Ông Biden ký lệnh hạn chế đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc
Tổng thống Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm hạn chế một số khoản đầu tư của Mỹ vào lĩnh vực công nghệ nhạy cảm ở Trung Quốc.
Tổng thống Joe Biden (Ảnh: Reuters).
Sắc lệnh Tổng thống Joe Biden vừa ký cho phép Bộ trưởng Tài chính Mỹ cấm hoặc hạn chế một số khoản đầu tư của Mỹ vào các thực thể Trung Quốc trong 3 lĩnh vực gồm chất bán dẫn và vi điện tử, công nghệ thông tin lượng tử và trí tuệ nhân tạo.
Video đang HOT
Sắc lệnh này nhằm ngăn chặn nguồn vốn và chuyên môn của Mỹ giúp phát triển các công nghệ có thể hỗ trợ quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc và làm suy yếu an ninh quốc gia của Mỹ. Sắc lệnh này tập trung vào vốn cổ phần tư nhân, vốn mạo hiểm, liên doanh và đầu tư vào lĩnh vực xanh.
Trong thư gửi Quốc hội Mỹ, Tổng thống Biden cho biết ông đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để đối phó với mối đe dọa về sự tiến bộ của các quốc gia như Trung Quốc “trong các công nghệ và sản phẩm nhạy cảm quan trọng liên quan tới quân đội, tình báo, trinh sát hoặc không gian mạng”.
Động thái này của Mỹ có thể gây căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết họ “rất thất vọng” trước sắc lệnh của Mỹ.
Tuy nhiên, các quan chức Mỹ khẳng định các lệnh cấm nhằm giải quyết các rủi ro an ninh quốc gia “nguy hiểm nhất” và không chia rẽ nền kinh tế vốn phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nước.
Trung Quốc chỉ trích Nga cư xử không theo mối quan hệ hữu nghị chung
Đại sứ quán Trung Quốc tại Nga cho rằng phía Nga đã "thực thi pháp luật thô bạo và quá mức" trong vụ từ chối nhập cảnh đối với nhóm người Trung Quốc.
Cờ Nga tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh (Trung Quốc) trước lễ tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin hôm 24.5. Ảnh REUTERS
Hãng Reuters ngày 5.8 đưa tin Đại sứ quán Trung Quốc tại Nga chỉ trích việc đối xử nhóm 5 người Trung Quốc bị từ chối nhập cảnh vào Nga, khi cho rằng điều đó không nhất quán với mối quan hệ hữu nghị chung song phương.
Nhóm công dân Trung Quốc trên dự định lái xe từ Kazakhstan vào Nga hồi tháng trước, nhưng bị từ chối nhập cảnh sau 4 giờ kiểm tra và bị hủy thị thực, theo Đại sứ quán Trung Quốc viết trên tài khoản mạng xã hội WeChat.
Theo đó, phía Đại sứ quán Trung Quốc đã gặp Bộ Ngoại giao và các cơ quan biên giới Nga, "chỉ rõ rằng việc thực thi pháp luật thô bạo và quá mức của Nga trong vụ việc này đã gây tổn hại nghiêm trọng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân Trung Quốc".
Đại sứ quán Trung Quốc dẫn các tuyên bố của giới chức Nga rằng Nga hoan nghênh và không có chính sách kỳ thị công dân Trung Quốc, cũng như đích đến trên đơn xin thị thực của 5 người trên không trùng với đích đến thực sự của họ.
Bắc Kinh và Moscow nhiều lần đề cập mối quan hệ song phương vững chắc kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố mối quan hệ đối tác "không giới hạn" kể từ tháng 2.2022, khi ông Putin đến Bắc Kinh dự khai mạc Thế vận hội mùa đông trước khi tiến hành chiến dịch tại Ukraine.
Hôm 4.8, Trung Quốc cho biết sẽ cử một quan chức cấp cao đến Ả Rập Xê Út dự đối thoại nhằm tìm kiếm giải pháp dàn xếp hòa bình cho chiến sự tại Ukraine.
Trung Quốc nối lại miễn thị thực với Singapore và Brunei Kể từ ngày 26/7 tới, Trung Quốc nối lại chính sách miễn thị thực nhập cảnh 15 ngày đối với công dân Singapore và Brunei. Hành khách xếp hàng để kiểm tra an ninh tại sân bay quốc tế ở Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, ngày 7/1/2023. Ảnh: THX/TTXVN Chính sách này được khôi phục hơn 3 năm sau khi Bắc...