Vệ tinh Rồng lang thang – Vũ khí bí ẩn trong không gian của Trung Quốc?
Người Trung Quốc khẳng định rằng, vệ tinh công nghệ cao mang tên Rồng lang thang của họ chỉ có nhiệm vụ dọn dẹp rác trong không gian. Tuy nhiên, nhiều ngươi quan ngại, cánh tay robot đặc biệt của vệ tinh này, có thể được sử dụng cho những mục đích quân sự đặc biệt đáng quan ngại.
Trung Quốc vừa phóng thành công một vệ tinh công nghệ cao mới vào quỹ đạo ngày 25.6. Vệ tinh này được đặt tên là “Rồng lang thang” (Roaming Dragon), chính thức có nhiệm vụ dọn dẹp, phá hủy những mảnh vỡ của tên lửa đẩy, vệ tinh cũng như các mảnh vỡ khác được gọi chung là “ rác không gian” đang bay quanh quỹ đạo Trái đất có thể gây tổn hại và nguy hiểm cho các vệ tinh hay một tàu vũ trụ.
Trên thực tế, rác không gian rất nguy hiểm đối với các tàu vũ trụ. Chẳng hạn, mùa hè năm 2015, các phi hành gia bao gồm hai người Nga và một người Mỹ làm việc trên Trạm Không gian Quốc tế đã phải tìm kiếm nơi trú ẩn để tránh nguy cơ một mảnh vỡ từ vệ tinh cũ của Nga va chạm với Trạm.
May mắn, sau đó, mảnh vỡ này đã không va chạm vào Trạm Không gian Quốc tế. Hiện nay, tất cả các cơ quan vũ trụ trên thế giới bao gồm NASA (Mỹ) đều đã lên tiếng bày tỏ quan ngại đối với sự tích tụ của rác nhân tạo trong không gian. Các cơ quan vũ trụ của nhiều nước đã có những bước đi đầu tiên để loại bỏ những khối rác nguy hiểm nhất.
Tang Yagang, một nhà khoa học làm việc tại Tổng Công ty Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc viết trên trang web của cơ quan này rằng, Trung Quốc đã cam kết sẽ kiểm soát và giảm các mảnh vỡ nhân tạo trong không gian.
Tuy nhiên, Rồng lang thang của Trung Quốc dấy lên quan ngại nó có thể không đơn thuần chỉ là một vệ tinh dọn rác. Lý do là, Rồng lang thang được thiết kế đặc biệt, với khả năng cơ động và nhanh nhẹn khi có một cánh tay robot đặc biệt. Theo nhiều nhà phân tích cánh tay robot này cũng có thể được xem là một loại vũ khí, vì nó có khả năng tiếp cận gần và tháo dỡ các vệ tinh của các quốc gia khác.
Một nhà nghiên cứu giấu tên cảnh báo: “Đó là điều không thực tế khi sử dụng robot để loại bỏ rác không gian” với ngụ ý Rồng lang thang trong thực tế có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ khác trong quỹ đạo.
Video đang HOT
“Những cánh tay robot không gian, cũng như nhiều công nghệ không gian khác, có thể được sử dụng cho mục đích quân sự lẫn phi quân sự”, Kevin Pollpeter, Phó Giám đốc của Viện Nghiên cứu đổi mới công nghệ tại Đại học California, San Diego, Mỹ bình luận.
“Công nghệ cánh tay robot không gian của Trung Quốc, do vậy đang đặt ra những thách thức trong việc xác định xem nó có phải là “vũ khí không gian” hay không, ông Pollpeter nói thêm.
Theo Daily Beast, hiện vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy vệ tinh dọn rác Rồng lang thang của Trung Quốc thực chất là một vũ khí. Rồng lang thang chỉ có thể bị xem là một loại vũ khí cho tới khi nó thực sự tấn công một vệ tinh khác. Và khi điều đó xảy ra, giới phân tích cảnh báo, nó sẽ là khúc dạo đầu cho một cuộc xung đột vũ trang bùng nổ trên bề mặt trái đất.
Theo Danviet
Mỹ đuối sức khi vũ khí không gian Nga thực chiến
Trong khi Mỹ vẫn đang loay hoay phát triển thì người Nga đã bắt đầu đưa công nghệ vũ khí không gian vào thực chiến.
Theo tờ Bưu điện Washington, tận dụng cơ hội Mỹ sa lầy vào cuộc chiến chống khủng bố ở Iraq và Afghanistan, Trung Quốc và Nga đã bắt tay nghiên cứu khả năng tấn công Mỹ từ vũ trụ.
Tờ báo còn dẫn lời Tư lệnh Bộ Tư lệnh Chiến lược Mỹ, Đô đốc Cecil D. Haney thừa nhận cho dù Mỹ đã nỗ lực rất nhiều, nhưng xung đột trong tương lai có thể bắt đầu hoặc mở rộng trong vũ trụ.
Trước đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách chính sách không gian và quốc phòng Frank Ross cũng bày tỏ lo ngại về việc Nga và Trung Quốc tiếp tục tiến hành nghiên cứu vũ khí chống vệ tinh.
