Về quê không rẻ hơn ở phố: Một tháng “bay” hơn 20 triệu, toàn tốn tiền vì sự cố phát sinh không lường trước
Không phải cứ về quê là rẻ hơn ở phố, giống như trường hợp của đôi vợ chồng ở Bến Tre.
Cuộc sống ở quê, với bao mơ mộng về một không gian yên bình và chi phí sinh hoạt “dễ thở” hơn phố thị náo nhiệt, liệu có thực sự như chúng ta tưởng tượng? Trên thực tế, mức sống và chi tiêu dù ở quê hay thành phố đều có những biến số nhất định.
Chẳng hạn như câu chuyện của đôi vợ chồng trẻ ở Bến Tre. Câu chuyện chia sẻ về chi tiêu trong 1 tháng khiến không ít người “ngã ngửa” vì còn đắt đỏ hơn cả ở thành phố. Cụ thể, trong 1 tháng, chị đã “bay” hơn 20 triệu khi quyết định trở về sống ở quê, nơi mà những sự cố phát sinh không lường trước xuất hiện, khiến kế hoạch tài chính bị đảo lộn. Đây cũng là một góc nhìn thực tế và đầy bất ngờ về cuộc sống ở tỉnh lẻ – nơi nhiều người cho rằng luôn rẻ và dễ thở hơn nhiều ở thành phố lớn.
Về quê mỗi tháng hết 20 triệu đồng
Tiền ăn mỗi tháng của 2 vợ chồng: 4 triệu đồng.
Tiền thuê nhà cố định mỗi tháng: 3 triệu đồng.
Tiền điện nước: 3.5 triệu đồng.
Tiền phí tập yoga: 1.3 triệu đồng.
Tiền ăn uống, đồ dùng cho mèo mỗi tháng: 500 nghìn đồng.
Tiền phát sinh:
- Lợp trần thả (la phông) do thời tiết quá nắng nóng: 2 triệu đồng.
- Sân sau nhà thấp quá, xuất hiện rắn bò vào nhà nên làm sân: 3 triệu đồng.
- Tiền mỹ phẩm: 1 triệu đồng.
- Chưa kể tiền xăng xe, đi lại và mua lặt vặt đồ dùng trong nhà.
Trong video chia sẻ trên trang cá nhân, chị Xuân cho biết, tiền nuôi thú cưng tính sơ sơ mỗi tháng khoảng 500.000 đồng nhưng trên thực tế, gia đình nào nuôi mèo cảnh cũng biết sẽ tốn hơn nhiều.
Video đang HOT
Nguồn: Gia đình Xuân ở quê.
Như vậy, tính sơ trong một tháng, hai vợ chồng chị Xuân tiêu hết khoảng 20 triệu đồng. Đối với nhiều người ở quê, chi tiêu mỗi tháng 20 triệu đồng là quá nhiều, tuy nhiên cũng không ít ý kiến cho rằng, ở quê nhưng không đồng nghĩa với việc rẻ. Dù chi tiêu khéo đến mấy cũng không tránh được những khoản phát sinh. Đồng thời, cũng nhiều chị em đồng cảm với chị Xuân rằng ở quê cũng có nhiều chi phí phát sinh đôi khi vượt ngân sách.
- “Nhà tui 7 cái máy lạnh tháng hơn 6 triệu đây”.
- “Về quê bay hết 5 chỉ vàng”.
- “Tui cũng ở quê và tui cũng hơn vậy”.
- “Về quê đám tiệc gấp 3, 4 lần tiền ăn”.
Ngay phía dưới bài đăng, nhiều người tỏ ra thắc mắc tại sao hai vợ chồng lại hết nhiều tiền điện như vậy. Chị Xuân cho biết, do hai vợ chồng đều làm việc tại nhà, bật điều hòa 24/24 nên tiền điện có nhiều hơn hẳn.
Nguồn: Gia đình Xuân ở quê.
Về quê sinh sống cần chuẩn bị chi phí bao nhiêu mới đủ?
Sau khi chia sẻ chi phí trong 1 tháng của hai vợ chồng, chị Xuân cũng tâm sự: “Nếu ai có ý định về quê thì ngoài để dành khoản tiền để sinh sống ít nhất nửa năm nếu không làm ra tiền cũng cần để dư ra nếu có phát sinh”.
