Vết nứt trong chính sách ‘ngoại giao gấu trúc’ Mỹ-Trung
Ba chú gấu trúc ở Vườn thú Quốc gia Smithsonian (Mỹ) đang được đưa về Trung Quốc trong bối cảnh Washington và Bắc Kinh ngày càng căng thẳng.
Du khách ngắm gấu trúc Xiao Qi Ji (con của Tian Tian và Mei Xiang) chơi đùa tại Vườn thú Quốc gia Smithsonian ngày 28/9. Ảnh: AP
Ba trong số những “ nhà ngoại giao” dễ thương và được yêu mến nhất của Trung Quốc đã rời Washington vào ngày 8/11 – đánh dấu thêm một vết nứt trong mối quan hệ đầy chông gai giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này.
Trên đất Mỹ, gấu trúc đại diện cho những tham vọng toàn cầu của Trung Quốc, cũng như góp phần tạo nên điểm tham quan vườn thú nổi tiếng nhất của Washington. Sự xuất hiện và rời đi của gấu trúc đánh dấu quỹ đạo đi xuống của mối quan hệ kéo dài nửa thế kỷ giữa một cường quốc toàn cầu lâu đời và một quốc gia trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất.
Ông Yun Sun, chuyên gia về Trung Quốc tại Trung tâm Stimson, tổ chức nghiên cứu về các vấn đề đối ngoại, cho biết: “Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là sự phản ánh tình trạng quan hệ song phương. Những con gấu trúc được tin tưởng sẽ thống nhất mối quan hệ với Mỹ. Nhưng mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã rất tệ. Vậy gấu trúc còn ở đây làm gì?”.
Tian Tian và Mei Xiang đến Vườn thú Quốc gia Smithsonian ở Washington vào năm 2000, thay thế bộ đôi gấu trúc vừa qua đời gần 30 năm hiện diện trên đất Mỹ. Mặc dù các vườn thú ở Mỹ đã có gấu trúc từ đầu thế kỷ 20, nhưng sự xuất hiện của cặp gấu trúc ngoại giao đầu tiên Ling-Ling và Hsing-Hsing đã gây ra cơn sốt ở Mỹ. Cựu Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã hứa với cựu Tổng thống Richard Nixon về việc gửi những con gấu trúc đầu tiên trong chuyến thăm đột phá của nhà lãnh đạo Mỹ tới Bắc Kinh.
Hồi đó, gấu trúc là biểu tượng của tình hữu nghị mới giữa hai nước – một cách để Trung Quốc, quốc gia hy vọng hội nhập nhiều hơn với phần còn lại của thế giới, kéo Mỹ lại gần mình hơn.
Nhưng khi loài động vật này trở nên nguy cấp, chính sách ngoại giao gấu trúc đã được nâng cấp nhằm đáp ứng tốt hơn các mục tiêu bảo tồn và phục vụ lợi ích chiến lược của Trung Quốc. Kể từ những năm 1980, chính phủ đã cho các vườn thú nước ngoài mượn gấu trúc theo mốc ngắn hạn và dài hạn, cũng như bổ sung quy trình giám sát chặt chẽ hơn về việc điều trị và chăm sóc gấu trúc.
Giờ đây, khi Trung Quốc tăng cường tầm ảnh hưởng trên toàn cầu để cạnh tranh với Mỹ, việc tiếp tục hợp tác với các vườn thú Mỹ chỉ mang lại lợi nhuận giảm dần cho khoản đầu tư của họ. Bà Elena Songster, giáo sư lịch sử tại Đại học St. Mary’s California, cho rằng nếu còn ít gấu trúc ở Mỹ, chúng sẽ được đánh giá cao hơn và họ có thể đàm phán về các điều khoản có lợi hơn liên quan đến các thỏa thuận trong tương lai.
Video đang HOT
Gần đây, đã có một số điểm sáng trong quan hệ Mỹ-Trung. Thông báo về cuộc gặp giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tuần tới tại San Francisco thể hiện bước đột phá trong mối quan hệ bị rạn nứt, chủ yếu là sau vụ khinh khí cầu của Trung Quốc bay qua lục địa Mỹ vào tháng 2. Chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 10 của Thống đốc California Gavin Newsom, trong đó có cuộc gặp với ông Tập Cận Bình, đã mang đến những tin tức khá tích cực trên sóng truyền thông nhà nước.
