Vén màn bí ẩn tuyệt chiêu giăng ‘thiên la địa võng’ săn đủ loài động vật của loài nhện khổng lồ Nephila
Thời điểm tốt nhất để du khách có thể gặp nhiều nhện nhất ở Nam Phi đó là khoảng thời gian từ tháng 11 – tháng 3 trong năm.
Các nhà khoa học cho biết, con người có thể bắt đầu sợ nhện khi còn định cư ở cái nôi châu Phi, nơi các loài đa nhãn với nọc độc đáng sợ đã hiện diện cách đây nhiều triệu năm. Con người khi đó thường xuyên đối mặt với nguy cơ có thể bị những loài nhện cực độc tấn công trong điều kiện môi trường thời cổ đại.
Thậm chí nếu không cắn chết được nạn nhân, một con nhện dạng “góa phụ áo đen” có thể đẩy con người vào tình trạng bất lực trong nhiều ngày hoặc thậm chí nhiều tuần, khiến nạn nhân không thể nào tự bảo vệ được mình.
Thực tế, nỗi sợ nhện là bản năng đã được hình thành khi con người còn sống cảnh ăn lông ở lỗ và buộc phải đối mặt với loài đa nhãn đáng sợ hơn gấp nhiều lần con cháu của chúng thời nay.
Hay nói cách khác, nỗi sợ hãi loài nhện là điều được khảm vào xương cốt, hiển thị trên thông tin gien di truyền của nhân loại.
Tuy nhiên, nếu như chế ngự được nỗi sợ, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều điểm thú vị trong thế giới của loài nhện giống như câu chuyện dưới đây.
00:00
00:00/00:33
Video đang HOT
Câu chuyện được chia sẻ bởi anh chàng có nickname Brass Brassett trong chuyến đi chữa lành tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Olifants West, Nam Phi.
Theo như đoạn clip ghi hình, người xem có thể thấy rõ hình ảnh một chú chim nhỏ đang bị mắc kẹt trong lưới tơ của một con nhện. Bất chấp những nỗ lực vùng vẫy của chú chim, độ kết dính của tơ nhện quá lớn khiến nó không thể làm gì. Kết quả nó đành phải bỏ cuộc và trở thành miếng mồi ngon cho kẻ ăn thịt.
Tác giả của hệ thống “thiên la địa võng” chằng chịt, tưởng thưa nhưng mà lại có độ kết dính vô cùng bền bỉ đó là loài nhện Golden Orb hay còn biết đến cái tên là Nephila. Đây là loài nhện có màu nổi bật, vô cùng thú vị được tìm thấy ở Nam Phi.
Các nhà khoa học hay gọi nhện Nephila dưới các cái tên như nhện chuối, nhện tơ vàng, nhện ăn rắn. Chúng có kích thước lên tới gần 6 cm chưa bao gồm chiều dài của chân và con cái thường lớn hơn so với con đực.
Những con nhện Nepila đực thường bị “xé xác” sau khi giao phối hoặc bị cuộn kín trong mạng nhện để biến thành thức ăn khi những con cái không giữ được bình tĩnh.
Nhện Nephila là khả năng giăng những mạng rất dày và kiên cố để săn mồi. Chiều dài của mỗi mạng nhện có thể lên tới gần 2 m.
Những con côn trùng nhỏ khi vướng phải thường không thể thoát khỏi mạng nhện của chúng. Thậm chí những con rắn nhỏ hay chim cũng trở thành con mồi của chúng. Vì thế, người ta còn gọi chúng là loài nhện ăn rắn.
Khi con mồi mắc vào lưới tơ nhện cũng đồng nghĩa với việc sẽ trúng độc thần kinh và chất độc sẽ từ từ làm tê liệt con mồi.
Các nhà nghiên cứu cho rằng những quan điểm cho rằng mạng nhện chỉ đơn thuần là một tấm lưới giúp loài này giăng bắt con mồi dường như là chưa đủ. Tơ nhện không chỉ là đóng vai trò một tấm lưới dính mà còn là một vũ khí giúp làm tê liệt con mồi bằng chất độc thần kinh.
Những chất độc thần kinh của nhện Nephila clavipes thực tế không mạnh lắm vì mục đích chỉ để gây tê liệt cho con mồi. Điều quan trọng hơn là nhện chỉ ăn những con mồi còn sống. Nếu chất độc thần kinh quá mạnh, con mồi có thể chết và nhện không thể ăn được sau này.
Sau khi ân ái, nhện đực dùng 'khinh công' thoát cảnh bị bạn tình ăn thịt
Để tránh việc trở thành thức ăn trong miệng bạn tình, ngay khi ân ái xong, nhện đực dùng 'khinh công' nhanh như chớp tránh xa khỏi nhện cái.
