Vệ sinh bình sữa bằng nước sôi – mẹ nghĩ sát khuẩn, nào ngờ đang hại con
Nhiều mẹ áp dụng sai gây hậu quả tai hại.
Sức khỏe của bé là vấn đề mà bố mẹ nào cũng lo lắng, đặc biệt là khi các bé còn nhỏ, khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể còn rất kém nên khi đối mặt với vi khuẩn sẽ luôn không thể chống chọi được. Vì vậy, nhiều bậc cha mẹ luôn chú ý đến việc vệ sinh hàng ngày cho bé, đặc biệt là vệ sinh bình sữa – thứ trẻ dùng mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vệ sinh bình sữa đúng cách, nhiều mẹ trẻ vẫn luôn áp dụng cách sát khuẩn sai lầm dưới đây và vô tình gây cho con nhiều hậu quả tai hại.
Gần đây, một bà mẹ trẻ đã chia sẻ câu chuyện về vấn đề vệ sinh bình sữa của mình.
Cụ thể, mẹ trẻ Lý chia sẻ: cô sống chung với mẹ chồng từ khi cô và chồng lấy nhau. Trong suốt quá trình mang thai và sinh con trai- vì là lần đầu làm mẹ nên một tay mẹ chồng chăm sóc hai mẹ con.
Vì chưa có bất kì kinh nghiệm chăm con nào nên mọi việc chăm con và nuôi con mẹ Lý đều nghe theo ý mẹ chồng mình. (Ảnh minh họa)
Mọi việc vẫn diễn ra khá thuận lợi khi mẹ Ly hồi phục rất nhanh sau sinh và sữa về rất nhiều để nuôi con.
Tuy nhiên, khi con trai được hơn 1 tháng tuổi, cậu bé liên tục bị sốt và cảm lạnh, thậm chí hay bị tiêu chảy và quấy khóc rất nhiều. (Ảnh minh họa)
Quá lo lắng cho con, cả gia đình cô đã đưa cậu bé đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra tình trạng của con trai.
Sau khi tiến hành các kiểm tra và xét nghiệm, bác sĩ kết luận rằng những triệu chứng gần đây của con trai mẹ Lý là biểu hiện của tình trạng viêm đường tiêu hóa. (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân của tình trạng này do quá nhiều vi khuẩn trong dạ dày gây ra, thường phát sinh trong quá trình ăn uống của trẻ. Lời kết luận của bác sĩ làm hai vợ chồng rất lo lắng, riêng mẹ chồng cô lại cảm thấy khó hiểu. Bình thường bà chăm cháu trai rất kĩ, ngoài bú sữa mẹ ra thì bà không cho cậu bé ăn uống gì không hợp lý cả. Mỗi khi cho cậu bé bú bằng bình cả mẹ Ly và bà đều tráng nước sôi sát khuẩn. Làm sao có thể xảy ra chuyện viêm đường tiêu hóa được.
Mẹ chồng mẹ Ly mang thắc mắc của mình hỏi vị bác sĩ, liền nhận được lời giải thích cặn kẽ: “Dù sữa mẹ rất giàu chất dinh dưỡng nhưng khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài rất dễ mang theo vi khuẩn, có thể gây hại cho trẻ. Tráng bình sữa bằng nước nóng không thể tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn, vì vậy, càng ngày hệ tiêu hóa non yếu của trẻ càng bị tấn công bởi vi khuẩn bên ngoài” (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Vậy làm thế nào để sát khuẩn bình sữa cho trẻ một cách khoa học và hiệu quả?
Theo các chuyên gia, cha mẹ có thể áp dụng các cách khử trùng sau để vệ sinh đúng cách bình sữa của trẻ
Đun sôi
Để thực hiện cha mẹ chỉ cần dùng một chiếc nồi chuyên biệt (không sử dụng vào các mục đích khác như nấu ăn) để nấu bình sữa và các bộ phận khác trong vòng 5 phút. Trong quá trình nấu, mẹ nên chú ý không để bình chạm vào đáy nồi vì tiếp xúc với nhiệt độ cao quá lâu có thể làm hỏng bình sữa.
Dù cách này được xem là cách đơn giản và nhanh nhất, nhưng để thực hiện phương pháp này, cha mẹ cần lựa chọn những bình sữa có khả năng chịu nhiệt cao để tránh xuất hiện những chất độc hại từ nhựa và cao su. (Ảnh minh họa)
Sử dụng các chất tẩy rửa bình sữa chuyên dụng
(Ảnh minh họa)
Với dung dịch này, mẹ chỉ cần dùng chổi rửa cọ bên trong bình tối thiểu 10 – 20 giây để tiêu diệt vi khuẩn và tẩy sạch chất béo bên trong bình. Nếu mẹ dùng chổi rửa bằng mút mềm (bọt biển) thì nên nhớ làm khô chổi cẩn thận sau khi sử dụng để tránh biến nơi đây thành môi trường tích tụ, sinh sôi vi khuẩn.
