Chính phủ Solomon không tiếp các nhà ngoại giao nước ngoài trong khi chốt ngân sách quốc gia
Theo trang devdiscourse.com (Ấn Độ), Quần đảo Solomon đã tạm thời cấm chuyến thăm của các nhà ngoại giao nước ngoài trong vòng hai tháng.
Ngoại trưởng Australia Penny Wong (trái) tới Honiara, Quần đảo Solomon ngày 17/6/2022. Ảnh: Reuters
Thông tin trên được đưa ra trong một lá thư gửi các đối tác phát triển trong bối cảnh nhiều nước đang tranh giành ảnh hưởng ở quốc gia Thái Bình Dương này.
Bức thư đề ngày 5/9 được đăng trên trang web của chính phủ Quần đảo Solomon. Nội dung cho biết lệnh cấm được áp dụng trong thời gian các quan chức Solomon chốt ngân sách quốc gia, bắt đầu vào ngày 15/9. Bức thư mô tả đây là thời điểm quan trọng đối với chính phủ Quần đảo Solomon.
Các trường hợp ngoại lệ sẽ được chấp thuận trong trường hợp xảy ra thảm họa thiên nhiên, hoặc tùy theo từng trường hợp đối với các dự án hoặc chuyến thăm quan trọng liên quan công việc chuẩn bị ngân sách.
Sau khi ký hiệp định an ninh với Trung Quốc vào năm 2022, Quần đảo Solomon đã đón tiếp ngày càng nhiều nhà ngoại giao cấp cao từ Australia, Mỹ, Anh, Nhật Bản, Saudi Arabia và Trung Quốc.
Australia là nước viện trợ lớn nhất cho Quần đảo Solomon. Trong khi đó, Trung Quốc đã nhanh chóng tăng cường cho nước này vay tiền thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, trong đó có dự án mạng viễn thông của Huawei. Cơ quan viện trợ quốc tế Mỹ (USAID) cũng muốn cung cấp các khoản vay cơ sở hạ tầng cho Solomon.
Các quốc đảo Thái Bình Dương, vốn nằm trên các tuyến đường biển quan trọng chiến lược, đã trở thành tâm điểm cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa các nước lớn trong những năm gần đây.
Australia đề nghị Mỹ nhanh chóng giải quyết vụ án liên quan nhà sáng lập Wikileaks
Ngày 29/7, Ngoại trưởng Australia Penny Wong cho rằng vụ án liên quan đến nhà sáng lập Wikileaks Julian Assange đã kéo dài quá lâu và cần phải kết thúc.
Nhà sáng lập trang mạng WikiLeaks, ông Julian Assange. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, phát biểu họp báo ở Brisbane sau đối thoại ngoại giao-quốc phòng Australia - Mỹ (AUSMIN) lần thứ 33, Ngoại trưởng Wong cho biết Australia đã nói rõ rằng "vụ án của ông Assange đã kéo dài quá lâu và chúng tôi mong muốn vụ việc sẽ được kết thúc".
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken xác nhận vụ án của ông Assange đã được nêu ra trong các cuộc đàm phán song phương, đồng thời nhấn mạnh ông hiểu quan điểm của phía Canberra về vấn đề nhạy cảm này. Ông cho biết thêm: "Ông Assange bị buộc tội vì hành vi tội phạm rất nghiêm trọng ở Mỹ liên quan đến một trong những vụ dàn xếp thông tin mật lớn nhất trong lịch sử. Những hành động mà ông Assange bị cáo buộc thực hiện gây nguy hại nghiêm trọng cho an ninh quốc gia của chúng ta".
Ông Assange, 51 tuổi, công dân Australia, bị Mỹ truy tố theo Đạo luật Gián điệp, với cáo buộc tấn công máy tính của chính phủ để thu thập và tiết lộ trái phép lượng lớn tài liệu quân sự mật và các bức điện ngoại giao trên WikiLeaks, hành vi mà họ cho là đe dọa tính mạng nhiều người. Năm 2022, giới chức Anh đã chấp thuận yêu cầu dẫn độ sáng lập viên WikiLeaks sang Mỹ để hầu tòa vì cáo buộc trên.
Australia và Mỹ đẩy mạnh quan hệ trong cuộc họp AUSMIN lần thứ 33 Các Bộ trưởng cam kết mở rộng hợp tác song phương và với các đối tác cũng như các thể chế khu vực, chủ yếu là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương để đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng mở, ổn định, hòa bình, thịnh...