Vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách
Vệ sinh bộ phận sinh dục là rất cần thiết, nhất là chị em phụ nữ do bộ phận sinh dục nữ có cấu tạo phức tạp nhiều khe kẽ ngoài ra mỗi tháng lại có kì kinh nguyệt, nên việc giữ vệ sinh không đúng cách dễ khiến phụ nữ mắc các bệnh phụ khoa viêm nhiễm phụ khoa…
Trong các ngày bình thường:
- Mỗi ngày ít nhất phải rửa âm hộ 2 lần/ ngày bằng nước sạch hay nước rửa vệ sinh phụ nữ nếu có chỉ định của bác sĩ phụ khoa.
-Thường người ta vẫn có thói quen do thuận tay rửa từ sau ra trước, cách rửa này sẽ mang chất dơ bẩn, vi khuẩn từ hậu môn vào cửa mình, đó là một trong những nguyên nhân gây nhiễm âm đạo và nhiễm trùng tiểu.
- Khi rửa bên ngoài cửa mình, nên chú ý rửa các kẽ, các nếp gấp của các mép âm hộ. Không thụt nước vào trong âm đạo. Thay quần lót ít nhất 2-3 lần / ngày hay nhiều hơn với phụ nữ có tật tiểu són hay đi tiểu chưa hết.
- Sau khi đi tiểu cần phải thấm khô, giữ không ẩm ướt.
Nguồn ảnh: Internet.
Trong ngày có kinh nguyệt:
- Máu kinh ban đầu rất sạch nhưng khi ra ngoài sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nên rất dễ gây viêm nhiễm.
- Thay băng thường xuyên 6 giờ/lần, tối thiểu 4 lần/ngày.
- Rửa bằng nước sạch và thấm khô mỗi lần thay băng vệ sinh.
- Không ngâm mình trong bồn, không thụt rửa bên trong âm đạo tránh viêm nhiễm và tổn thương âm đạo.
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ trong những ngày có kinh nguyệt.
Vệ sinh nếu có quan hệ tình dục:
Video đang HOT
- Tránh giao hợp vào những ngày hành kinh vì dễ bị nhiễm khuẩn, nếu không kiềm chế được thì phải dùng bao cao su để bảo vệ cho mình và bạn tình.
- Sau quan hệ chỉ cần lau bằng giấy vệ sinh khử trùng hoặc rửa nhẹ bằng nước sạch, nước ấm hoặc nước muối pha loãng.
Dung dịch vệ sinh phụ nữ:
- Lựa chọn dung dịch vệ sinh có độ pH âm đạo dao động từ 3,8- 4,2, các dung dịch này không gây khô, rát, thay đổi độ pH làm chết vi khuẩn thường trú có lợi như lactobacillus.
- Không dùng dung dịch rửa để thụt rửa âm đạo nhất là khi viêm nhiễm vì có thể gây nhiễm trùng ngược lan rộng.
- Khi dùng có hiện tượng rát đỏ bất thường có thể do dị ứng cần dừng lại ngay. Không lạm dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ.
- Bản chất của dung dịch là hóa chất, dùng nhiều quá sẽ không tốt và gây mất cân bằng môi trường âm đạo.
Nguồn ảnh: Internet.
Một số lưu ý trong cách vệ sinh bộ phận sinh dục
Không rửa quá nhiều lần:
- Tại âm đạo đã có sẵn một lượng vi khuẩn có lợi ổn định, vì vậy vệ sinh nhiều lần trong ngày cũng không giúp vùng này sạch hơn.
-Theo các lời khuyên của chuyên gia, chỉ cần vệ sinh vùng kín 2 lần /ngày.
Lựa chọn dung dịch vệ sinh có pH hợp lý: Vùng kín rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương khi rửa bằng các dung dịch tẩy rửa mạnh như xà phòng, sữa tắm…tốt nhất nên vệ sinh bằng nước muối pha loãng hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng có độ pH hợp lí, tuy nhiên không lạm dụng quá nhiều.
Không rửa bằng vòi nước mạnh: Một số phụ nữ có thói quen xịt mạnh vòi nước hoa sen vào vùng kín để rửa sạch chất dịch bẩn. Cách làm này sẽ giúp làm sạch vùng kín nhưng nó vô tình đánh bay những vi khuẩn có lợi ở khu vực này ra khỏi cơ thể càng dễ dàng nhiễm trùng, cách tốt nhất là rửa nhẹ nhàng bằng tay.
Không thụt rửa âm đạo quá sâu: Việc thụt rửa âm đạo mà khong có chỉ định dẫn của bác sĩ phụ khoa sẽ vô tình ảnh hưởng tới pH, cân bằng sinh lí âm đạo. Thêm vào đó việc dùng tay thụt sâu vào âm đạo có thể gây rách và làm mất đi những vi khuẩn có lợi.
Vệ sinh vùng kín sau quan hệ: Sau quan hệ nên vệ sinh vùng kín bằng nước muối pha loãng, nước ấm hoặc các dung dịch vệ sinh chuyên dụng để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng.