Theo CNN, Giáo sư Trương Thế Xương - Giáo sư sinh học tại Đại học Hồ Bắc ở Trung Quốc và nhóm của ông đã nghiên cứu một loài nhện có tên Philoponella prominens ở vùng núi Vũ Hán từ năm 2019 và nhận thấy rằng tất cả những con nhện đực sau khi giao phối xong đều lập tức nhảy lên không trung để tránh xa nhện cái. Cú nhảy này giúp những con nhện đực Philoponella prominens không những thoát khỏi số kiếp phải làm thức ăn cho nhện cái mà còn có thể tán tỉnh và ân ái với nhiều nhện cái khác.
Theo giáo sư Trương chia sẻ, nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 155 lần giao phối thành công của nhện Philoponella prominens trong môi trường phòng thí nghiệm. Trong 152 lần giao phối, những con nhện đực có thể phóng đi đến nơi an toàn, trong khi ba con nhện đực kém may mắn hơn, không chạy kịp đã bị bạn tình ăn thịt.
Nhện đực Philoponella prominens sử dụng "khinh công" trốn khỏi bạn tình.
Sử dụng một máy ảnh tốc độ cao để ghi lại các động tác của nhện đực, các nhà khoa học nhận thấy nhện đực nén chân trước của chúng vào con cái, sau đó nhanh chóng bật lên để giải phóng áp suất thủy lực. Cú nhảy này có thể đạt tốc độ lên tới 88 cm/giây giúp nhện đực nhanh chóng trốn thoát. Trong quá trình này, nhện đực cũng chuyển động xoay tròn để gây khó khăn cho con cái, tránh để con cái bắt được. Báo cáo ghi nhận, loài nhện này có thể quay tới 469 vòng/giây trong khi lao đi để tránh bị con cái bắt được.
3 con nhện đực chết thảm sau khi ân ái có thể là do khả năng nhận thức nguy hiểm thấp, bị kiệt sức trong quá trình phân phối, hoặc không có khả năng "khinh công". Thường sau khi kết thúc quá trình giao phối, nếu cảm thấy nhện cái hung hăng, nhện đực Philoponella prominens sẽ lập tức nhảy đến nơi an toàn chứ không đời nào để mình gặp bi kịch mất mạng chỉ vì yêu.
Giáo sư Trương cũng cho biết, hiện chưa rõ tại sao những con nhện cái lại cố gắng ăn nhện đực sau khi giao phối, nhưng đây có thể là một bài kiểm tra đánh giá xem những con đực có xứng đáng là đối tác sinh sản của nhện cái hay không. Hoặc cũng có thể giống như các loài nhện khác, ăn con đực để bổ sung dinh dưỡng, chuẩn bị cho quá trình mang thai.
Báo cáo nghiên cứu cũng chỉ ra, không giống như các loài động vật có vú, nhện cái có một túi trong đường sinh sản gọi là túi nhận tinh để chứa tinh trùng và ngăn không cho nó gặp trứng. Sau khi nhện đực tiêm tinh trùng vào cơ thể nhện cái, nhện cái sẽ giữ lượng tinh trùng ở đó cho đến khi xác định có sử dụng chúng để thụ tinh hay không.
Nếu nhện cái muốn thụ tinh, nó sẽ ép tinh trùng từ túi nhận tinh để tinh trùng của nhện đực tiếp xúc với trứng. Nếu không muốn thụ tinh, nhện cái có thể ép tinh trùng ra khỏi cơ thể hoặc thay đổi độ pH của bể chứa tinh trùng để tiêu diệt tinh trùng.
Để tránh khỏi kiếp táng mạng dưới "mỹ nữ", nhện đực Philoponella prominens vô cùng cẩn thận khi ân ái.
Theo tìm hiểu, nhện Philoponella prominens là loài nhện trong họ Uloboridae, chi Philoponella, được các nhà khoa học miêu tả lần đầu năm 1906.
Chúng là loài nhện sống theo bầy đàn với những cộng đồng có thể lên tới 215 thành viên và xây dựng các mạng lưới kết nối với nhau. Giống như các loài nhện khác, nhện cái sẽ ăn thịt bạn tình sau khi ân ái. Ý thức được điều này, những con nhện đực Philoponella prominens đã phát triển và rèn luyện một kỹ năng chẳng khác nào công phu "khinh công" thường thấy trong các phim kiếm hiệp. Trước khi giao phối, nhện đực tự gắn mình vào đầu sợi tơ an toàn ở mép mạng nhện của bạn tình. Sau khi ân ái, sợi tơ này sẽ hỗ trợ nó trong việc tẩu thoát.
Khi các nhà nghiên cứu cắt dây an toàn trong quá trình giao phối, quan sát thấy những con đực vẫn phóng đi, nhưng chúng sẽ rơi xuống đất chứ không leo lên dây an toàn.
Loài nhện có nọc độc gấp 15 lần rắn đuôi chuông Nhện góa phụ đen (có tên khoa học là: Latrodectus Mactans) sinh sống nhiều nhất tại phía Nam nước Mỹ nhưng có thể bắt gặp chúng ở khắp nơi phía Tây bán cầu. Nhện góa phụ đen là một loài vô cùng nguy hiểm, nọc độc của chúng độc gấp 15 lần rắn đuôi chuông. Tuy nhiên những nạn nhân hiếm khi gặp...