Vậy, muốn về quê sinh sống, cần chuẩn bị chi phí bao nhiêu mới đủ?
Quyết định chuyển về quê sinh sống đòi hỏi một kế hoạch tài chính cụ thể và chi tiết. Đầu tiên và quan trọng nhất, hãy xác định rõ ràng các khoản chi phí cố định hàng tháng. Tiền ăn uống hàng ngày, tiền thuê nhà hoặc trả góp (nếu có), cùng các dịch vụ sinh hoạt cơ bản như điện, nước, gas, và internet là những chi phí không thể bỏ qua. Việc lập bảng chi tiêu cụ thể cho từng hạng mục sẽ giúp bạn nắm rõ nhu cầu tài chính hàng tháng của mình.
Bên cạnh đó, chi phí phát sinh không dự đoán trước như sửa chữa nhà cửa, các vấn đề liên quan đến sức khỏe hay bảo dưỡng và sửa chữa phương tiện đi lại cũng cần được tính đến. Chúng có thể xuất hiện bất ngờ và ảnh hưởng đáng kể đến ngân sách của bạn. Để giảm thiểu rủi ro tài chính từ những rắc rối không mong muốn này, việc tạo ra một khoản quỹ dự phòng là điều hết sức cần thiết. Một quỹ tiền mặt an toàn sẽ giúp bạn an tâm hơn khi phải đối mặt với các tình huống khẩn cấp.
Ngoài ra, sống ở quê cũng có thể đem lại những cơ hội tiết kiệm chi phí từ việc tự trồng trọt, chăn nuôi hay tiếp cận với nguồn thực phẩm tươi sống giá rẻ hơn. Tuy nhiên, một số chi phí khác như đi lại có thể tăng lên nếu các dịch vụ công cộng không phổ biến.
Chi phí sinh hoạt cụ thể sẽ phụ thuộc vào lối sống của bạn, quy mô gia đình, mức độ tiện nghi bạn mong muốn và đặc biệt là địa điểm bạn chọn để định cư. Như vậy, việc lên kế hoạch tài chính cho việc sống ở quê không chỉ đơn thuần là phép tính cộng trừ, mà cần được tiếp cận một cách toàn diện, cân nhắc mọi khía cạnh của cuộc sống.
Lấy ví dụ của một người đã chi tiêu 20 triệu mỗi tháng như gia đình chị Xuân là một bài học quý báu. Số tiền này có thể là một mức chi tiêu tiêu chuẩn cho một số người, nhưng cũng có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể và khả năng tài chính của mỗi cá nhân. Rõ ràng là không có con số cố định nào cho tất cả mọi người, vì vậy hãy tham khảo kỹ lưỡng và điều chỉnh cho phù hợp với bản thân bạn.
Nữ bác sĩ về quê xây biệt thự tiết kiệm năng lượng, cả năm không tốn điện
Căn biệt thự này không chỉ có vẻ ngoài độc đáo mà còn là nơi ở tiết kiệm năng lượng, vô cùng độc đáo.
Tại một ngôi làng nhỏ ở Weinan, Thiểm Tây (Trung Quốc), một căn biệt thự độc đáo đã thu hút đông đảo người ghé thăm và tham khảo cách thiết kế nhà ở. Ngoài ưu điểm nổi bật về phong cách kiến trúc, căn biệt thự này còn gây bất ngờ bởi có thể tiết kiệm năng lượng. Theo chia sẻ từ chủ nhân của căn biệt thự - nữ bác sĩ 35 tuổi, tên Wang Yiqiong đã hiện thực hóa nơi này với ước mơ hầu như không phải trả tiền điện quanh năm. Đồng thời, cách này cũng có thể giúp bảo vệ môi trường.
Wang Yiqiong tiết lộ, chi phí xây dựng của căn biệt thự này khoảng 400.000 USD (tương đương khoảng hơn 10 tỷ đồng).
Hãy cùng xem thiết kế đặc biệt của căn biệt thự này ngay bây giờ nhé!
1. Cải tạo từ những ngôi nhà cũ bỏ hoang
Wang Yiqiong lớn lên tại một ngôi làng nhỏ ở Weinan, Thiểm Tây (Trung Quốc). Khi cô mới 6 tuổi, bố mẹ cô đã đưa cô đến trung tâm thành phố để Wang Yiqiong được học hành tốt hơn. Chỉ có bà ngoại sống ở ngôi nhà cũ sau khi đi học, Wang Yiqiong hiếm khi trở về quê hương và dành phần lớn thời gian cho việc học.
