Vết thâm trên da chỉ điểm bệnh có thể gây suy thận ở trẻ
Bệnh có thể gây tổn thương và biến chứng nghiêm trọng ở nhiều cơ quan như khớp, đường tiêu hóa, thận… thậm chí gây tử vong đối với trẻ em.
Bệnh nhi P.B.M. (8 tuổi, sống tại TP Hạ Long, Quảng Ninh) đến thăm khám tại Bệnh viện Bãi Cháy với biểu hiện ban xuất huyết rải rác trên da vùng cẳng chân hai bên, đau khớp cổ chân, đầu gối, đi lại khó khăn.
Kết quả siêu âm hai khớp gối có hình ảnh dịch dày, phù nề nhẹ phần mềm quanh gối. Dựa trên thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán trẻ bị viêm mao mạch dị ứng thể khớp.
Trẻ được điều trị bệnh theo phác đồ. Sau 5 ngày, tình trạng sức khỏe của trẻ ổn định và được xuất viện.
Các bác sĩ điều trị cho bệnh nhi (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Theo các bác sĩ viêm mao mạch dị ứng là bệnh lý cấp tính với nguyên nhân chủ yếu là rối loạn tự miễn dịch gây viêm, chảy máu lan tỏa vi mạch ở nhiều cơ quan, từ đó sinh ra các biến chứng có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Bệnh viêm mao mạch dị ứng chủ yếu xảy ra ở trẻ em và những người trẻ tuổi, với 50% các trường hợp xảy ra trước 5 tuổi và 75% xảy ra trong độ tuổi 3-10, độ lưu hành bệnh trong độ tuổi 2-16 khoảng 2%, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới gấp 2 lần nữ.
Hiện nay, nguyên nhân của bệnh viêm mao mạch dị ứng, chưa được biết rõ nhưng có một số yếu tố khiến trẻ dễ bị bệnh như: Sau nhiễm trùng một số virus (thủy đậu, rotavirrus, adenovirus…) hoặc vi khuẩn (mycospalasma, helicobacter pylori, lỵ trực khuẩn…); sau tiêm phòng một số vaccine….
Video đang HOT
Dấu hiệu bệnh điển hình ở trẻ (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Theo BSCKII Nguyễn Thị Huyền, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy, trẻ mắc bệnh tùy theo thể bệnh sẽ có những dấu hiệu như sau:
- Biểu hiện ở ngoài da: Phát ban dạng xuất huyết dị ứng, chủ yếu ở 2 cẳng chân và tay;
- Biểu hiện ở khớp: Sưng đau các khớp chủ yếu ở khớp gối và cổ chân, có thể xuất hiện trước phát ban 1-2 tuần, khi khỏi bệnh thì hết đau khớp và không để lại di chứng.
- Biểu hiện ở tiêu hóa: Đau bụng, nôn và buồn nôn, có thể đại tiện phân có máu
- Biểu hiện ở thận và tiết niệu: Đái máu hoặc đại thể hoặc vi thể, có thể phù nhẹ tùy mức độ tổn thương thận.
Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả, trẻ có thể bị các biến chứng nặng ở đường tiêu hóa như: lồng ruột cấp, tắc ruột, nhồi máu, thủng đại tràng, viêm tụy cấp…
Ngoài ra, trẻ có thể đối mặt biến chứng thận như: viêm cầu thận, suy thận cấp, hội chứng thận hư, suy thận phải lọc thận nhân tạo…, tổn thương tim, phổi như nhồi máu cơ tim, xuất huyết phổi hoặc tràn dịch màng phổi… thậm chí tử vong.
Các bác sĩ Bệnh viện Bãi Cháy khuyến cáo phụ huynh cần lưu ý biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ như sau:
- Tránh tối đa trẻ bị côn trùng đốt, tránh bị nhiễm lạnh;
- Tránh thức ăn, tiếp xúc các yếu tố xác định trong tiền sử dị ứng.
- Vệ sinh nhà cửa, quần áo, đồ chơi, đồ sinh hoạt của trẻ thường xuyên. Vệ sinh tay trước và sau khi chăm sóc, làm đồ ăn cho trẻ.
- Thận trọng khi dùng thuốc, không tự ý dùng thuốc, phải có đơn thuốc của bác sĩ nhất là khi dùng kháng sinh.
Với những trường hợp trẻ có các dấu hiệu như đau bụng, đái ra máu, sưng đau khớp nhiều, phát ban trên da thì cha mẹ cần đưa con đến khám tại các cơ sở y tế uy tín có chuyên khoa nhi.
Với những trẻ mắc viêm mao mạch dị ứng thì cần chú ý vệ sinh mũi miệng, vệ sinh da, vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng của trẻ; cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, uống nhiều nước và nhiều thức ăn có chứa vitamin…
Suy thận cấp sau điều trị khỏi sốt xuất huyết
Tổn thương thận cấp sau khi điều trị ổn định bệnh sốt xuất huyết khá hiếm gặp, là một trong những biến chứng ít được chú ý và chưa được nghiên cứu nhiều.
