Venice kêu cứu vì thủy triều cao bất thường
Thành phố Venice ngày 15-11 đang bị ngập dưới mực nước thủy triều cao kỷ lục trong 50 năm qua.
70% diện tích thành phố Venice đã bị nhấn chìm. Ảnh Reuters.
Quảng trường trung tâm St. Mark đã bị nhấn chìm và đóng cửa đối với khách du lịch, các cửa hàng và khách sạn bị nước biển tấn công khiến người dân và khách du lịch chịu cảnh khốn khổ.
Chính quyền thành phố cho biết ngày 15-11 thủy triều cao đạt đỉnh 154 cm, thấp hơn mức 187 cm hôm 12-11 vừa qua, và cũng là mức thủy triều cao kỷ lịch thứ hai từng được ghi nhận tại thành phố du lịch nổi tiếng này.
Dù vậy, thủy triều đã có lúc nhấn chìm hơn 70% diện tích thành phố này, làm xáo trộn cuộc sống thường nhật của người dân.
Chính phủ Italy đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với Venice trong ngày 14-11, phân bổ 20 triệu euro (tương đương 22 triệu USD) nhằm giải quyết các hậu quả tức thời. Thị trưởng Luigi Brugnaro dự đoán rằng sẽ phải phân bổ thêm tiền để giải quyết các vấn đề tại đây.
“Venice đã bị phá hủy vào ngày hôm trước. Chúng tôi đang nói về tổng thiệt hại lên đến hàng tỷ euro”, ông Brugnaro cho biết trên Twitter. “Đây là tình trạng khẩn cấp, nhưng chúng tôi đang cố gắng kiểm soát tình hình”.
Còi báo động reo báo khắp Venice từ sáng sớm, cảnh báo về thủy triều cao sắp xảy ra. Hầm mộ bên dưới Nhà thờ Thánh Mark Mark đã bị ngập.
Sau mức triều cao ngày 15-11, các chuyên gia dự báo thủy triều vẫn cao từ 110 – 120 cm vào cuối tuần này. Trong điều kiện bình thường, thủy triều từ 80 – 90 cm được coi là cao nhưng vẫn kiểm soát được.
Thị trưởng thành phố cho biết biến đổi khí hậu đã gây ra hiện tượng bất thường này mà thành phố Venice đã phải đối mặt trong những năm gần đây.
Video đang HOT
Các nhóm tình nguyện và sinh viên đã đến khu vực trung tâm thành phố để giúp các doanh nghiệp dọn dẹp, thoát nước, trong khi các trường học vẫn đóng cửa.
Duy Tiến
Theo CAND
Giải bài toán giao thông để à Lạt trở thành thành phố thông minh
Đà Lạt là trung tâm Chính trị - Kinh tế - Văn hóa - Xã hội của tỉnh Lâm Đồng; là thành phố du lịch nổi tiếng đón lượng khách du lịch trung bình khoảng 6 triệu lượt người/năm.
Trong bối cảnh hạ tầng giao thông địa phương ngày một quá tải do phương tiện giao thông tăng nhanh, vấn đề quản lý, điều hành giao thông đô thị cũng đặt ra nhiều thách thức.
Đà Lạt có thêm "đặc sản": Kẹt xe
Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Lâm Đồng có hơn 58 ngàn xe ô tô, gần một triệu xe mô tô, chưa kể hàng triệu phương tiện giao thông của du khách dồn về mỗi năm, nhất là các dịp Lễ, Tết, cuối tuần... Trong khi đó, hệ thống giao thông vốn đã xuống cấp, ít được đầu tư, khó mở rộng, không có đèn tín hiệu giao thông, ý thức tham gia giao thông của người dân chưa cao, nên tình trạng ùn tắc, tai nạn giao thông gia tăng...
