Vì an toàn của thí sinh, Tây Nguyên chạy đua ‘dịch kép’ COVID-19 và bạch hầu
Tây Nguyên đang đối mặt với “dịch kép” nhưng các địa phương đang chạy đua trong công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT với phương châm an toàn của thí sinh là trên hết…
Cán bộ coi thi tại điểm trường Trường THPT Việt Đức, Cư Kuin, Đắk Lắk niêm yết các văn bản liên quan – Ảnh: TRUNG TÂN
Theo số liệu của Sở Y tế Đắk Lắk, đến ngày 7-8, toàn tỉnh có 3 ca dương tính với COVID-19 với hơn 12.000 người phải cách ly tại cơ sở y tế, cách ly tập trung hoặc tại nhà, nơi cư trú.
Không chỉ vậy, hiện toàn tỉnh Đắk Lắk đã có 31 trường hợp dương tính với vi khuẩn bạch hầu tại 12 xã của 5 huyện Lắk, M’Đrắk, Krông Bông, Cư M’gar, Cư Kuin.
Trước tình hình dịch bệnh như vậy, sáng 7-8, lãnh đạo Sở GD-ĐT Đắk Lắk cho biết đang gấp rút thực hiện các công việc chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT với phương châm an toàn của thí sinh là trên hết.
An toàn tuyệt đối mới tổ chức thi
Tại điểm Trường THPT Việt Đức ( huyện Cư Kuin), các thầy cô giáo lo “giãn cách” bàn ghế để đảm bảo khoảng cách an toàn. Theo đại diện điểm thi, tất cả các khâu phun thuốc khử trùng, chuẩn bị một số vật tư y tế, kiểm ra an toàn phòng ốc, chuẩn bị khu dự phòng… đã được chuẩn bị theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT và Sở Y tế.
“Chiều mai 8-8, các thí sinh bắt đầu đến đăng ký làm thủ tục nên mọi công việc chuẩn bị đã được hoàn tất, danh sách phòng, số báo danh, quy chế… đã được niêm yết. Đặc biệt năm nay công tác đảm bảo vệ sinh trường lớp, phòng chống dịch được đặt lên hàng đầu”, trưởng điểm thi này cho hay.
Video đang HOT
Khử khuẩn trước ngày thi cũng đã được hoàn tất – Ảnh: TRUNG TÂN
Trong khi đó, lãnh đạo Sở Y tế Đắk Nông cho biết tuy chưa có ca dương tính với COVID-19 nào nhưng do ở gần Đắk Lắk, có nhiều người dân đi về từ vùng dịch (Quảng Ngãi, Đà Nẵng) nên công tác dự phòng, đặc biệt đảm bảo an toàn trước kỳ thi được đặt lên hàng đầu.
Ngoài ra, đến nay, toàn tỉnh có tới 38 ca dương tính với bạch hầu tại bốn địa phương là Krông Nô, Đắk Glong, Đắk Rlấp, Tuy Đức.
Học sinh phải đeo khẩu trang, được kiểm tra thân nhiệt
Theo lãnh đạo ngành giáo dục Đắk Lắk và Đắk Nông, tất cả thí sinh trước khi vào phòng thi đều được kiểm tra thân nhiệt – Ảnh: TT
Ông Phạm Đăng Khoa – giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk – khẳng định đối với 14 huyện, thị xã thi trong đợt 1, sở đã yêu cầu phải phối hợp các ngành bố trí đầy đủ phương tiện phòng chống dịch cho thí sinh và cán bộ phục vụ coi thi.
Đặc biệt, cán bộ coi thi và thí sinh bắt buộc đeo khẩu trang, rửa tay bằng nước sát khuẩn, đo thân nhiệt. Riêng cán bộ giáo viên từ vùng dịch về không tham gia bất kỳ khâu nào của kỳ thi.
Ban chi đạo thi tốt nghiệp THPT năm 2020 tỉnh Đắk Lắk kiểm tra cơ sở vật chất – Ảnh: TRUNG TÂN
Bà H’Yim Kđoh – phó chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk – yêu cầu các ngành, địa phương: “Chúng ta phải thực hiện nghiêm quan điểm ‘chống dịch như chống giặc’ với mục tiêu phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thí sinh, giáo viên trước khi bước vào phòng thi”.
Tại tỉnh Đắk Nông, ông Phan Thanh Hải – phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh này – cũng khẳng định đã yêu cầu các điểm thi chú trọng công tác chống dịch trong suốt thời gian thi.
