VEPR: Dự trữ ngoại hối vượt mức 71 tỷ đồng
Theo NHNN, dự trữ ngoại hối đã tăng vượt mức 71 tỷ USD, là “mức kỉ lục” hướng tới đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, theo VEPR thực chất đây mới chỉ là mức an toàn nếu so với quy mô thương mại hiện nay.
Tại tọa đàm công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý III/2019, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, tính đến ngày 30/9, tỷ giá USD trung tâm mới tăng khoảng 0,4% so với cuối quý II/2019.
Mức thay đổi tỷ giá ngày một thấp hơn khi quý IV/2018 tăng 1,8%; quý I/2019 tăng 1% và quý II/2019 chỉ tăng 0,3%. Tại các ngân hàng thương mại tỷ giá biến động rất nhẹ quanh 23.275 VND/USD.
Tỷ giá ngày một thấp là hợp lý
VEPR cho rằng, mức thay đổi tỷ giá ngày một thấp là hợp lí theo tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay, diễn biến này xuất phát từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, từ phía quốc tế, một loạt quốc gia hạ lãi suất (Cục Dự trữ liên bang Mỹ – Fed đã hai lần liên tiếp hạ lãi suất; Ngân hàng trung ương châu Âu – ECB giảm lãi suất xuống âm 0,5%; Ngân hàng Trung ương Nhật Bản – BoJ giảm lãi suất xuống còn 0,1%), cùng với việc áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc đi vào hiệu lực và khả năng sản xuất của Mỹ ở mức thấp nhất trong 9 năm qua khiến sức mạnh của đồng USD suy yếu.
Thứ hai, từ phía Việt Nam, việc đảm bảo VND không giảm giá mạnh là yêu cầu cấp thiết để tránh cáo buộc thao túng tiền tệ như Mỹ đã cảnh báo vào tháng 5 vừa qua.
Video đang HOT
PGS. TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR. Ảnh minh họa
Giảm lãi suất không ảnh hưởng tới tỷ giá VND/USD
Đánh giá về tác động của việc giảm lãi suất điều hành, VEPR cho rằng điều này gần như không ảnh hưởng gì đến tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng thương mại cũng như tỷ giá trung tâm từ đó đến nay.
Thời gian tới, VEPR dự báo tỷ giá trung tâm vẫn giữ đà tăng không đáng kể do ba yếu tố. Thứ nhất là sự bất ổn của đồng USD trước việc sản xuất suy giảm và sự đổ lỗi của Tổng thống Trump lên Fed vì để mức lãi suất cao. Thứ hai là những căng thẳng liên quan đến Mỹ – Trung, Mỹ – Iran, Nhật – Hàn Quốc vẫn chưa được giải quyết. Cuối cùng là NHNN cẩn trọng trong việc điều hành thị trường để tránh cáo buộc của Mỹ.
“Tại các ngân hàng thương mại, theo chu kì tỷ giá đợt cuối năm có thể tăng chạm cận trên 3%, nhưng với tình hình tăng trưởng ảm đạm trên toàn thế giới như hiện nay, điều đó cũng khó xảy ra”, VEPR nhận định.
VEPR cho biết dự trữ ngoại hối đã tăng vượt mức 71 tỷ USD. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đây là “mức kỉ lục” hướng tới đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, VEPR đánh giá thực chất đây mới chỉ là mức an toàn nếu so với qui mô thương mại hiện nay. “NHNN nên cân đối việc tăng dự trữ ngoại hối với việc đối phó với cáo buộc thao túng của Mỹ”, VEPR lưu ý.
PGS. TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR nhận định nếu NHNN không mua vào ngoại tệ thì VND thậm chí còn lên giá. Nguyên nhân gồm: Lãi suất của Việt Nam tương đối cao so với thế giới. Dòng vốn giải ngân đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tăng. Thặng dư thương mại vẫn được duy trì. Hoạt động mua bán vốn khác vẫn ổn định.
Đồng thời, ông Phạm Thế Anh cũng lưu ý NHNN cần tích trữ dòng vốn đủ lớn để đảm bảo khả năng ứng phó khi dòng vốn nước ngoài có xu hướng đảo chiều. Mặt khác, Việt Nam đứng thứ 7 trong số các nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ nên dư địa để can thiệp vào thị trường ngoại hối không còn nhiều.
Thảo Nguyên
Theo VietQ.vn
VEPR dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm nay sẽ đạt 7,05%
Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) dự báo tăng trưởng quý IV/2019 có thể đạt 7,26% và cả năm nay sẽ ở mức 7,05%.
Sáng 10-10, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức toạ đàm công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý III/2019.
Theo báo cáo của VEPR, kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong quý III/2019 ở mức 7,31%. FDI tiếp tục là khu vực đóng góp chính và tăng trưởng thông qua xuất khẩu. Trong khi đó, tăng trưởng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm do nhiều yếu tố bất lợi xuất hiện.
Kinh tế Việt Nam năm 2019 đang diễn biến tích cực. (Ảnh minh họa)
Với mức tăng trưởng của quý III, nhóm nghiên cứu Kinh tế vĩ mô của VEPR cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,6% - 6,8% của năm 2019 do Quốc hội đề ra khả thi. Tuy nhiên, trước căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, Nhật Bản - Hàn Quốc ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, giá trị đồng tiền mạnh và tài sản.
Dự báo tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong cuối năm 2019 có thể chịu ảnh hưởng bởi các cú sốc từ thị trường thế giới. Ngân hàng Nhà nước cần điều hành lãi suất và tỷ giá một cách linh hoạt, khách quan và tôn trọng quy luật thị trường nhằm hấp thụ các cú sốc từ bên ngoài, nhóm chuyên gia của VEPR khuyến nghị.
Tỷ lệ lạm phát bình quân quý III/2019 đang ở mức vừa phải, tuy nhiên đang có xu hướng gia tăng gần đây. Ảnh hưởng từ dịch tả lợn và tăng giá xăng có nguy cơ đẩy lạm phát tăng cao. Trong bối cảnh đó, VEPR dự báo tăng trưởng năm 2019 đạt 7,05%./.
Theo TRẦN NGỌC (VOV)
Năm 2019, tăng trưởng kinh tế có khả năng vượt chỉ tiêu và đạt trên 7% Với mức tăng trưởng GDP 7,31% trong quý 3, VEPR cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,6%-6,8% của năm do Quốc hội đề ra là khả thi và dự báo tăng trưởng còn có thể đạt 7,05%. Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý 3, do Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thực hiện và công bố ngày 10/10. (Ảnh:...