Với thành tích xuất sắc, sau kỳ thi tuyển sinh đại học, cô thi vào Đại học Kiến trúc và Công nghệ Tây An, sau đó hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo tiến sĩ. Dẫu dành toàn bộ thời gian cho việc học nhưng ngay từ khi còn trẻ, cô đã có ước mơ xây một ngôi nhà đẹp ở quê hương.
Trước khi lấy bằng tiến sĩ, cô đã nghĩ đến việc cải tạo lại ngôi nhà ở quê nhà. Năm 2020, cô được biết trong trường có một đề tài nghiên cứu về "Chuyển đổi xanh của cư dân nông thôn". Khi đó, trong đầu cô chợt lóe lên một ý tưởng, cô nghĩ ngay đến ngôi nhà ở quê hương mình. Ngôi nhà này đã bị bỏ hoang gần 16 năm kể từ khi bà cô qua đời.
Hơn nữa, khi bố cô nghỉ hưu, ông cũng muốn quay trở về quê hương để sinh sống và tận hưởng tuổi già. Vì vậy, Wang Yiqiong luôn có ý tưởng cải tạo quê hương và đây tình cờ là một cơ hội.
Cô đã cung cấp các điều kiện, thông tin về căn nhà ở quê cho người thầy dạy kiến trúc của mình, và ngay sau đó, Wang Yiqiong đã nhận được sự hỗ trợ của thầy cùng các bạn trong lớp. Thực ra, cô đã muốn sửa sang lại ngôi nhà ở quê nhà từ lâu, nhưng bố cô luôn cho rằng, sẽ rất khó khăn để cô có thể làm được điều đó. Tuy nhiên, sau khi nhận được sự giúp đỡ từ người thầy dạy bộ môn kiến trúc cho mình, bố cô đã bày tỏ sự đồng tình và nói rằng sẽ cùng sửa sang lại ngôi nhà ở quê.
Sau khi được sự cho phép, Wang Yiqiong và các bạn cùng lớp đã vội vã trở về quê hương của cô ở nông thôn để đánh giá và phân tích tổng thể, từ đó đưa ra các phương án xây dựng kế hoạch cải tạo tiếp theo.
Sau khi đi khảo sát, họ phát hiện ngôi nhà cũ này vô cùng tối tăm và ẩm ướt do ánh sáng kém. Để tạo ra sự thoải mái của căn phòng, họ bắt đầu lên kế hoạch cải tạo. Trong số đó, điều quan trọng nhất là đặc biệt chú ý đến các yếu tố bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng trong quá trình thiết kế.
Sau khoảng một tuần, nhóm của Wang Yiqiong đã lên kế hoạch cải tạo chi tiết dựa trên tình trạng của ngôi nhà cũ. Kế hoạch cải tạo này chủ yếu dựa trên đổi mới công nghệ, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng, bao gồm việc sử dụng một số vật liệu tiết kiệm năng lượng hiện đại như tấm pin mặt trời cùng nhiều thiết bị thông minh khác.
Tuy nhiên, mọi chuyện không hề suôn sẻ như họ tưởng tượng. Khi họ đưa bản thiết kế chi tiết cho đội thi công xem xét thì 1 triệu NDT là không đủ để thực hiện. Chi phí thực tế vượt xa ngân sách cho phép, vậy là 1 lần nữa họ phải thay đổi kế hoạch thiết kế, điều này đã tốn khá nhiều thời gian của cả nhóm.
Khi ngôi nhà chính thức bắt đầu được nâng cấp và cải tạo, Wang Yiqiong theo sát từng bước. Thậm chí, dù lúc đó đang mang thai nhưng cô vẫn ra chợ mua vật liệu. Để đẩy nhanh tiến độ cải tạo ngôi nhà cũ, các thành viên trong gia đình Wang Yiqiong cũng tham gia và làm những gì có thể.
Bất kể cô gặp phải vấn đề gì trong khoảng thời gian này, cô chưa bao giờ nghĩ đến việc từ bỏ. Thay vào đó, cô tiếp tục tối ưu hóa, giải quyết và điều chỉnh kế hoạch. Để tiết kiệm chi phí, họ không chọn trát bên ngoài ngôi nhà mà xây trực tiếp bằng gạch. Chi phí tuy giảm nhưng ở một khía cạnh nào đó, nó đã làm giảm tính thẩm mỹ của ngôi nhà rất nhiều.
