cho học sinh lớp cuối cấp để các em đi thi. Học sinh các khối lớp còn lại thì dạy được tới đâu hay tới đó – không tạo áp lực lên học sinh.

Sở GD-ĐT TP.HCM đã cho phép các trường chủ động trong việc giảng dạy và ra đề kiểm tra cuối học kỳ, vì vậy đến cuối tháng 6-2020, các em vẫn làm bài kiểm tra cuối học kỳ II nhưng đề kiểm tra sẽ ra theo phương châm “Học đến đâu, kiểm tra đến đó”. Những phần nào năm nay chúng tôi chưa kịp dạy thì để lại cho năm học sau dạy tiếp chứ không bỏ. Bởi học sinh còn phải trải qua nhiều kỳ thi quan trọng, nếu bỏ bớt một phần kiến thức, sau này khi đi thi các em không làm được thì giáo viên rất có lỗi. – (Một giáo viên môn toán ở TP.HCM)

Những “shipper áo xanh” thầm lặng mang bài đến tận nhà cho học sinh miền núi

Trong thời gian nghỉ học dài ngày vì dịch Covid-19, các em học sinh vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn ở huyện miền núi Thanh Chương (Nghệ An) chưa đủ điều kiện sử dụng cách học online.

Đoàn viên, thanh niên đã trở thành "shipper đặc biệt" với "món hàng" được giao tận nhà là bài tập cho học sinh.

Những shipper áo xanh thầm lặng mang bài đến tận nhà cho học sinh miền núi - Hình 1

Đoàn viên thanh niên xã Thanh Giang lội ra sông Lam phát bài tập cho các em ở làng chài

Trước tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, cũng như nhiều tỉnh, thành trên cả nước, tỉnh Nghệ An đã phải cho học sinh nghỉ học. Trong thời gian này, các trường trên địa bàn tỉnh đã hướng dẫn học sinh học tập online qua các ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên, tại các trường học vùng sâu vùng xa, miền núi, nông thôn ở huyện miền núi Thanh Chương còn khó khăn về cơ sở vật chất, nhiều em không có điều kiện được tiếp xúc với công nghệ thông tin, học trực tuyến nên nhà trường rất khó khăn trong việc giao bài tập về nhà cho học sinh.

Những shipper áo xanh thầm lặng mang bài đến tận nhà cho học sinh miền núi - Hình 2

Các tình nguyện viên nhận bài tập từ giáo viên.

Trước tình hình đó, Huyện đoàn Thanh Chương đã có sáng kiến phối hợp với Phòng GD - ĐT thực hiện kế hoạch hỗ trợ học sinh học tập trong thời gian tạm nghỉ học. Theo đó, đối với những HS ở nơi không có điều kiện tiếp cận công nghệ thông tin, giáo viên sẽ ra bài tập, photo, lập danh sách HS theo thôn, bản; các trường phối hợp với Đoàn xã tại địa phương chuyển trực tiếp bài tập đến từng HS.

Là người trực tiếp tham gia hành trình giao bài tập cho học sinh, chị Nguyễn Thị Liễu - Bí thư Đoàn xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương cho biết: Toàn xã có 4 xóm, nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, chưa có điều kiện tiếp cận với công nghệ thông tin nên việc học trực tuyến không dễ chút nào. Vì vậy, thời gian qua, Đoàn xã Thanh Giang đã thành lập đội thanh niên tình nguyện, có nhiệm vụ làm "shipper" mang bài tập đến tận tay các em học sinh.

Những shipper áo xanh thầm lặng mang bài đến tận nhà cho học sinh miền núi - Hình 3

Áo xanh đến từng thôn bản ship bài cho các em học sinh

Đội có 16 thành viên, được chia làm 8 nhóm đi "ship" bài tập cho các em trên địa bàn xã. Hàng tuần, đội tình nguyện viên Đoàn xã sẽ đến các trường học nhận bài tập từ các giáo viên, sau đó đi đến các thôn, xóm để phát tận tay các em học sinh. Tuần kế tiếp, "shipper" đến thu bài làm của các em và tiếp tục phát bài tập mới.