Nguồn ảnh: Internet.
Vệ sinh khi mang thai: Vệ sinh sạch sẽ vùng kín và khu vực xung quanh bằng nước đun sôi để nguội. Thay quần áo lót thường xuyên, tránh mặc quần áo bó sát người.
Vệ sinh khi sinh: Vệ sinh bộ phận sinh dục, nhất là âm hộ, phải rửa ít nhất 3 lần / ngày và thay băng vệ sinh, rửa bên ngoài bằng nước ấm sạch, không thụt rửa vào trong âm đạo. Săn sóc vết khâu tầng sinh môn, giữ cho vết khâu luôn khô, kiêng giao hợp trong 6 tuần sau khi sinh
Phần lớn phụ nữ đều biết rõ về vấn đề vệ sinh bộ phận sinh dục nhưng lại thường chủ quan. Vệ sinh không đúng cách còn gây ra viêm nhiễm nặng, viêm sâu. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần có chế độ vệ sinh hợp lý để phòng bệnh. Cách vệ sinh tốt nhất là rửa vệ sinh ngày 2 lần bằng nước sạch, có thể sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH dao động từ 3,8- 4,2, rửa vệ sinh nhẹ nhàng ở ngoài, tránh thụt rửa âm đạo. Rửa vệ sinh quá nhiều lần hoặc lạm dụng các dung dich vệ sinh quá nhiều lần sẽ dẫn tới việc mất cân bằng hệ vi sinh, từ đó gây ra các viêm nhiễm sinh dục cho phụ nữ.
Theo Cuasotinhyeu
Top mẹo vặt đơn giản nhất để không còn đau bụng "ngày ấy"
Khi ngày ấy đến luôn làm bạn khó chịu vì những cơn đau vậy bạn đã biết làm cách nào để giảm đau thật hiệu quả chưa.
Uống nước là cách đơn giản nhất để giảm tình trạng đau bụng, đầy hơi, khó chịu trong những ngày "đèn đỏ"
Tránh hoạt động mạnh, giảm sức đề kháng - Trong thời kỳ hành kinh nên tránh các môn thể dục, thể thao đòi hỏi phải gắng sức nhiều
Ăn thực phẩm chua - Những thực phẩm có hương vị chua như bắp cải muối, salad, nộm, canh chua... hỗ trợ rất tốt trong việc giảm cơn đau do kinh nguyệt
Tăng cường thực phẩm giàu canxi - Nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ có lượng canxi thấp phải chịu nhiều triệu chứng tiền kinh nguyệt hơn so với những người có lượng canxi cao hơn...
và không sử dụng đồ uống chứa caffeineTác động của cafein khiến premenstrually giải phóng...
Nếu café là thức uống quen thuộc của bạn, nên hạn chế café và trà trước một tuần khi chu kì "đèn đỏ" bắt đầu
Đồ ăn nhiều muối dễ gây ra sự tích nước, ứ nước trong cơ thể. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tâm trạng bạn nặng nề, cơ thể mệt mỏi và đầu óc kém linh hoạt, kèm theo đau đầu, buồn nôn...
bên cạnh đó, bạn cũng cần thực hiện chế độ ăn uống giàu tinh bột, rau xanh... để không bị đau bụng trong "ngày ấy"
Giữ ấm cơ thể không bị hạ thấp xuống quá mức là cách để giảm bớt triệu chứng co thắt cơ gây ra các cơn đau bụng hay chuột rút
Hãy giữ vùng kín luôn khô ráo, sạch sẽ - để giảm các cơn đau bụng kinh kho chịu, những ngày này "cô bé" cần được chăm sóc cẩn thận hơn, phải đảm bảo luôn sạch sẽ, khô ráo và thoáng khí
Vệ sinh kinh nguyệt đúng cách, những ngày có kinh mặc dù cơ thể có mệt mỏi nhưng vẫn cần phải tắm, thay rửa thường xuyên bằng nước sạch (mùa lạnh nên dùng nước ấm). Tuyệt đối không dùng nước múc ở ao, hồ, sông, suối. Thay băng vệ sinh (hoặc vải xô) 4 - 5 lần một ngày. Mỗi lần thay băng vệ sinh dùng nước nấu chín còn ấm thay rửa. Nếu dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ chỉ nên dùng loại có thành phần diệt khuẩn, chiết xuất từ thảo dược, giữ độ cân bằng pH.
Theo Thanh Lê - Khỏe và Đẹp
10 điều lầm tưởng về tình dục của tuổi mới lớn Thiếu sự giáo dục về giới tính, sức khỏe sinh sản trong trường học, gia đình, nhiều thanh thiếu niên có những lầm tưởng tai hại về tình dục. Để hiểu rõ về quan hệ tình dục, các chuyên gia đưa ra 10 điều lầm tưởng về tình dục cho thanh thiếu niên và phụ huynh giúp cho thanh thiếu niên thoát khỏi...