Sau khi thảo luận với nhóm, Wang Yiqiong quyết định bổ sung thêm một chút thiết kế. Họ đã nghĩ ra một phương pháp rất thông minh, đó là kết hợp kính vào bức tường vốn đơn điệu. Điều này làm cho ngôi nhà trông rất được thiết kế và vấn đề ánh sáng cũng được giải quyết.
Một năm trôi qua, căn nhà cũng đã hoàn thành.
3. Thiết kế nhà "năng lượng xanh"
Khoảng sân đổ nát trước đây đã được biến thành một căn biệt thự độc đáo với phong cách kiến trúc hiện đại thời thượng.
Giống như trước đây, ngôi nhà này vẫn gồm có sân trước, cổng nhà, sân trước, nhà chính và các phần khác. Tổng diện tích gần 1.000m2, diện tích xây dựng là 270m2.
Nhìn ngôi nhà mới toanh trước mặt, Wang Yiqiong và nhóm của cô mỉm cười hài lòng. Ngay sau đó, cô tặng căn nhà cho bố của mình như một món quà.
So với hình dáng bên ngoài của ngôi nhà, thiết kế nội thất tập trung vào việc tiết kiệm năng lượng thậm chí còn ấn tượng hơn. Để giải quyết vấn đề chiếu sáng của ngôi nhà cũ, Wang Yiqiong đã bổ sung thêm hai lớp cho mái nguyên bản và sử dụng mái Guanzhong truyền thống.
Về mặt tiện nghi trong nhà, một khoang cách nhiệt hình chữ C được thiết kế khéo léo. Đồng thời, nhóm KTS còn sử dụng vật liệu thay đổi pha vào bức tường bên trong để tăng hiệu quả làm mát cho căn nhà. Khi nhiệt độ thay đổi, nó sẽ hấp thụ hoặc giải phóng năng lượng nhiệt, có thể thay thế cho máy điều hòa không khí và cũng có thể tiết kiệm năng lượng điện.
Không chỉ vậy, để có một môi trường sống thoải mái, Wang Yiqiong còn bổ sung thêm hệ thống trao đổi địa nhiệt, nhằm đảm bảo sự thoải mái về nhiệt độ trong nhà.
Đáng ngạc nhiên nhất là việc đặt 18 tấm pin mặt trời trên mái nhà nếu thời tiết tốt và đủ ánh nắng có thể tạo ra 18 kWh điện. Điều này có nghĩa là nhà của Wang Yiqiong có thể sử dụng điện và gần như không phải trả tiền điện trong suốt cả năm.
Đối với nước, căn nhà cũng được trang bị thiết bị xử lý nước thải, giúp tái chế nước thải sinh hoạt về mọi mặt. Chính thiết kế này đã thể hiện ý tưởng trong kiến trúc nhà ở về bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng.
Vào năm 2023, những nỗ lực của Wang Yiqiong và nhóm KTS của mình đã được đền đáp. Họ đã giành được "Giải Kiến trúc Quốc tế A " , đây cũng là sự ghi nhận công sức của họ trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc.
Sống trong một ngôi nhà như vậy không chỉ tiện nghi mà còn thân thiện với môi trường. Nhiều người đổ xô đi xem thiết kế thông minh của ngôi nhà này. Đối với bản thân Wang Yiqiong, cô hy vọng sẽ giúp nhiều người hơn nhận thức được việc tiết kiệm năng lượng và công trình xanh, để tiếp tục thúc đẩy phát triển xây dựng nông thôn xanh.
Có trong tay tiền tỷ nhưng nữ nhân viên văn phòng 8X vẫn chọn tiếp tục ở nhà thuê tại Hà Nội và về quê mua nhà Quyết định mua nhà ở quê trong khi vẫn tiếp tục sinh sống tại Hà Nội có lẽ sẽ khiến nhiều người băn khoăn. Nhiều người dành cả thanh xuân làm việc, tích lũy và chọn ở thuê trong một căn phòng có mức giá bằng khoảng 30% thu nhập để theo đuổi giấc mơ mua nhà phố. Nhưng ngày nay, cũng có...