Rõ ràng lo ngại của Mỹ là hoàn toàn có cơ sở khi Nga đã có những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực này. Theo RIA Novosti, trong tương lai các tàu ngầm của Hải quân Nga sẽ được trang bị loại vũ khí có khả năng bắn hạ vệ tinh.
Chiếc MiG-31 số hiệu 072 cùng quả tên lửa chống vệ tinh bên cạnh.
Thông tin này được Phó tư lệnh Hải quân, Phó Đô đốc Victor Bursuc cho biết, công nghệ bắn hạ vệ tinh từ tàu ngầm đã tồn tại, không chỉ các nhà khoa học Nga mà cả ở nước ngoài cũng đang phát triển và đây là một trong những vũ khí tương lai dành cho tàu ngầm.
Hiện nay, tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Nga có thể bắn hạ vệ tinh ở quỹ đạo thấp. Ngoài ra, Nga cũng đã thử thành công tên lửa 40N6E dành cho hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph. Loại tên lửa này có thể bắn trúng mục tiêu ở độ cao trên 100km.
Và theo kế hoạch, đến cuối năm 2016, Nga sẽ bắt đầu thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không mới là loại S-500 có thể bắn hạ mục tiêu ở quỹ đạo gần trái đất và đây sẽ là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược.
Nói về loại tên lửa trang bị cho tàu ngầm Nga trong tương lai, hồi giữa năm 2015, trang Sputniknews dẫn nguồn tin từ Hải quân nước này tiết lộ, Moscow sẽ phát triển bản phóng ngầm từ nguyên mẫu chương trình tên lửa 79M6 phát triển dành cho tiêm kích đánh chặn MiG-31. Tuy nhiên, từ đó đến nay Nga vẫn không tiết lộ thêm bất cứ thông tin nào về chương trình tên lửa diệt vệ tinh dành cho tàu ngầm.
Được biết, chương trình phát triển tên lửa chống vệ tinh 79M6 được Liên Xô phê duyệt vào năm 1980. Tên lửa đánh chặn 79M6 là loại tên lửa nhiên liệu rắn 3 giai đoạn. 79M6 có chiều dài gần 10 mét, đường kính 740mm, trọng lượng phóng 4,5 tấn. Tên lửa có thể tiêu diệt vệ tinh ở độ cao từ 120-600km.
Theo thiết kế, tiêm kích MiG-31 sẽ đưa tên lửa 79M6 lên độ cao từ 15-18km, sau đó MiG-31 sẽ thực hiện một động tác cơ động và phóng tên lửa. Tên lửa có thời gian bay đến mục tiêu từ 100-380 giây, nó được trang bị đầu đạn phân mảnh để tiêu diệt mục tiêu.
Máy bay sẽ đưa tên lửa lên độ cao 15 - 18 km để phóng. Sau khi tên lửa được phóng đi, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không A-50 sẽ kết hợp với trạm vô tuyến mặt đất để dẫn đường đến mục tiêu.
Tên lửa có thời gian bay đến đích từ 100 đến 380 giây tùy thuộc vào độ cao của mục tiêu. Một đầu đạn phân mảnh sẽ vô hiệu hóa hoạt động của vệ tinh. Hỏa tiễn có thể diệt vệ tinh ở độ cao từ 120 - 600 km, giai đoạn 2 của chương trình sẽ đánh chặn các vệ tinh ở độ cao tới 1.500 km.
Theo bản thuyết minh thiết kế, tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới trang bị tên lửa 79M6 có thể hạ 24 vệ tinh trong vòng 36 giờ. Nếu thành công, Liên Xô sẽ sở hữu khả năng diệt vệ tinh hàng đầu thế giới.
Năm 1987, hai máy bay sửa đổi cho nhiệm vụ chống vệ tinh mang số hiệu 071 và 072 tiến hành các chuyến bay thử nghiệm, nhưng không có vụ phóng tên lửa diễn ra. Và đến năm 1989, chương trình vũ khí chống vệ tinh bị đình chỉ trước khi quá trình phát triển đạt đến giai đoạn thử nghiệm ban đầu.
Ngoài vũ khí chống vệ tinh, Nga đã bắt đầu dùng vũ khí không gian vào thực chiến. Theo Tạp chí Daily Beast, khi tấn công IS ở Syria hồi cuối năm 2015, Nga không chỉ sử dụng vũ khí thông thường mà những thiết bị quân sự không gian cũng đã được huy động.
Theo_Báo Đất Việt
Báo Mỹ: Gặp nguy nếu cấm dùng động cơ tên lửa Nga Nhưng lý do nguy hiêm nêu My câm dung đông cơ tên lưa Nga Theo tơ Nationalinterest cua My, lây cơ Nga gây bât ôn Ukraine năm 2014, Lầu Năm Góc đang co y đinh cấm vận động cơ tên lửa RD-180, môt đông thai nguy hiêm, "hai nhiêu hơn lơi" đôi vơi an ninh nêu My qua vôi va. Noi cho ro...