Vẹm xanh chết hàng loạt, trải dài khắp bờ biển New Zealand
Video ghi lại hình ảnh hàng trăm nghìn con vẹm chết nóng do nhiệt độ nước biển tăng tại New Zealand.
Video: Vẹm xanh chết hàng loạt, trải dài khắp bờ biển New Zealand
Mới đây, đoạn clip ghi lại hình ảnh hàng trăm nghìn con vẹm xanh bị mắc cạn, chết nóng tại bờ biển Maunganui Bluff thuộc Đảo Bắc, New Zealand được Brandon Ferguson chia sẻ trên mạng xã hội.
“ Tôi vốn là người sống tại nơi này nên có thói quen đi kiếm thức ăn cho gia đình trong chuyến dã ngoại. Hôm đó, tôi ra ngoài với bạn bè và gia đình. Chúng tôi đợi thủy triều xuống để có thể bắt vẹm và tôi thấy hàng trăm ngàn con vẹm xanh đã chết”, Ferguson kể.
“ Tôi vốn là người sống tại nơi này nên có thói quen đi kiếm thức ăn cho gia đình trong chuyến dã ngoại. Hôm đó, tôi ra ngoài với bạn bè và gia đình. Chúng tôi đợi thủy triều xuống để có thể bắt vẹm và tôi thấy hàng trăm ngàn con vẹm xanh đã chết”, Ferguson kể.
Ước tính có hơn 500.000 con vẹm xanh chết, rải đầy vỏ khắp bờ biển và bốc mùi hôi thối. Chúng trôi nổi theo sóng dạt vào bờ.
“ Hiện tượng này xảy ra do nhiệt độ nước biển tăng, thủy triều thấp vào giữa ngày và áp suất cao”, Ferguson giải thích và cho biết anh từng gặp hiện tượng này trước đây nhưng với các loài có vỏ khác.
Đúng với giả thuyết của Ferguson, theo báo cáo năm 2019 của Chính phủ New Zealand, biến đổi khí hậu làm nước biển ấm lên, tàn phá hệ thực vật, động vật và môi trường sống dưới nước.
Video ghi lại hình ảnh hàng trăm nghìn con vẹm chết nóng do nhiệt độ nước biển tăng tại New Zealand.
Cũng theo báo cáo này, từ năm 1981 đến 2018, nhiệt độ mặt nước ở 4 vùng biển của New Zealand, gồm Chatham Rise, biển Tasman, khu vực cận nhiệt đới và cận Nam Cực, tăng 0,1 đến 0,2 độ C trong thập kỷ qua.
Bộ trưởng Môi trường New Zealand Vicky Robertson lý giải khi nước biển càng ấm hơn, khả năng hấp thụ khí nhà kính như carbon dioxide càng thấp. Khi đó, sự phát triển của các loài sống ở đại dương bị ảnh hưởng, môi trường sống ven biển của nhiều quần thể có nguy cơ ngập lụt do nước biển tăng.
Andrew Jeffs, nhà khoa học hải dương ở Đại học Auckland cho rằng nhiều khả năng hàng chục nghìn con vẹm trong video chết do thời tiết nóng bức và mức thủy triều thấp vào buổi trưa.
“ Vẹm xanh chết vì nóng bức. Bạn cứ tưởng tượng nằm dưới ánh Mặt Trời buổi trưa suốt 4 giờ mỗi ngày trong tuần. Bạn chắc chắn sẽ bị cháy nắng vào cuối tuần”, Jeffs nói.
Chuyên gia này cũng dự đoán rằng, nếu nhiệt độ tiếp tục tăng, loài vẹm có thể biến mất hoàn toàn tại New Zealand.
HẠ VŨ (Nguồn: Business Insider)
Theo vtc.vn
Axit trong nước biển ăn mòn vỏ cua
Nhân loại đã bơm khoảng 2 nghìn tỷ tấn (1,8 nghìn tỷ tấn) carbon dioxide (CO2) vào khí quyển kể từ khi bắt đầu Cách mạng Công nghiệp, và đại dương đã hấp thụ khoảng 25% tổng lượng khí thải.
