Vén màn chiến lược đào tạo hoàn hảo của các “ông lớn” K-Pop
Làn sóng âm nhạc Hàn Quốc được biết đến với những chiến lược đào tạo kĩ lưỡng và những chiêu thức quảng bá hiệu quả. Một bài báo mới đây đã chỉ ra điều đó.
Ngoại ngữ là yếu tố quan trọng
Đại diện của SM Entertainment tiết lộ “Từ khi còn học lớp 5, điều đầu tiên mà BoA được học chính là ngoại ngữ – một trong những yếu tố giúp cô đứng vững trên những sân khấu quốc tế. Trong những kì nghỉ, BoA được tới Nhật Bản và tham gia tập trung đào tạo tại đây. Để thành thạo một ngoại ngữ, trực tiếp tiếp xúc với địa phương đó là một điều rất quan trọng.”
Với những nhóm nhạc thần tượng sắp ra mắt, kiến thức về ngoại ngữ vô cùng cần thiết. Tiếng Nhật, tiếng Trung, tiếng Anh là những ngôn ngữ cơ bản nhất. Tiếng Pháp và Tây Ban Nha hiện cũng đã bắt đầu được đưa vào đào tạo cho các nghệ sĩ. Đại diện Cube Entertainment, Hong Seung Sung cho biết”Không chỉ phác thảo những kế hoạch quảng bá cho BTOB, chúng tôi cũng luôn cân nhắc đến những tài năng và sở thích riêng của mỗi thành viên, nhóm đã được học tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Pháp”. Sự am hiểu về nền văn hoá cũng như ngôn ngữ của một đất nước như lòng bàn tay cũng đã đem lại thành công cho nhà sản xuất nổi tiếng Brave Brothers.
Matsubara, biên tập viên của một đơn vị xuất bản ở Nhật khẳng định : “Những nghệ sĩ như BoA hay TVXQ đã phải trải qua những khoá đào tạo tiếng Nhật để có thể tham gia vào nhiều chương trình ở Nhật Bản. Chiến lược này chính là nhân tố hàng đầu để thành công.”
Bí quyết quảng bá tại Nhật Bản
Video đang HOT
Sự ra mắt của BoA, TVXQ và Girls’ Generation hoàn toàn khác nhau ngay từ ban đầu. TVXQ ra mắt tại Nhật Bản vào năm 2005 khi họ đã thu được khá nhiều sự yêu mến tại Hàn Quốc. Đại diện của AVEX cho biết “Nhóm nhạc xây dựng một lượng fans hùng hậu nhờ khả năng hát và nói tiếng Nhật lưu loát cùng sự siêng năng xuất hiện trên những sân khấu nhỏ và thậm chí còn có ảnh hưởng mạnh mẽ khi được trình diễn tại “sân khấu mơ ước” Tokio Dome năm 2009″.
Mặt khác, Girls’ Generation lại đổ bộ Nhật Bản với “dự án Beatles”. Các cô gái tránh xa chiến lược “nội địa hoá” tại Nhật, thay vào đó, họ phát hành các ca khúc tại Hàn Quốc. Đó là một cách để gây ấn tượng với các fans tại nơi họ đã nổi tiếng từ trước và sau đó đến gần với các fans đã trông đợi họ từ lâu.
Tương tự với nét khác biệt giữa TVXQ và Girls’ Generation, cùng sự phát triển của các mạng xã hội như Twitter hay me2day, các công ty đại diện đã liên tục có được những phương thức quảng bá mới cho những nghệ sĩ của mình. CUBE Entertainment – đơn vị quản lí của 4Minute, B2ST, G.Na, và BTOB tiết lộ “Về lâu dài, sự tiếp cận toàn cầu cho thấy mức độ hiệu quả hơn so với việc áp đặt chiến lược “nội địa hoá” đối với các nghệ sĩ”. Việc kí hợp đồng với các nghệ sĩ nước ngoài như Nichkhun (2PM), Sandara Park (2NE1), Jia và Fei (Miss A), Victoria (F’(x)) cũng đóng một vai trò không nhỏ trong các kế hoạch quảng bá qui mô của các “ông lớn” Hàn Quốc.
Tuy nhiên, không thể bỏ qua phần âm nhạc và vũ đạo có ảnh hưởng lớn đến toàn thế giới. Các ca khúc không hề lạ lẫm đối với những người hâm mộ nước ngoài, bởi chúng luôn theo một “công thức” thường sử dụng tại Mĩ và châu Âu. Cấu trúc “intro – phần nối – điệp khúc – phần nối – điệp khúc” đã trở nên quá quen thuộc và kể cả những người không hề biết ngoại ngữ cũng có thể thưởng thức các sản phẩm âm nhạc Hàn Quốc.
