Về Hải Dương ăn bánh cuốn bà Thấu
Cái làm nên thương hiệu bánh cuốn Hải Dương bao nhiêu năm trước đến bây giờ vẫn không thay đổi: bát nước chấm vàng sóng sánh, thơm dìu dịu mùi nước mắm ngon, chua thanh thanh vị giấm, loáng thoáng những chấm ớt đỏ tươi và bột hạt tiêu đen nhánh.
Về thành phố Hải Dương, tôi tìm tới phố Bắc Sơn, con phố với món bánh cuốn nổi tiếng. Ở đó có quán bánh cuốn bà Thấu gắn liền với thương hiệu bánh cuốn Hải Dương.
Hỏi thăm vài lần, chúng tôi mới tìm được quán bánh cuốn nay đã chuyển ra đường Trần Quang Khải. Quán giờ đây do con gái bà Thấu, chị Phạm Thị Thanh làm chủ, nhưng thương hiệu “Bánh cuốn bà Thấu” thì vẫn giữ nguyên để những thực khách ưa hoài niệm vẫn có thể tìm về.
Chẳng như bánh cuốn Thanh Trì, bánh cuốn Hà Nam hay bánh cuốn Hàng Kênh, Nam Định nổi tiếng nhờ các phương tiện truyền thông hoặc phương tiện… giao thông do ở gần quốc lộ, không nhiều người còn nhớ đến bánh cuốn Hải Dương. Nhưng nếu ai đã thử, sẽ chẳng thể nào quên những tấm bánh mỏng mướt như giấy pơ-luya, thanh mát, trong suốt mà vẫn béo ngậy. Chẳng thế mà cách đây ít năm, khi quốc lộ 5 còn đi qua trung tâm thành phố Hải Dương, những chiếc xe gắn biển Hải Phòng, Hà Nội bao giờ cũng ghé vào Bắc Sơn ăn “Bánh cuốn bà Thấu”.
Bánh cuốn Bà Thấu
Từ một thương hiệu bánh cuốn bà Thấu, hàng loạt hàng bánh cuốn cũng mọc lên ở thành phố Hải Dương.Quán bánh bà Thấu ngày ấy chỉ bày mỗi tấm phản với vài bộ bàn ghế mà đông khách từ sáng sớm đến tận trưa. Bưng đĩa bánh mỏng mướt, trắng tinh, chấm vào bát nước chấm trong veo màu hổ phách, bạn tôi bảo: Bánh cuốn bà Thấu ngày xưa mỡ màng và ướt hơn bây giờ, ăn kèm chả quế, giò bò, rau thơm cũng là những loại rau thuần túy của vùng Bắc bộ như mùi tàu, mùi ta, húng quế…
Video đang HOT
Giờ đây, vẫn là những lá bánh tráng mỏng ấy xếp trên đĩa, rắc thêm vài lát hành phi thơm nức, cái mềm mượt, mướt mát bao nhiêu năm vẫn không thay đổi. Chị Thanh cho biết, quán chật nên việc tráng bánh chuyển hẳn cho gia đình người anh trong xóm. Chị chỉ bắc bếp than nhỏ rán chả thịt lợn. Những miếng chả quết nhuyễn, chiên phồng vàng ươm thay cho món chả quế khi xưa. Thêm mấy miếng thịt ba chỉ nướng trên than hoa thơm phức. Chiều lòng khách ăn thời hiện đại, rổ rau sống ngoài tía tô, kinh giới, mùi, diếp truyền thống… lại có thêm đĩa dưa chuột thái lát và giá đỗ giòn ngọt theo phong cách Nam bộ.
Cái làm nên thương hiệu bánh cuốn Hải Dương bao nhiêu năm trước đến bây giờ vẫn không thay đổi: bát nước chấm vàng sóng sánh, thơm dìu dịu mùi nước mắm ngon, chua thanh thanh vị giấm, loáng thoáng những chấm ớt đỏ tươi và bột hạt tiêu đen nhánh. Gỡ lá bánh mỏng tang, nhúng vào bát nước để thấm đẫm vị mặn, ngọt, chua, cay, mới thấy tiếc vì bánh cuốn Hải Dương không được nhiều người biết đến.
Bây giờ, những hàng bánh cuốn ở Bắc Sơn đã vãn. Nhưng miếng ngon nhớ lâu, nhiều vị khách ở nơi xa, dù chỉ một lần nếm thử bánh cuốn Hải Dương, mỗi lần đến đây vẫn phải cố công tìm ăn bằng được.
Bánh cuốn Thanh Trì Món đặc sản tinh tế của ẩm thực Hà Thành
Bánh cuốn Thanh Trì là một trong số những món đặc sản không thể bỏ qua khi đến Hà Nội. Món ăn này đã trở thành thương hiệu ẩm thực nổi tiếng tại thủ đô.
