Về Kinh Bắc thưởng thức nem Bùi
Một chiếc nem Bùi thơm ngon ăn cùng lá sung, lá đinh lăng chấm tương ớt… sẽ mang lại nhiều thú vị cho thực khách.
Nói đến Kinh Bắc, ngoài quan họ, bánh phu thê, bánh tẻ, còn một đặc sản dân dã rất ngon và độc đáo, đó chính là nem Bùi.
Làng Bùi nằm bên bờ sông Đuống thơ mộng dần hiện ra với con đường bêtông chạy thẳng tắp giữa cánh đồng. Mới vào đến đầu làng đã nghe mùi thơm của thính lan tỏa ngào ngạt khắp nơi như một nét đặc trưng chỉ thấy ở làng nem Bùi. Một cuộc sống ấm no, sung túc của người dân, mà chủ yếu do nghề làm nem mang lại như hiển hiện ra trước mắt.
Nem Bùi có mùi thơm của thính rang và vị ngậy béo của thịt lợn, chút dai nhẹ của bì.
Nem Bùi được khai sinh ở làng Bùi, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trải qua bao thăng trầm, vài năm trở lại đây, loại nem này dần có mặt trên thị trường và trở thành món ẩm thực ngon, rẻ. Đồng thời, đây còn là món quà trao tay ý nghĩa cho bạn bè, người thân sau mỗi dịp ghé qua Bắc Ninh.
Để làm nem, người dân nơi đây phải lấy nguyên phần hông con lợn. Phần thịt nạc và thịt mỡ để sống, chỉ riêng phần bì là luộc chín rồi thái nhỏ tất cả, nêm gia vị tỏi ớt, bột ngọt trộn đều với thính nóng, sau đó để chín thịt, tiếp đến nắm chặt nem thành quả nhỏ bọc trong lá chuối.
Ra đời gần 100 năm, món ăn đặc sản vùng Kinh Bắc đã trải qua bao thăng trầm. Một nghệ nhân làm nem lâu năm tâm sự: “Ngoại trừ nem Phùng (Hà Tây cũ) có nét khá giống với nem Bùi, miền Nam, miền Trung hay chính vùng Bắc bộ này cũng không nơi đâu có nem Bùi như quê tôi”.
Dọc trên con đường quốc lộ chạy từ Cầu Hồ – Thuận Thành đi Hải Dương đâu đâu cũng thấy biển hiệu nem Bùi bán buôn và bán lẻ. Một số người bán nem kể, vài năm gần đây, một số người Việt sống ở nước ngoài khi có dịp về nước cũng tranh thủ mua nem Bùi mang về ăn và làm quà. Theo dòng thời gian, nem Bùi ngày càng được nhiều người biết đến và kinh tế nhiều hộ gia đình cũng phất lên nhờ làm nghề này.
Bạn có thể kết hợp ăn nem Bùi với đồ uống Rockmen 12. Đây là đồ uống an toàn của Công ty Sao Thái Dương có sự kết hợp các thảo dược thiên nhiên, hỗ trợ tiêu hóa, tạo cho cơ thể một sự khỏe mạnh sung mãn, đầu óc nhẹ nhàng sảng khoái, ăn uống ngon miệng và giấc ngủ sâu hơn.
Video đang HOT
Rockmen 12 giữ nguyên vị của món Việt.
Nằm trong chuỗi trương trình “Rockmen 12 – thăng hoa cùng ẩm thực Việt “, đi qua hơn một nửa chặng đường diễn ra tại Hà Nội với nhiều ủng hộ và đón nhận của thực khách, chương trình đã được mở rộng tại các thành phố lớn như Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Bắc Ninh… Tại chương trình, khách hàng sẽ có dịp thưởng thức đồ uống khi kết hợp với các món ăn đặc trưng từng miền và nhận các phần quà của nhà tài trợ.
Theo Ẩm thực bốn mua
Bánh phu thê - món quà ý nghĩa mỗi lần ghé Bắc Ninh
Bánh có vị dẻo kỳ lạ của nếp hương, dai dai lạ miệng của sợi đu đủ nạo hòa quyện với vị ngọt, béo, thơm của nhân đỗ xanh và dừa.