Hệ thống “Tất cả trong một” : kiến thức về giáo dục giới tính, tư vấn tâm lý,…
Hệ thống phát triển của các nghệ sĩ K-Pop phần lớn tập trung vào diễn xuất, đào tạo, sản xuất và những chiến lược quảng bá toàn cầu. Park Jin Young, người đứng đầu của JYP Entertainment cho biết”Nhìn từ bên ngoài, có vẻ như các nhóm nhạc thần tượng được đào tạo theo một tiêu chuẩn chung, tuy nhiên, quá trình tìm kiếm phong cách cũng như cá tính độc đáo của mỗi ca sĩ phù hợp hơn thế. Với hệ thống này, mỗi học viên sẽ được phát triển để trở thành nghệ sĩ được trang bị một cách hoàn thiện nhất từ trước tới giờ.”
Hệ thống Park Jin Young tiết lộ chính là “All In One – Tất cả trong một”. Bên cạnh việc đào tạo các kĩ năng cần thiết như luyện thanh, vũ đạo, diễn xuất, ngôn ngữ,…các nghệ sĩ còn được tham gia các hoạt động cộng đồng và các lớp học xây dựng tính cách như: giáo dục giới tính, khả năng lãnh đạo, nhận thức về ma tuý, kiểm soát suy nghĩ, và học các nghi lễ bên cạnh những liệu pháp tâm lí.
Vậy, đâu là lợi thế cạnh tranh của các thần tượng Hàn Quốc? Những nghệ sĩ K-Pop có ưu điểm về kĩ thuật vũ đạo nổi bật ngay cả khi so sánh với những nghệ sĩ phương Tây. Giám đốc điều hành Google khẳng định “Giai điệu dễ nhớ, sự xuất hiện cùng vũ đạo độc đáo, phong cách âm nhạc mới mẻ nhưng không hề xa lạ, chính là những lợi thế lớn nhất mà âm nhạc Hàn Quốc có được.”
Hà Yên
Theo VNN
Các công ty quản lý không muốn Music Bank được tổ chức khắp thế giới
Sau khi KBS xác nhận thông tin sẽ tổ chức Music Bank tại hàng loạt quốc gia khác nhau trong năm nay, Kpop fan đã không thể kìm được niềm hạnh phúc vì sắp được diện kiến thần tượng "bằng xương bằng thịt". Trái với fan, các đại diện trong ngành âm nhạc Hàn Quốc lại tỏ ra không đồng tình. Nhiều đài truyền hình đã và đang bị chỉ trích vì cố gắng "cá kiếm" từ Làn sóng Hàn, trong khi bản thân nghệ sĩ mới là những người tạo ra Làn sóng Hàn.
SM Entertainment liên tục mang thương hiệu "SMTOWN Concert"
đến với Kpop fan trên toàn thế giới trong thời gian gần đây
Thời gian gần đây, SM Entertainment thường xuyên tiến hành những chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới. Gà cưng "đông dân" Super Junior của công ty này cũng thực hiện loạt solo concert tại nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, 6 anh chàng B2ST của Cube Entertainment mới đây đã tuyên bố về kế hoạch ghé thăm và trình diễn tại 21 thành phố lớn. Tất cả đều cho thấy lưu diễn thế giới sẽ nhanh chóng trở thành xu hướng đối với các nghệ sĩ Làn sóng Hàn.
B2ST cũng "rục rịch" chuẩn bị lưu diễn vòng quanh thế giới
Việc các nhà đài như KBS liên tục tổ chức concert tại nước ngoài sẽ gây ảnh hưởng đến lịch trình làm việc của nghệ sĩ. Hậu quả là họ không thể góp mặt trong các chương trình ca nhạc hằng tuần này, hoặc buộc phải lựa chọn một trong hai. Đại diện ngành âm nhạc Hàn Quốc cũng chỉ ra rằng, các fan thường thích tham dự những chương trình có sự xuất hiện của hàng loạt nghệ sĩ khác nhau, hơn là những concert của một nghệ sĩ đơn lẻ. Bởi vậy, solo concert cũng như concert tụ họp các gà cưng trong cùng một công ty rất có thể sẽ bị bỏ qua. Nhiều người cũng bày tỏ sự e ngại về vấn đề gây áp lực gián tiếp lên nghệ sĩ của đài truyền hình. Nếu nghệ sĩ từ chối biểu diễn trong các concert diễn ra tại nước ngoài như Music Bank, liệu sau này nhà đài có gây khó dễ cho nghệ sĩ hay không?
CEO Hong Seung Sung khẳng định vai trò của thông tin đại chúng trong quảng bá Kpop,
đồng thời bày tỏ e ngại khi nhà đài mang các chương trình ca nhạc hằng tuần đến với thế giới
Nói vậy nhưng không thể phủ nhận vai trò của các đài truyền hình trong việc "toàn cầu hóa" Kpop, đặc biệt là đối với các công ty quản lý quy mô nhỏ không có điều kiện hay cơ hội quảng bá gà cưng của mình trên thị trường quốc tế.
Theo PLXH
Phân tích tham vọng của K-Pop tại thị trường Mỹ Việc mở rộng cũng như trụ vững làn sóng K-Pop tại đây là điều hoàn toàn có thể Năm 2009 được coi là thời điểm "hoàng kim" đối với âm nhạc Hàn Quốc, khi làn sóng K-Pop tung cánh ra khắp năm châu, đặc biệt đã có một dấu ấn đáng kể tại Mĩ - thị trường âm nhạc hàng đầu thế giới....