Ngoài việc giao bài, các tình nguyện viên còn trực tiếp hướng dẫn các em làm bài tập, đồng thời phối hợp với gia đình tuyên truyền phòng, chống dịch COVID-19 cũng như phối hợp quản lý chặt chẽ các em trong những ngày ở nhà.

Lan tỏa mô hình "shipper áo xanh"

Theo huyện đoàn Thanh Chương, ngay sau khi kế hoạch được triển khai, các địa phương đã khẩn trương thành lập đội thanh niên tình nguyện, cùng giáo viên của các trường hằng tuần mang bài tập phát đến tận tay các em HS. Tuần kế tiếp thu bài làm của HS ở các thôn, bản phụ trách và phát bài tập mới cho các em. Công việc này đã được triển khai từ ngày các em nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19 và sẽ duy trì cho đến khi học sinh quay trở lại trường học.

"Những shipper đặc biệt này cũng có trách nhiệm phối hợp với gia đình quản lý chặt chẽ học sinh trong những ngày các em ở nhà, theo dõi tình hình sức khỏe học sinh để báo cáo cáo về Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19", chị Nguyễn Thị Liễu - Bí thư Đoàn xã Thanh Giang, huyện Thanh Chương cho hay.

Những shipper áo xanh thầm lặng mang bài đến tận nhà cho học sinh miền núi - Hình 4

Shipper áo xanh lội nước đưa bài tập cho học sinh ở các làng chài

Mô hình "ship" bài tập cho các em học sinh của các đoàn viên thanh niên không chỉ có ở Thanh Chương mà còn lan rộng ra các huyện Diễn Châu, Quỳ Châu,... Bằng cách này các thầy, cô giáo không chỉ giúp cho học sinh củng cố được kiến thức trong thời gian nghỉ ở nhà do dịch bệnh mà còn giúp các em thấy được tinh thần chăm sóc quan tâm của cả cộng đồng đối với những t.rẻ e.m vùng khó khăn.

Những shipper áo xanh thầm lặng mang bài đến tận nhà cho học sinh miền núi - Hình 5

Bài tập đươc các đoàn viên thanh niên giao tận nhà cho các em học sinh.

Không chỉ dừng lại ở việc xung kích, tình nguyện mà áo xanh còn sáng tạo và hiện thực hoá những ý tưởng bằng nhiều mô hình, cách làm hay như: sáng kiến chống Covid-19 bằng "kính chắn giọt bắn", "Tiếng kẻng học bài", "Tái chế lốp xe thành bồn rửa tay"...

Với vai trò xung kích, tình nguyện của t.uổi trẻ, với sự sáng tạo, không ngại gian khổ của thanh niên, hành trình hỗ trợ học sinh trong mùa dịch COVID-19, màu áo xanh tình nguyện của các bạn ĐVTN đã để lại ấn tượng đẹp đối với bà con nhân dân và học sinh những vùng khó khăn.

Đình Nguyên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Á hậu Huyền My bán đổ bán tháo, thiệt hại t.iền tỷ, lý do không ai ngờ tới
17:39:57 21/06/2024
Anh họ Hằng Du Mục lên tiếng về em rể, Thơ Nguyễn vào cuộc, đòi làm 1 điều sốc?
17:41:48 21/06/2024
Trần Nghiên Hy lần đầu lộ diện sau tin đồn ly hôn, nhan sắc tiều tuỵ khiến netizen hoang mang lo lắng
19:45:19 21/06/2024
Ê-kíp phim Linh Miêu bị đồn chọn Thùy Tiên vì độ nổi tiếng, là nước đi mạo hiểm?
17:20:18 21/06/2024
Quang Lê sốc khi biết Siu Black bán heo được có 2 triệu: "Đi hát một show 20, 50 triệu rồi"
21:34:38 21/06/2024
HOT: Anh Đức chính thức tung ảnh cưới và thông tin hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi
21:39:21 21/06/2024
Bạn trai Suri Cruise: Nhạc sĩ trẻ, sở hữu "visual" ấn tượng được ví như bản sao của Timothée Chalamet
17:51:01 21/06/2024
Mẹ chồng đến chơi, tôi đãi thức ăn thừa từ hôm trước, chồng giận dữ hất đổ cả bàn ăn: Cú lật bài khiến tất cả quay xe gấp
17:21:24 21/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ca sĩ Lệ Quyên 'o ép' vòng 1, diễn viên Quốc Trường lên tiếng tin đồn sửa mũi

Sao việt

00:02:05 22/06/2024
Ca sĩ Lệ Quyên đăng ảnh gợi cảm khi đi chơi cùng hội bạn thân. Diễn viên Quốc Trường gây chú ý khi lên tiếng tin đồn sửa mũi.