Mẹ nên chú ý không nên dùng nước rửa bát thông thường và các chất tẩy rửa khác để vệ sinh bình sữa. Không nên dùng chung giẻ rửa bát của gia đình để làm sạch bình sữa cho bé. (Ảnh minh họa)
Khử trùng bình sữa bằng máy tiệt trùng chuyên dụng
Mẹ chỉ cần rửa sạch tất cả các dụng cụ bình sữa rồi cho vào nồi hấp để tiệt trùng. Sẽ mất 10 – 15 phút để hoàn thành quá trình tiệt trùng. Máy khử trùng hơi nước có thể khử trùng một lúc nhiều bình và có các khu vực để núm vú riêng biệt, tất cả công việc cũng đều được thực hiện bằng máy nên rất tiện lợi, đơn giản nhưng rất đảm bảo an toàn.
Khi sử dụng máy tiệt trùng mẹ nên chú ý đặt bình sữa và các vật dụng úp xuống để việc vệ sinh được hiệu quả hơn. (Ảnh minh họa)
Khử trùng bằng lò vi sóng
Đây là phương pháp khử trùng rất nhanh. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, mẹ cần đảm bảo rằng lò vi sóng sạch sẽ.
Để thực hiện, mẹ chỉ cần đổ nước vào mỗi bình sữa của bé ( Đối với núm vú và các bộ phận rời khác nên để vào một tô nước) và bật lò vi sóng khoảng 90 giây. (Ảnh minh họa)
Lưu ý cho cha mẹ: Hãy đợi một lát rồi mới lấy bình sữa và núm vú ra khỏi lò vi sóng để tránh bị bỏng.
5 tác hại đáng sợ nếu thường xuyên nhịn "xì hơi", ai cũng cần biết
Trung bình một người bình thường "xì hơi" từ 5- 15 lần/ngày và điều này là hoàn toàn tốt cho sức khỏe. Nếu bạn có thói quen thường xuyên "nhịn" thì hãy đề phòng 5 tác hại này.
1. Cơ thể có thể tái hấp thu nó
Khi chúng ta nhịn "xì hơi", cơ thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tái hấp thu nó. Những khí này được đưa vào cơ thể tuần hoàn trở lại và cũng có thể thoát ra ngoài qua hơi thở hoặc khi bạn ợ hơi.
2. Có thể dẫn đến đau và ợ chua
Khi bạn co cơ để nhịn "xì hơi", điều này sẽ tạo áp lực bên trong cơ thể và dẫn đến đau, khó tiêu và ợ chua. Nếu thực hiện thường xuyên, nó cũng có thể gây viêm đường tiêu hóa.
3. Ảnh hưởng đến sức khỏe đường ruột
"Xì hơi" giúp loại bỏ áp lực trong cơ thể. Thường xuyên có thói quen nhịn "xì hơi" có thể gây kích ứng đại tràng và bệnh trĩ.
4. Bạn luôn cảm thấy bị đầy hơi
Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về việc việc nhịn "xì hơi" có thực sự khiến bạn cảm thấy đầy hơi hay không. Nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, điều này khiến bạn cảm thấy lo lắng, bồn chồn giống như cảm giác bị đầy hơi.
5. Dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe
"Xì hơi" là điều hoàn toàn bình thường và thậm chí là tốt cho sức khỏe. Nếu phát hiện có mùi hoặc bất kỳ bất thường nào khác có thể là dấu hiệu chỉ ra các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như không dung nạp thức ăn và các vấn đề tiêu hóa. Nếu thấy có những điều bất thường, tốt nhất bạn nên chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn.
Làm gì để hạn chế "xì hơi" to tiếng và quá thường xuyên?
- Tránh các loại đồ uống có ga vì chúng tạo ra nhiều khí hơn trong cơ thể.
- Nhai kỹ và chậm.
- Thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm như chuối, khoai tây, ngũ cốc và lúa mì để ngăn ngừa "vì hơi" nặng mùi.
Những món ăn này sẽ biến thành chất độc nếu nấu không kỹ Chế biến rau củ sai cách có thể biến chúng trở thành chất độc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn. Sữa đậu nành (Ảnh Internet) Do trong đậu nành sống cũng có thành phần độc tố, vì vậy nếu sữa đậu nành không được nấu chín, khi sử dụng cũng có thể dẫn đến ngộ...