Venezuela lần đầu đưa dầu trở lại châu Âu sau 2 năm bị Mỹ trừng phạt
Thông qua việc cho phép Venezuela trả nợ bằng dầu, chính quyền Tổng thống Biden kỳ vọng dầu thô của Venezuela có thể giúp châu Âu giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga.
Một lô hàng 650.000 thùng dầu của Venezuela sắp được vận chuyển đến châu Âu, đánh dấu chuyến xuất khẩu dầu thô đầu tiên từ quốc gia bị Mỹ trừng phạt sang châu Âu sau 2 năm.
Một cơ sở lọc dầu của Công ty dầu khí nhà nước Venezuela ở Venezuela. Ảnh: Reuters
Hãng tin Reuters đưa tin, Bộ Ngoại giao Mỹ tháng trước đã gửi thư cho công ty dầu mỏ Italy là Eni SpA và Repsol SA của Tây Ban Nha, cho phép các doanh nghiệp này mua dầu thô của Venezuela như một cách để giải quyết hàng tỷ USD nợ chưa thanh toán.
Thông qua việc cho phép Venezuela trả nợ bằng dầu, chính quyền Tổng thống Biden kỳ vọng dầu thô của Venezuela có thể giúp châu Âu giảm bớt sự phụ thuộc vào Nga.
Video đang HOT
Hai công ty năng lượng châu Âu, có liên doanh với công ty dầu khí nhà nước Venezuela sẽ được mua dầu thô Venezuela với điều kiện phải đảm bảo là dầu mỏ phải được chuyển đến châu Âu, không được bán lại ở nơi khác.
Dự kiến, trong tuần tới, ngoài tàu chở 650.000 thùng dầu, phía Công ty dầu mỏ Eni còn thuê thêm một tàu chở dầu để tiếp tục vận chuyển dầu thô từ Venezuela.
Cấm vận khiến Nga thiệt hại 15 năm thành tựu kinh tế
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine đang gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Nga.
Người đi bộ băng qua đại lộ Nevsky, trung tâm thành phố Saint Petersburg, Nga. Ảnh: Reuters
Theo phân tích của các chuyên gia tại Viện Tài chính Quốc tế (IIF) có trụ sở tại Mỹ, thiệt hại của Moskva tương đương 15 năm thành tựu kinh tế và 30 năm hội nhập với phương Tây.
Tuy nhiên, IIF cảnh báo rằng tác động trên là một "mục tiêu biến động" do có thêm nhiều lệnh trừng phạt đang được bổ sung và Nga có thể trả đũa, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.
Nhà kinh tế Elina Ribakovatại IIF chia sẻ với các phóng viên rằng Điện Kremlin sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn nữa nếu duy trì cuộc chiến ở Ukraine.
Trong báo cáo mới nhất, IIF dự báo nền kinh tế Nga sẽ giảm 15% trong năm nay và thêm 3% nữa vào năm 2023. Điều này đồng nghĩa với việc những thành quả kinh tế mà Nga từng nỗ lực đạt được trong 15 năm có thể bị xóa sạch.
Loạt biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu nhắm vào nền tài chính Nga - gồm cắt đứt khả năng thanh toán nợ nước ngoài, đẩy các loại giá cả lên cao, kêu gọi công ty nước ngoài rút khỏi thị trường Nga - đang làm giảm nhu cầu tiêu dùng trong nước, dẫn đến hạ thấp triển vọng kinh tế trong ngắn hạn, trung và dài hạn.
Nhóm chuyên gia lưu ý rằng một số hậu quả mạnh nhất của "cuộc chiến tranh kinh tế" trên vẫn chưa hiện rõ. Những cấm vận khắc nghiệt đó đã làm tiêu tan 30 năm đầu tư và kết nối với châu Âu của Nga trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Tháng 3/2022, Nga trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất thế giới. Moskva phải hứng chịu hơn 5.000 lệnh trừng phạt có mục tiêu khác nhau, nhiều hơn cả Iran, Venezuela, Myanmar và Cuba cộng lại.
Với 1.194 lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva, Mỹ là quốc gia đứng đầu về số lệnh trừng phạt, tiếp theo là Canada (908) và Thụy Sĩ (824).
Theo dữ liệu chính thức của Quý I/2022, thu nhập thực tế của người dân Nga giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Kỳ vọng của người tiêu dùng cũng đã thay đổi đáng kể kể từ cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2022.
Phần lớn (94%) người được hỏi cảm nhận được tác động do gia tăng giá, đặc biệt là đối với các sản phẩm và hàng hóa khác thuộc nhóm tiêu dùng cơ bản: quần áo và giày dép, thuốc men, đồ nội thất và hàng hóa cho trẻ em. Theo đa số (88%), tình hình kinh tế ngày càng trở nên tồi tệ, đặc biệt ảnh hưởng đến những người có thu nhập thấp.
Người Nga cho biết họ đã giảm chi tiêu trong các lĩnh vực sau: ăn uống, du lịch, giải trí, sửa sang nhà cửa và mua sắm nội thất. Họ cũng giảm chi tiêu cho các sở thích cá nhân, rượu, mỹ phẩm và thẩm mĩ. Chi tiêu cho mua sắm trang phục đã giảm 40% và mua hàng tạp hóa giảm 30%.
Nga có thể 'tắt nguồn' lưới điện khổng lồ của Mỹ chỉ bằng một thao tác Mặc dù Nga chỉ khai thác 6% urani trên thế giới, nhưng nước này kiểm soát khoảng 40% thị trường urani toàn cầu và 46% tổng công suất làm giàu urani. Thành phố New York (Mỹ) vào ban đêm. Ảnh: Wikipedia Báo The Hill mới đây đăng bài cảnh báo rằng nếu Nga quyết định ngừng cung cấp urani đã được làm giàu...