Có dịp ghé làng Đình Bảng (Bắc Ninh), hầu như không ai quên mua về làm quà một cặp bánh phu thê đã rất nổi tiếng ở đây. Bánh mang tên phu thê (chồng vợ) nên không đi lẻ một chiếc, mà phải là một cặp. Ngoài lớp lá chuối là sợi lạt cánh sen buộc chữ thập nhìn rất hòa sắc.
Ở cơ sở làm bánh Phu Thê Lụa Xuân của gia đình nghệ nhân Nguyễn Thị Lụa ngay cạnh đình Đình Bảng, người nào việc ấy, vừa trò chuyện vừa thoăn thoắt hoàn thành các công đoạn cho ra sản phẩm là những cặp bánh vuông vắn, dày dặn. Từng công tác tại nhà máy cơ kim khí Thăng Long, nghỉ hưu từ năm 1981, hơn 20 năm qua, cùng với những bạn nghề, bà Lụa đã đưa ra thương hiệu bánh Phu Thê làng Đình Bảng. Bà chỉ bán tại nhà và có rất nhiều khách nghe tiếng thơm tìm đến.
Bột làm bánh phải được làm từ gạo nếp, xay bằng cối nước, sau đó lọc lấy chất tinh, ép cho ráo nước rồi phơi khô. Dù nguyên liệu ở đâu cũng có nhưng bà Lụa có bí quyết làm bánh ngon. Bà kể: "Phải chọn loại nếp cái hoa vàng hạt nhỏ, đều. Sau khi được ngâm kỹ, đãi sạch thì cho gạo vào cối xay nước xay nhuyễn vài lần, rồi lọc lấy tinh bột, 1kg gạo chỉ lấy được 400g tinh bột". Tinh bột này được phơi khô và đem làm bánh sau khoảng 15 ngày.
Bà ngâm hoa dành dành lấy nước màu vàng, trộn với tinh bột, thêm sợi đu đủ nạo nhỏ đã bóp phèn cho mỏng và dai để tạo màu cho vỏ bánh.
Nhân bánh là đậu xanh nấu chín giã nhuyễn, nhào đường.
Cùi dừa thái nhỏ trộn với đỗ làm nhân bánh, ngoài ra còn có mứt sen trần.
Bánh được hấp cách thủy.
Khi đã chín bánh được vớt ra rồi ép hết nước xong để cho khô.
Bánh được gói thành hai lớp. Bên trong là lớp lót lá chuối tiêu có mùi thơm dịu, bên ngoài được bọc bằng lá dong.
Sau khi luộc chín, để nguội người ta mới gói lại bằng lá dong xanh, buộc lạt điều thành từng cặp.
Bánh phu thê ngon từ lúc ngắm bằng mắt cho đến khi tận hưởng hương vị đặc biệt. Bóc ra, tấm bánh có màu vàng trong như hổ phách, nhìn thấy được lớp nhân bên trong. Bánh có vị dẻo kỳ lạ của nếp hương, cái dai dai lạ miệng của sợi đu đủ nạo hòa quyện với vị ngọt, béo, thơm của nhân đỗ xanh, dừa. Ngon nhất là bánh làm hôm trước, sau một ngày đêm mang ra ăn lúc đó bánh vừa dẻo vừa mềm, có độ giòn và không dính lá. Chiếc bánh khi được bóc ra , bánh phu thê có màu vàng chanh tươi, màu của quả dành dành đã chín theo truyền thống.
Theo VNE
Đi và trải nghiệm ẩm thực chim trời từ Kinh Bắc. Sự kết hợp giữa ẩm thực và những làn điệu quan họ đã làm nên đặc sản của vùng đất Kinh Bắc. Nói đến Bắc Ninh, người ta nghĩ ngay đến những làn điệu quan họ, những câu hát giao duyên "người ơi người ở đừng về...", nhưng ở nơi đây còn có những món ăn rất dân dã mang đậm chất quê...