Dòng khí nhà kính này không chỉ làm ấm đại dương (góp phần gây ra sóng nhiệt thường xuyên hơn và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt), mà còn thay đổi tính chất hóa học của nước, khiến nước biển từ từ bị axit hóa và giảm nồng độ các khối xây dựng phân tử mà động vật có vỏ, san hô và các sinh vật biển khác sử dụng để hình thành lớp bảo vệ ngoài cứng của chúng.
Theo một nghiên cứu mới, hỗn hợp phân tử này đã có những tác động có hại đối với sự phát triển của một số lứa cua non.
Trong nghiên cứu mới, được công bố vào ngày 22/1 trên tạp chí Science of the Total Environment, các nhà khoa học biển được tài trợ bởi Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) đã nghiên cứu 50 ấu trùng cua biển Bắc Mỹ (Metacarcinus magister) được thu thập từ 10 địa điểm gần bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ và Canada.
Nhìn chung, cua thu thập gần bờ biển, nơi đại dương có tính axit cao hơn, ở trong tình trạng tồi tệ hơn nhiều so với cua thu thập ở xa ngoài biển.
Sự axit hóa đã ăn mòn vỏ của ấu trùng, kìm hãm sự phát triển của chúng và trong một số trường hợp làm hỏng hoặc phá hủy các cơ quan cảm biến nhỏ bé của động vật này được biết đến dưới tên gọi là thụ thể cảm nhận cơ học. Nói chung, theo các nhà nghiên cứu đã viết, axit hóa khiến ấu trùng nhỏ hơn, yếu hơn và ít có khả năng sống sót được đến khi trưởng thành.
Tình trạng của những con cua này - loài vốn là nguồn thức ăn quan trọng cho cả con người và các sinh vật biển khác - sẽ là một hồi chuông cảnh tỉnh về sự nguy hiểm của axit hóa, tác giả chính của nghiên cứu Nina Bednudek nói với CNN.com.
"Nếu loài cua đã bị ảnh hưởng, chúng ta thực sự cần đảm bảo rằng, chúng ta chú ý nhiều hơn đến các thành phần khác nhau của chuỗi thức ăn trước khi quá muộn", Bednarsek, một nhà khoa học cao cấp của Dự án Nghiên cứu nước ven biển Nam California cho biết.
Trong nghiên cứu mới, Bednudek và các đồng nghiệp đã điều tra từng con cua ấu trùng bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm kính hiển vi và quang phổ tia X (một kỹ thuật sử dụng tia X để xác định thành phần hóa học của vật thể).
Nhóm nghiên cứu nhận thấy có sự "biến dạng cấu trúc" rõ ràng trong vỏ của ấu trùng cua được thu thập từ môi trường sống có tính axit cao nhất. Những dị tật đó có thể làm giảm khả năng bảo vệ ấu trùng khỏi những kẻ săn mồi.
Những con cua từ các vị trí có tính axit cũng có xu hướng nhỏ hơn so với những con cua từ môi trường ít axit hơn và một số con bị thiếu một số thụ thể cảm nhận cơ học như lông của chúng, mà loài cua sử dụng để di chuyển trên biển.
Những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất xảy ra ở những con cua đã sống hơn một tháng ở vùng nước ven biển có tính axit. Lý do cho điều này, các nhà nghiên cứu đã viết, là vì nước có tính axit cao có ít ion cacbonat hơn - những viên gạch phân tử mà động vật có vỏ và san hô sử dụng để chế tạo lớp xương bảo vệ ngoài của chúng. Các động vật biển khác, như nghêu và sò, dựa vào cùng các ion này để phát triển mạnh.
Nếu những loài vật này bị suy yếu tương tự bởi 1 đại dương axit hóa, điều này có thể gây ra vấn đề kéo dài trong chuỗi thức ăn, các nhà nghiên cứu cho biết. Dù bằng cách nào, họ nói, giải pháp duy nhất là giảm lượng khí thải carbon càng nhiều và càng nhanh càng tốt.
Lê Đức
Theo giaoducthoidai.vn/Livesience
Cận cảnh những công trình biến mất khi thủy triều lên Những công trình biến mất khi thủy triều lên khiến bạn phải để ý thời gian liên tục khi đi thăm quan nếu không muốn... ngủ lại ở đó đến hôm sau. Con đường Passage du Gois là một trong những công trình chìm nghỉm khi thủy triều lên nổi tiếng nhất thế giới. Đây là con đường độc đạo nối liền vịnh...