Hà Tĩnh: Cháy quán kem Mixue, lửa bùng đỏ rực cả góc trời

Tin nổi bật

23:41:10 21/06/2024
Hỏa hoạn xảy ra tại quán kem Mixue ở đường Phan Đình Giót, thành phố Hà Tĩnh khiến ngọn lửa bùng lên đỏ rực cả góc trời, nhiều người tháo chạy thoát thân.

Vì sao 'Wonderland' của Suzy, Park Bo Gum thất bại dù sở hữu dàn diễn viên 'khủng'

Hậu trường phim

23:35:09 21/06/2024
Bộ phim Wonderland có thành tích đáng thất vọng tại phòng vé dù sở hữu dàn diễn viên toàn những tên t.uổi hàng đầu như Suzy, Park Bo Gum, Thang Duy...

'Nếu gặp lại em trên ngọn đồi Hoa Nở': Chuyện tình xuyên không lấy nước mắt của 3,5 triệu khán giả Nhật

Phim châu á

23:23:58 21/06/2024
Được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết ngắn cực kỳ ăn khách, Nếu gặp lại em trên ngọn đồi Hoa Nở hứa hẹn lấy đi nước mắt người xem bởi chuyện tình vượt thời gian đầy thổn thức

Kim Ji Won vượt mặt Song Hye Kyo tại thị trường Trung Quốc?

Sao châu á

23:16:09 21/06/2024
Sau Queen of Tears, sức ảnh hưởng của Kim Ji Won tại thị trường Trung Quốc tăng vọt, thậm chí còn sánh ngang với nữ diễn viên Song Hye Kyo.

Brazil tìm thấy hóa thạch của loài bò sát giống cá sấu cổ đại

Lạ vui

23:09:53 21/06/2024
Hóa thạch của loài bò sát nhỏ giống cá sấu có tên Parvosuchus aurelioi được tìm thấy ở miền Nam Brazil, bao gồm một hộp sọ hoàn chỉnh, 11 đốt sống, xương chậu và một số xương chi.

Lionel Messi lập nhiều kỷ lục trong ngày Copa America khởi tranh

Sao thể thao

22:53:45 21/06/2024
Lionel Messi đã thiết lập nên nhiều kỷ lục sau khi góp mặt và để lại dấu ấn trong chiến thắng 2-0 của Argentina trước Canada ở ngày ra quân Copa America 2024.

Cách nấu canh hoa thiên lý với tôm đơn giản

Ẩm thực

22:43:24 21/06/2024
Từ hoa thiên lý có thể chế biến được nhiều món ngon như thiên lý xào tòi, thiên lý xào bò, canh tôm thiên lý... đơn giản mà ai cũng có thể làm ngay tại nhà.

Giọng ca huyền thoại Trung Đức kể chuyện tình 'sét đ.ánh' với người vợ xinh đẹp

Tv show

22:21:04 21/06/2024
Ngay trong lần gặp gỡ đầu tiên, giọng ca huyền thoại của dòng nhạc đỏ - NSND Trung Đức đã phải lòng cô gái Hà Thành xinh đẹp.

Các phương pháp điều trị ung thư khoang miệng

Sức khỏe

22:20:28 21/06/2024
Xạ trị cũng có thể được sử dụng để giảm các triệu chứng như đau, c.hảy m.áu, khó nuốt hoặc các vấn đề khác xảy ra nếu ung thư đã phát triển rất lớn hoặc đã di căn sang các khu vực khác.

Bình Thuận: Đi giữa dòng Suối Tiên, ngắm cảnh mơ mộng chốn bồng lai

Du lịch

22:02:17 21/06/2024
Thiên nhiên ban tặng cho Mũi Né một dòng suối nhỏ chảy len lỏi quanh vách núi hai màu, đẹp đến nỗi người dân đặt tên là Suối Tiên, nước màu hồng nên còn gọi là Suối Hồng.