Người dân Đà Lạt và du khách không còn lạ gì với cảnh những dịp cao điểm, hàng ngàn xe ô tô lớn, nhỏ nối đuôi đổ về thành phố khiến mật độ phương tiện tham gia giao thông tăng cao, đường sá trở nên chật chội, liên tục ùn tắc. Sợ nhất là những đoàn xe khách lớn loại 50 chỗ chạy dọc, ngang nối đuôi nhau, choán hết những cung đường. Trong khi đó, đường Đà Lạt thiết kế nhỏ, chỉ vừa đủ cho 2 làn xe ô tô cỡ nhỏ đi lại, không kể phần đường dành cho người đi bộ, xe máy.
Đà Lạt có thêm đặc sản: kẹt xe (Ảnh: TL)
Toàn thành phố có 1 ngã năm, 8 ngã tư và khoảng chục ngã ba. Trong đó, đặc biệt tại 3 nút giao thông: Ngã tư Phan Chu Trinh, ngã ba Việt Anh, ngã tư dốc Bà Triệu - Trần Phú liên tục bị kẹt xe vào các ngày, giờ cao điểm.
Bên cạnh đó, một số tuyến đường cũ hẹp không còn đáp ứng được sự phát triển đô thị như mật độ dân cư tăng, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông lớn, như: Đường Bùi Thị Xuân, Phan Đình Phùng, Trần Quý Cáp... nhất là tại các nút giao thông ngã 3, ngã 4 hay các cổng trường học, chợ, khách sạn, nhà hàng...
Hoặc tại đường Quang Trung (đoạn ngã ba giáp đường Cô Giang), nhiều người dân tham gia giao thông đã bày tỏ bức xúc việc có rất nhiều xe khách lớn, nhỏ và các loại xe hơi đỗ dọc hai bên đường gây cản trở giao thông không nhỏ, nhất là thời điểm tan trường của 4 trường học tiểu học, mầm non gần đó.
Vì đâu nên nỗi
Theo các chuyên gia về giao thông, Đà Lạt có địa hình đồi núi, đường dốc, hẹp, cùng với sự tăng nhanh về số lượng phương tiện giao thông nên nhiều năm trở lại đây tình hình giao thông tại thành phố thơ mộng này đang có dấu hiệu quá tải.
Bằng trực quan, có thể liệt kê ngay một số hiện trạng về giao thông hiện nay, như: Nhiều đoạn đường xuống cấp trầm trọng, ùn tắc lưu thông, chấp hành Luật Giao thông đường bộ chưa nghiêm túc... Có nhiều nguyên nhân, trước hết là một số tuyến đường cũ hẹp không còn đáp ứng được sự phát triển đô thị như mật độ dân cư tăng, lưu lượng người và phương tiện lưu thông lớn.
Bên cạnh đó, ùn tắc cục bộ còn do chính những người quản lý cơ sở liên quan (trường học, khách sạn, nhà hàng...) thiếu trách nhiệm tổ chức thực hiện an toàn giao thông; người tham gia giao thông không tuân thủ pháp luật. Cũng do lưu lượng người và phương tiện giao thông ngày càng tập trung vào một số nút giao thông dẫn đến ùn tắc lớn, nhất là cao điểm mùa du lịch và đầu (cuối) giờ làm việc, học tập, ví dụ như ngã tư Phan Chu Trinh - Trần Quý Cáp - Quang Trung - Lữ Gia; ngã ba Hải Thượng - 3/2...
"Điểm nóng" kẹt xe tại ngã tư chợ Phan Chu Trinh (Ảnh: TL)
Chất lượng đường, ngoài thi công chưa đảm bảo kỹ thuật (ví dụ cầu Trần Quý Cáp thi công năm 2015 đã đưa vào sử dụng nhưng bị trũng đọng nước hai bên làn dành cho xe mô tô, xe gắn máy và xe thô sơ) thì nguyên nhân chủ yếu do đường xuống cấp nhưng kinh phí duy tu bảo dưỡng chưa đáp ứng, phần khác do hệ lụy của việc thi công Dự án hệ thống thoát nước thải.
Điều hết sức quan trọng đó là mặc dù TP. Đà Lạt đã quy hoạch các bến bãi đậu ô-tô song thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu, khiến cho không gian giao thông gặp nhiều khó khăn, nhiều phương tiện đã tận dụng vỉa hè, lòng đường để dừng đỗ, đón trả khách, nên đã dẫn đến ùn tắc giao thông cục bộ.