Tuy nhiên, không có lời đề nghị mới nào về việc kéo dài thời hạn cho mượn gấu trúc xuất hiện bên cạnh các cuộc họp trên.
Gấu trúc không chỉ là tâm điểm chú ý ở Washington. Lúc cao điểm, 13 con gấu trúc đã có mặt ở bốn vườn thú của Mỹ gồm San Diego, Memphis, Atlanta và nổi tiếng nhất là Vườn thú Quốc gia Smithsonian của Washington. Và cuộc hồi hương này không chỉ xảy ra ở Mỹ. Gấu trúc cũng đang rời khỏi Vương quốc Anh, quốc gia cũng rơi vào mối quan hệ căng thẳng hơn với Trung Quốc.
Với việc kết thúc chương trình cho mượn ở Washington, Atlanta đã trở thành vườn thú cuối cùng của Mỹ có gấu trúc, song cũng không kéo dài lâu nữa. Những chú gấu trúc ở Atlanta dự kiến quay trở lại Trung Quốc vào năm tới. Và đại diện vườn thú cho biết họ chưa đàm phán với các đối tác Trung Quốc để kéo dài thời gian mượn gấu trúc.
Các vườn thú của Mỹ, cũng như cả chính phủ, đều khẳng định rằng các chương trình nhân giống và cho mượn đã thành công, thúc đẩy các mục tiêu bảo tồn và liên văn hóa.
Ông Liu Pengyu, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington đánh giá: “Nhiều kết quả tốt đã đạt được trong quá trình nuôi dưỡng, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, trao đổi kỹ thuật và nhận thức cộng đồng. Điều này đã đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng và tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước”.
Chính sách ngoại giao gấu trúc vẫn tiếp diễn, nhưng theo một hướng đi khác. Những con gấu trúc mới được gửi đến Qatar trước thềm World Cup 2022, có khả năng báo hiệu lợi ích của Trung Quốc tại Trung Đông.
Thỏa thuận cho mượn gấu trúc đầu tiên giữa Trung Quốc và Mỹ kéo dài một thập kỷ và được gia hạn vào năm 2010. Năm 2020, Vườn thú Quốc gia Smithsonian đã ký gia hạn tạm thời ba năm với Bắc Kinh. Theo báo cáo của Bloomberg, nhận thức được khả năng thu hút đám đông lớn của gấu trúc, vườn thú Washington đang tiến hành cải tạo trị giá 1,7 triệu USD với hy vọng có thể đón tiếp nhiều gấu hơn trong tương lai.
Phát biểu tại sự kiện báo chí vào sáng 8/11 khi những con gấu trúc chuẩn bị rời đi, Giám đốc sở thú Washington Brandie Smith bày tỏ hy vọng rằng một ngày nào đó chúng sẽ quay trở lại.
Lý do lần đầu tiên trong 50 năm nước Mỹ không có gấu trúc
Kể từ thời nhà Đường (618-907), Trung Quốc đã tặng hoặc cho các nước khác mượn gấu trúc.
Nhưng hiện nay, nhiều con gấu trúc được cho mượn đã quay trở về Trung Quốc.
Gấu trúc Tian Tian tại vườn thú quốc gia Smithsonian ở Washington, D.C. (Mỹ). Ảnh: AFP
Các vườn thú tại Mỹ dự kiến không có gấu trúc, lần đầu tiên kể từ năm 1972, sau khi thỏa thuận giữa các vườn thú Mỹ với Trung Quốc hết hạn vào cuối năm sau. Vườn thú Quốc gia ở Washington, D.C. thông báo các chú gấu trúc Tian Tian, Mei Xiang và Xiao Qi Ji sẽ quay về Trung Quốc vào tháng 12.
Vậy lý do nào khiến những con gấu trúc mũm mĩm dễ thương bản địa ở Trung Quốc lại xuất hiện tại Mỹ, Anh...?
Ngoại giao gấu trúc
Gấu trúc là động vật quý hiếm và là biểu tượng văn hóa của Trung Quốc . Gấu trúc sống chủ yếu ở các khu rừng ôn đới vùng núi phía Tây Nam nước này.