Theo ông Hải, kỳ thi này Đắk Nông có 13 điểm thi với 6.234 thí sinh đăng ký dự thi. Toàn tỉnh huy động 5.564 cán bộ coi thi và trên 770 người làm các nhiệm vụ y tế, công an bảo vệ, cán bộ giám sát, kiểm soát viên quân sự.
Thầy trò Trường THPT Trần Hưng Đạo, huyện Krông Bông, Đắk Lắk tranh thủ ôn bài trước ngày thi – Ảnh: TT
“Ngành đã thống kê tất cả cán bộ, giáo viên đi từ vùng dịch về hoặc có tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19. Ban chỉ đạo cũng bố trí thêm 33 cán bộ coi thi dự phòng cho những người mệt mỏi, phát sinh tình huống bất ngờ giữa kỳ thi…”, ông Hải thông tin.
Tây Nguyên và cuộc chiến chống bệnh bạch hầu
Trong nhiều tháng qua trên địa bàn Tây Nguyên đã xuất hiện nhiều ổ dịch bệnh bạch hầu làm hàng trăm người mắc bệnh, trong đó tử vong 3 người (2 người ở Đăk Nông và 1 người ở Gia Lai). Đây được coi là trung tâm của bệnh dịch bạch hầu của cả nước.
Ảnh minh họa
Để nhanh chóng dập dịch, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Kon Tum và Gia Lai đã tiến hành điều tra, xử lý ổ dịch, đưa ra các giải pháp phòng, chống dịch có hiệu quả lâu dài. Tổ chức các lớp tập huấn về "Hướng dẫn giám sát, phòng chống và điều trị bệnh bạch hầu" cho tuyến huyện và tập huấn "Hướng dẫn thiết lập và vận hành đội đáp ứng nhanh" cho cán bộ ở tuyến tỉnh.
Đáng chú ý, Bộ Y tế cũng phân công 4 bệnh viện tuyến Trung ương thành lập 4 đoàn công tác hỗ trợ cho ngành y tế 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum từ công tác khảo sát phát hiện bệnh, cách ly, xử lý môi trường, điều trị... bệnh bạch hầu trên địa bàn.
Từ đó, ngành Y tế chuyển từ biện pháp phòng, chống, điều trị bệnh thụ động sang các biện pháp chủ động: Khoanh vùng, lấy mẫu trong cộng đồng với những khu vực có nguy cơ cao nhằm phát hiện sớm các trường hợp mang trực khuẩn bạch hầu để chủ động trong công tác điều trị; xử lý các biện pháp y tế đối với các vùng phát hiện ca bệnh...
Thực hiện giám sát, rà soát kỹ tất cả các trường hợp có biểu hiện viêm họng và tăng cường giám sát ca bệnh nghi ngờ ở các xã vùng sâu, vùng xa, khi phát hiện ca bệnh lập tức khoanh vùng, cách ly các khu vực đó.
Với nhiều ổ dịch được phát hiện, hàng ngàn người nghi ngờ, tiếp xúc gần hoặc ở trong vùng có dịch được khám, tiêm kháng sinh phòng điều trị.
Để làm tốt việc dập dịch trên địa bàn hướng tới xóa sổ bệnh bạch hầu, ngành Y tế cùng với các cấp chính quyền địa phương đã rà soát, điều tra dịch tễ để truy vết nguồn lây, cũng như việc tuyên truyền cho mọi tầng lớp nhân dân, hiểu rõ việc tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất trong việc ngăn người dịch bệnh không chỉ là bệnh bạch hầu mà còn nhiều bệnh khác như bệnh tả, cúm, vv...
Từ đó mọi người sẽ tự nguyện đưa con em mình đi tiêm chủng đạt tỷ lệ ngày một cao (ở đây hiện nay là một trong những địa bàn trũng nhất của cả nước về tỷ lệ tiêm phòng. Đặc biệt là nhiều thôn bản, đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ tiêm phòng chỉ đạt 10 - 30%).
Tới nay, ngành y tế các tỉnh Tây Nguyên đã tổ chức khám sàng lọc cho hàng trăm ngàn người dân ở các vùng dịch và lân cận, cũng như tập trung cao độ việc điều trị cho những người mắc bệnh; với phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để khẩn trương dập dịch.
Triển khai nhiều biện pháp ứng phó bệnh bạch hầu Theo TS Viên Chinh Chiến, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên, để khống chế sự lây lan của dịch bệnh bạch hầu giải pháp bền vững và an toàn nhất là sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa của các địa phương trong triển khai tiêm chủng để đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 90% theo đúng hướng...