Bánh cuốn Thanh Trì - Món đặc sản tinh tế của ẩm thực Hà Thành
Nếu nói đến bánh cuốn ở đất Hà Nội, đầu tiên phải kể đến là bánh cuốn Thanh Trì - bánh cuốn quen thuộc của rất nhiều tín đồ đam mê ẩm thực Hà Thành. Bánh được làm từ gạo tẻ, xay thành bột nước. Thứ bột ấy gia giảm thế nào để thành thương hiệu bao đời đều là bí quyết nhà nghề cả. Một nồi hấp với nước sôi sùng sục, vài miếng mỏng căng đều trên miệng nồi. Mỗi lần hấp là một muôi bột nước vừa đủ, đổ lên trên mảnh vải đã căng rồi lấy muôi xoa nhẹ.
Bánh cuốn Thanh Trì được chế biến theo một cách đặc biệt và thưởng thức cũng rất khác biệt. Gạo để làm nên món bánh cuốn không quá dẻo, cũng không quá mềm để làm ra được một loại bột mịn nhưng nát. Gạo sau đó sẽ được đem đi ngâm trong khoảng từ 2 - 3 tiếng trước khi đi xay thành bột.
Bột này sau đó sẽ được đem đi vào cùng với nước theo một tỉ lệ phù hợp. Tiếp theo là đến công đoạn tráng bánh. Bánh cuốn sẽ được tráng ở bên trên một lớp vải trắng, được bọc ở trong một nồi nước đun sôi đúng chuẩn 100 độ. Khi bánh đã chín, người chế biến sẽ dùng một cây đũa tre, nhấc những lớp bánh mỏng tanh, màu trắng trong. Sau đó bánh sẽ được thoa thêm một lớp mỡ của hành tím rồi xếp lại.
Muốn bánh được mềm và thơm, bột phải chín vừa chín tới, thường để tầm vài giây là bột đã có thể vừa ăn, miếng bánh trắng nõn đã được nhấc ra, phủ đều lên miệng rá, lúc đó, người bán mới thêm nhân, rồi cuộn lại đặt vào đĩa.
Đặc biệt là lúc tráng bánh phải có kỹ thuật, để bánh mỏng, màu trắng trong, dẻo và thơm, vẫn giữ được nguyên vẹn độ tinh túy và mùi thơm tự nhiên của gạo.
Bánh cuốn muốn ngon thì phải đảm bảo nước chấm chuẩn vị. Nguyên liệu để pha nước chấm không thể thiếu được nước mắm cốt, chút ít giấm, đường, tiêu và ớt. Dưới bàn tay làng nghề thì nước chấm trở nên ngon hơn bao giờ hết và không một nơi nào có thể trộn lẫn.
Một trong những yếu tố giúp cho món bánh cuốn trở nên cuốn hút thực khách chính là hành phi, hành phi phải phi vừa vàng tới, dậy hương mang đến hương vị thơm ngon dành cho thực khách khi thưởng thức.
Vốn là món ăn nổi tiếng không chỉ với người dân Hà Nội mà bánh cuốn còn là món ăn được lòng rất nhiều khách du lịch, chính vì sự nổi tiếng mà bánh cuốn cũng dần có nhiều phiên bản hơn trong ẩm thực. Ví dụ như: bánh cuốn chay, bánh cuốn tôm, bánh cuốn nhân thịt heo, thịt gà,...
Mặc dù có nhiều phiên bản nhưng bánh cuốn Hà Nội vẫn giữ được hương vị thơm ngon vốn có không hương vị nào có thể pha lẫn được.
Bánh cuốn Thanh Trì đúng điệu sẽ được ăn kèm cùng với đậu rán, chả quế, giò lụa và thật nhiều hành phi rắc lên bên trên. Phần nước chấm của bánh cuốn được pha một cách cầu kì, là sự kết hợp của nước mắm, giấm nếp, tinh dầu cà cuống, một đến hai lát ớt tươi và hành phi.
Vì sao đến Hà Nam nhất định phải ăn bánh cuốn chả nướng Phủ Lý, người Hà Nội vốn nổi tiếng bún chả cũng tìm về ăn Bánh cuốn Phủ Lý (Hà Nam), tương tự bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội), đều là bánh cuốn nguội, ăn vào mùa hè mùa thu, còn mùa đông thì phải là bánh cuốn nóng. Mỗi nơi có vị ngon riêng, rất riêng. "Sự tích" món quà bánh cuốn chả nướng trời cho người Phủ Lý Quê nội của các con cháu tôi ở...