Chế độ ăn hàng ngày của gấu trúc hầu như xoay quanh lá, thân và măng của nhiều loài tre khác nhau. Tre chứa rất ít giá trị dinh dưỡng nên gấu trúc phải ăn 12-38kg mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu năng lượng. Tuy nhiên, hệ thống tiêu hóa của chúng giống động vật ăn thịt, vì vậy 1% còn lại trong khẩu phần ăn của chúng có thể bao gồm trứng, động vật nhỏ.
Trung Quốc có khoảng 1.800 con gấu trúc sống trong tự nhiên nhưng nước này cũng có ít nhất 65 con nữa cho hơn 20 quốc gia trên thế giới mượn. Lần đầu tiên Trung Quốc tặng gấu trúc làm quà ngoại giao là vào thời nhà Đường (618-907). Truyền thống này vẫn tiếp tục cho đến ngày nay và thường được gọi là ngoại giao gấu trúc.
Gấu trúc đã thu hút nhiều du khách đến vườn thú tại Mỹ. Ảnh: Reuters
Mỹ nhận những con gấu trúc đầu tiên vào năm 1972, sau khi đệ nhất phu nhân Pat Nixon chia sẻ trong một sự kiện cấp nhà nước ở Trung Quốc về tình yêu của bà dành cho động vật.
Đến năm 1984, chính sách ngoại giao gấu trúc đã thay đổi. Những con gấu không còn được tặng làm quà nữa mà thay vào đó được cho mượn trong 10 năm, có thể được gia hạn. Việc chuyển sang cho mượn gấu trúc tạo điều kiện để Trung Quốc tiếp tục quảng bá hình ảnh của mình ở nước ngoài và xây dựng "guanxi", một thuật ngữ tiếng Quan Thoại để chỉ niềm tin.
Cho mượn gấu trúc còn có thể giúp thúc đẩy quan hệ đối tác chung giữa Trung Quốc và các nước mượn. Đổi lại, các nước sở tại sẽ phải trả một khoản phí hàng năm khoảng 1 triệu USD cho mỗi con gấu trúc. Những gấu trúc con sinh ở nước ngoài sẽ phải được trả về Trung Quốc trước sinh nhật lần thứ tư của chúng.
Các chuyên gia tại Đại học Oxford (Anh) đã thực hiện một nghiên cứu về ngoại giao gấu trúc, và nhận thấy Trung Quốc cho các quốc gia có thỏa thuận thương mại với nước này thuê gấu.
Một ví dụ là gấu trúc được gửi đến Scotland vào năm 2011 sau khi hai nước ký thỏa thuận dầu mỏ. Danh sách các nước nhận gấu trúc rất phong phú, có thể kể đến Đan Mạch, Đức, Nga và Qatar.
Lý do gấu trúc quay trở về Trung Quốc
Trong trường hợp của Mỹ, hợp đồng cho mượn sẽ kết thúc vào tháng 12 và ba con gấu trúc sẽ được trả về Trung Quốc. Thỏa thuận đã được gia hạn ba lần. Sở thú Atlanta vẫn còn 4 con gấu trúc, nhưng chúng cũng sẽ được gửi trở lại Trung Quốc vào năm tới nếu thỏa thuận không được gia hạn.
Điều này đồng nghĩa với việc đây sẽ là lần đầu tiên sau 50 năm Mỹ không có gấu trúc. Những chú gấu trúc tại Scotland và Australia cũng sẽ về nước trước cuối năm nay.
Trong trường hợp của Mỹ, các nhà phân tích suy đoán rằng việc đưa gấu trúc hồi hương có thể không chỉ vì lý do kết thúc hợp đồng cho mượn. Nhà phân tích tại công ty Asia Group (Mỹ) Kurt Tong nhận định với hãng thông tấn AFP (Pháp): "Không có gì đáng ngạc nhiên khi hợp đồng gấu trúc với các vườn thú Mỹ hết hạn bởi xu hướng hiện tại của mối quan hệ Mỹ-Trung".
Gấu trúc 'ngoại giao' Trung Quốc chuẩn bị về nhà sau 20 năm 'thực hiện sứ mệnh' ở Mỹ Gấu trúc Ya Ya đã được đưa tới Mỹ cách đây 2 thập kỷ như một phần trong chương trình ngoại giao không chính thức của Trung Quốc. Gấu trúc Ya Ya ở sở thú Memphis. Ảnh: Global Look Press Sau 20 năm ở lại sở thú Memphis (bangTennessee, Mỹ) như một công cụ trong nỗ lực "ngoại giao gấu trúc" của Bắc...