Về xứ võ “đừng quên” thưởng thức đặc sản bánh dây Bồng Sơn
Về Bình Định, ngoài bánh hỏi cháo lòng, bánh ít lá gai, bún song thằn… nhưng nếu du khách “bỏ quên” món ăn độc đáo bánh dây Bồng Sơn của người dân xứ dừa huyện Hoài Nhơn thì quả thật là một thiếu sót.
Bánh dây Bồng Sơn là món ăn dân dã mang hương vị đặc biệt.
Bánh dây Bồng Sơn là món ăn dân dã, đã có từ lâu đời ở huyện Hoài Nhơn (Bình Định) với cách chế biến rất đặc biệt và cũng rất kỳ công, mang lại hương vị riêng rất khó quên cho ai từng một lần thưởng thức.
Thoạt nhìn các công đoạn làm bánh dây có vẻ đơn giản, nhưng để bánh thơm, dai. Đặc biệt là bánh có màu vàng nhạt không phải dùng bột màu là điều không dễ dàng và rất kỳ công.
Vị giòn thơm của đậu phộng càng làm món bánh dây thêm hấp dẫn thực khách.
Những người làm bánh dây lâu năm ở Bồng Sơn cho biết, để bánh ngon thì phải dùng gạo lúa cũ, tức gạo xay từ lúa được thu hoạch từ nhiều tháng trước. Với loại gạo này, sợi bánh sẽ có độ dẻo, dai đặc trưng.
Công đoạn làm bánh khá kỳ công, gạo đem ngâm nước sạch rồi phơi cho khô, sau đó ngâm với nước tro củi khoảng 6 tiếng. Lưu ý phải là tro củi lọc sạch để không dễ lẫn tạp chất. Nhờ nước tro mà bánh dây mới có màu vàng đặc trưng cũng như độ dai mà không phải dùng hàn the và để được lâu hơn.
Video đang HOT
Màu vàng nhạt của bánh là do ngâm với nước tro củi.
Tiếp theo, gạo sau khi ngâm nước tro sẽ được đem xay thành bột và hấp chín. Đặc biệt, trong quá trình hấp, người làm phải liên tục dùng tay khuấy để bột chín đều, không bị cháy khét.
Khi bột chín đều và ráo nước thì đem ra nhào bột thật dẻo mịn, rồi cắt thành miếng nhỏ cho vào khuôn ép thành những vỉ bánh gồm nhiều sợi bún nhỏ. Những vỉ bánh này lại được đem đi hấp cách thủy cho chín đều. Lúc này, sợi bún có màu vàng nhạt tự nhiên và đẹp mắt. Vì vậy, người dân địa phương còn gọi bánh dây là bún nước tro.
Bánh dây ăn kèm rau sống.
Bánh dây Bồng Sơn ăn hơi dai, vị thơm giòn của đậu phộng được ăn kèm với rau sống. Nước chấm được pha chế từ nước mắm, các gia vị như ớt, chanh, tỏi cộng thêm chút đường tạo nên vị ngọt thanh.
Và tôi đã nghe “quảng cáo” nhiều lần về đặc sản bánh dây Bồng Sơn, nhưng chưa có dịp thưởng thức. Sau nhiều lần lỡ hẹn, tôi được anh bạn “thổ địa” ở Bồng Sơn mời gọi: “ăn cho biết bánh dây Bồng Sơn”. Quả thật không quá khi nói rằng, ai đó đã từng ăn bánh dây thì sẽ còn ghé lại Bồng Sơn để tận hưởng hết sự tuyệt vời đặc sản ở xứ võ Bình Định nói chung và xứ dừa Hoài Nhơn nói riêng.
Những "căn bếp" nhỏ xinh giữa lòng Sài Gòn: Sự giao thoa tuyệt vời giữa các nền ẩm thực
Bạn có thể ghé bếp để thưởng thức bữa trưa hoặc bữa tối cùng bạn bè, với thực đơn món Âu giá mềm và món Việt có hương vị đặc trưng của từng vùng miền.
"Căn bếp" trong khu chung cư cũ
The 1990s là tên gọi của Bếp. The 1990s là một tiệm bán mì nhỏ với không gian ấm cúng, thích hợp cho những buổi gặp mặt cũng như hẹn hò cùng crush. Thiết kế của bếp mang hai phong cách: hiện đại và cổ điển, từ bàn ghế cho tới những vật trang trí ấn tượng trên tường cùng ánh đèn vàng ấm áp.
Món ăn của The 1990s chủ yếu là món Âu. Món mì Ý sốt kem có khả năng đánh gục bạn chỉ trong vài giây bởi sự tươi ngon và tinh tế của nó. Mì Seafood Cajun lại là sự kết hợp lý tưởng bởi hương vị từ sợi Spaghetti đến từ Ả Rập, vẹm đến từ New Zealand và xốt Cajun - sự giao thoa tuyệt vời giữa các nền ẩm thực Pháp, Canada, Mỹ.