Phường 1 - phường trung tâm của TP. Đà Lạt - hiện có 6 điểm giữ xe, hầu hết có quy mô nhỏ hẹp, chủ yếu thiết kế dành cho các loại xe con và các loại xe tải nhỏ. Vậy nên vào cao điểm mùa du lịch, ngày nghỉ cuối tuần, các bãi đậu xe này chưa đáp ứng được nhu cầu. Các loại xe khách từ 16 đến 45 chỗ khó lòng "chen chân" vào những giờ cao điểm nên đành phải dừng đậu xe dưới lòng lề đường.
Giao thông thông minh cho thành phố thông minh
Năm 2018, UBND tỉnh Lâm Đồng đã phê duyệt Đề án "Xây dựng thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh giai đoạn 2018-2025", trong đó, giao thông thông minh là một trong 11 lĩnh vực quan trọng của Đề án này.
Theo đó, "giao thông thông minh" cần cung cấp thông tin thời gian thực và trải nghiệm tốt nhất cho người tham gia giao thông, đẩy mạnh năng lực phân tích, dự báo để nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông, tối ưu hành trình di chuyển và đảm bảo an toàn giao thông.
Ứng dụng cung cấp thông tin giao thông cho người dân, du khách; Giải pháp quản lý và điều khiển giao thông; Giải pháp bãi đỗ xe thông minh; Giải pháp vé điện tử thông minh; Hệ thống quản lý vận tải hành khách công cộng áp dụng cho xe buýt; Cảnh báo tình hình kẹt xe ở các thời điểm mật độ xe cao.
Đà Lạt đang thiếu bến xe, điểm đậu đỗ xe vệ tinh nên ôtô dừng đỗ dọc các tuyến phố rất nhiều khiến giao thông ùn tắc cục bộ (Ảnh: TL)
Một số chuyên gia ngành giao thông cho rằng, trước mắt, Đà Lạt cần đưa ra quy định một số tuyến đường trung tâm thành phố phải hạn chế phương tiện có trọng tải lớn đi vào nhất là vào giờ cao điểm. Sau đó cần bố trí bãi đậu xe để dành cho phương tiện như 40, 50 chỗ ngồi đậu đỗ, hạn chế vào khu vực trung tâm. Cũng có thể chỉ cho xe tải lưu thông vào thành phố ban đêm và có thể sẽ cấm theo giờ một số phương tiện xe du lịch loại cỡ lớn...
Tuy nhiên, cũng theo các chuyên gia này, giải pháp căn cơ để giảm áp lực về giao thông, mục tiêu trước mắt mà TP. Đà Lạt cần triển khai thực hiện là đến năm 2020 phải dành tối thiểu từ 23-25% quỹ đất cho hạ tầng giao thông. Còn giải pháp về lâu dài TP. Đà Lạt đề xuất quy hoạch các bến xe vệ tinh, như: Bến xe Đông Bắc Đà Lạt, bến xe Trạm Hành, bến xe Tà Nung, Xuân Thọ...
Cùng với đó, việc tăng cường công tác kiểm tra, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, cảnh quan đô thị, trả lại không gian cho người đi bộ phải được triển khai một cách thường xuyên, liên tục. Có như vậy giao thông TP. Đà Lạt mới hy vọng được đảm bảo an toàn và tiến tới góp phần đưa Đà Lạt trở thành thành phố thông minh./.
Đại úy Nguyễn Thành Trung (Học viện Lục quân)
Theo DNVN
Những việc bạn cần nên tránh làm khi du lịch ở Venice "Nhập gia tùy tục", đó là những điều mà các du khách cần lưu ý khi du lịch đến bất cứ đâu nếu không muốn xảy ra những phiền phức không đáng có tại các thành phố. Venice cũng không là ngoại lệ. Venice được mệnh danh là thành phố tình yêu, với những điểm đến vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, Venice...