Tiến sĩ Mai Thị Hiền thăm khám cho người bệnh. (Ảnh: BVCC)
Sau 5 ngày khỏi bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân N.V rơi vào triệu chứng mệt mỏi, tăng cân, không đi tiểu suốt 5 ngày, tăng 3kg, nôn khan và được phát hiện suy thận cấp.
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, sau khám lâm sàng, bác sĩ chỉ định xét nghiệm chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm hệ tiết niệu cho người bệnh để tìm các nguyên nhân gây tổn thương cấp. Kết quả cho thấy chỉ số creatinin lên tới 688 mmol/L (chỉ số bình thường là 80-106 mmol/l), Hematocrit lên tới 0,56 l/l. Bác sĩ chẩn đoán ông V. mắc suy thận cấp, máu cô đặc.
Sau khi truyền dịch, sử dụng lợi tiểu nhưng người bệnh vẫn không tiểu được và tiếp tục tăng cân, bác sĩ tiến hành đặt catheter lọc máu cấp cứu cho ông.
Tiến sĩ, bác sĩ Mai Thị Hiền, Trưởng đơn nguyên Thận nhân tạo cho biết, suy thận liên quan đến sốt xuất huyết có cơ chế phức tạp và chưa được hiểu hết. Đầu tiên phải kể đến tình trạng thiếu dịch dẫn tới cô đặc máu, hoặc huyết động không ổn định dẫn tới giảm lưu lượng máu qua thận làm giảm mức lọc cầu thận. Có thể xảy ra tình trạng tiêu cơ vân trong sốt xuất huyết cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới suy thận cấp.
Ngoài ra còn có giả thuyết về vai trò của virus gây tổn thương trực tiếp đến thận. Virus Dengue sốt xuất huyết có thể gây tổn tử thương gan, thận, tim và có thể gây tử vong trong trường hợp sốt xuất huyết nặng.
Người bệnh khi bị suy thận cấp cần lọc máu (hay còn gọi là thận nhân tạo) giúp loại bỏ các chất cặn bã và nước thừa, cân bằng toan kiềm trong khi chờ thận hồi phục. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ chỉ định số lần và thời gian lọc máu phù hợp.
Người bệnh được tiến hành truyền dịch, lợi tiểu, cân bằng toan kiềm và lọc máu bằng hệ thống máy lọc hiện đại. Sau 4 lần lọc máu, bệnh nhân bắt đầu tiểu được, creatinin giảm dần, ăn uống dần trở lại bình thường. Người bệnh tiếp tục được điều trị và xuất viện sau 7 ngày.
Theo Tiến sĩ Hiền, chỉ định lọc máu thường dựa trên tình trạng sức khỏe tổng thể và mức độ nặng của bệnh, chỉ được áp dụng khi người bệnh không đáp ứng tốt với các liệu pháp điều trị thông thường.
Quá trình lọc máu cần được thực hiện và theo dõi bởi các bác sĩ vững chuyên môn, với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại giúp giảm thiểu biến chứng trong quá trình lọc máu. Trước khi lọc máu người bệnh cần được thăm khám kỹ về lâm sàng, cần quan tâm tới cân nặng, nước tiểu, huyết động, tình trạng tim mạch, tình trạng toàn thân, các chỉ số xét nghiệm.
Quá trình lọc máu cần chủ động điều chỉnh các thông số về dịch lọc, tránh thay đổi điện giải quá nhanh, rút nước thừa một cách hợp lý tránh tụt huyết áp trong quá trình lọc và sử dụng chống đông hiệu quả.
Trường hợp bệnh nhân trên gặp tổn thương thận cấp sau khi điều trị ổn định bệnh sốt xuất huyết khá hiếm gặp, là một trong những biến chứng ít được chú ý và chưa được nghiên cứu nhiều của bệnh sốt xuất huyết khiến cho thời gian nằm viện kéo dài, tỷ lệ tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Bác sĩ Hiền khuyến cáo, khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh cần chú ý bù nước và điện giải, theo dõi huyết động, nước tiểu, xét nghiệm tiểu cầu và chức năng thận. Khi có các triệu chứng bất thường sau khi mắc sốt xuất huyết như sốt, mệt mỏi li bì, buồn nôn, tiểu ít, chảy máu mũi, chảy máu răng, đau bụng..., người bệnh cần đến các cơ sở y tế thăm khám để điều trị kịp thời.
Biểu hiện suy thận cấp cần có chỉ định điều trị của bác sĩ, tránh để ảnh hưởng đến chức năng thận, nhất là ở người khỏe mạnh. Với các trường hợp lọc máu do suy thận cấp sau sốt xuất huyết, sau khi điều trị ổn định cần thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, vận động nhẹ nhàng, theo dõi chức năng thận và tái khám ngay khi có bất thường.
Dọn nhà cuối năm bị mảnh kim loại xé rách nhãn cầu Chấn thương mắt do vật cứng, sắc nhọn văng mạnh vào mắt là bệnh cảnh nhãn khoa cần được xử trí cấp cứu kịp thời để bảo tồn nhãn cầu và thị lực. Các bác sĩ xử trí tổn thương xé rách nhãn cầu cho bệnh nhân. Ảnh: BVCC Ngày 11/1, thông tin từ Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh cho biết, cơ...