Nhắc đến mỳ Ý, không thể không nói tới các loại xốt. Chỉ cần nếm hương vị của nước xốt là bạn có thể chấm điểm ngay cho món mỳ Ý được rồi. The 1990 chia sẻ khá chi tiết và tinh tế về loại xốt đặc biệt này "Tỏi (Aglio) và dầu oliu (Olio) chính là hai nguyên liệu cơ bản nhất làm nên các loại xốt để ăn cùng mỳ Ý. Nếu coi mỗi món ăn là một bức tranh thì chúng chính là là hai màu cơ bản nhất để những người nấu ăn vẽ nên thế giới quan của mình. Không một người Ý nào lớn lên mà không biết đến Aglio e olio. Không một ai! Đáng tiếc là ở các vùng đất ngoài nước Ý, nơi mà các nhà hàng Italia mọc lên như nấm thì người ta thường lại giới thiệu tới thực khách những món ăn với nhiều thành phần phức tạp, cầu kì và xa xỉ hơn. Đôi khi, ta đã quên mất rằng những gì đẹp nhất tới từ những thứ đơn giản nhất". Vì thế, bạn cũng đừng ngạc nhiên khi không thể tìm thấy ở bất kì đâu có món mỳ Ý với hương vị đặc biệt như ở The 1990s.
The 1990s còn là cả một "thế giới ăn vặt" thu nhỏ với các món ăn vặt vốn được coi là "đặc sản" với teen Sài thành: Bánh mì bơ tỏi sốt phomai, bánh mì phomai tan chảy, chân gà sốt Thái, chân gà sả tắc, khô gà lá chanh, cơm cháy khô gà, bánh bột lọc... Đặc biệt, món bánh bột lọc là loại bánh đặc trưng của miền Trung ăn kèm với nước mắm ngọt ngọt mặn mặn độc quyền của The 1990s rất dễ gây nghiện.
Google map: The 1990s - Phòng 4, Lầu 6, Chung cư 35 Nguyễn Văn Tráng, phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM. Các món ăn có giá dao động từ 55 - 110K/ món.
Đi ăn "cơm bụi" trong Bếp Bụi
"Không phải là những hạt bụi lửng lơ trong không khí, "Bụi" trong Quán Bụi là từ địa phương mà người miền Nam thường để miêu tả sự bình dị, dân dã. Ngoài cái tên, tất cả những điều đó đều được thể hiện qua từng món ăn, từng thiết kế trong lối kiến trúc Indochine cổ xưa" - Bụi đã có đôi dòng tự giới thiệu về mình vô cùng mộc mạc như thế.
Bếp Bụi chuyên về các món ăn thuần Việt từ nguyên liệu, hương vị cho tới cách bày trí. Khách ghé quán không chỉ có người Việt, quán còn thu hút sự hiếu kỳ của rất nhiều du khách nước ngoài. Từ quán Bụi đầu tiên cho những cơ sở mở thêm sau này đều giữ được nét Sài Gòn xưa qua những bữa ăn ấm cúng cùng bộ chén, đĩa, tô được làm từ sành và những đôi đũa gỗ giản dị. Hương vị món ăn đặc trưng từ Bắc vào Nam, không lẫn vào đâu được. Bạn sẽ mê hương vị đặc biệt của món bún bò Huế đậm chất xưa, mâm cơm đơn giản với tép rim và rau muống luộc ăn kèm cà muối chua, cá lưỡi trâu chiên xoài bằm... mà ngon khôn tả.
"Làm quen với tô bún bò Huế, bạn sẽ bắt gặp trong bát những miếng chuối bắp xắt lát, những cọng rau quế trắng. Điều đặc biệt là chất chát của chuối bắp sẽ làm xua đi vị ngấy của giò heo, khiến cho tô bún trở nên hấp dẫn hơn" hay "Rớt nước miếng với cá lưỡi trâu chiên xoài bằm: Cá chiên hòa quyện với vị chua của xoài, thêm một chút vị cay và mặn của nước mắm" - vài dòng chia sẻ của Bếp Bụi về thực đơn quen thuộc của mình.
Teen Sài thành bây giờ có rất nhiều sự lựa chọn: Hàng quán trẻ trung, sang trọng và đầy ắp "của ngon vật lạ". Nhưng món ăn giản dị với cái chén sành, đôi đũa gỗ và không gian ấm áp hệt như căn bếp của mẹ, của bà vẫn là một sự lựa chọn gợi lại những ký ức thân thương.
Google map: Quán Bụi Bistro - 39 Lý Tự Trọng, Quận 1, TP.HCM. Bạn có thể ghé FB của Bụi: Quán Bụi Group để tham khảo thêm địa chỉ khác của quán.
Bún cua - đặc sản của phố núi Pleiku, nhiều khách vừa ăn vừa bịt mũi Bún cua là món đặc sản đầy thử thách của phố núi Pleiku, Gia Lai với nước dùng được chế biến bằng cách lọc cua, ủ qua đêm nên có mùi rất nặng. Bún cua là món ăn vốn xuất thân từ đất Bình Định, sau đó "di cư" cùng người dân Bình Định đến Pleiku và trở thành món ăn được nhiều...