Về già ở với ai?
Có phải cách ông bà, cha mẹ đối xử với con cháu trước kia thế nào thì cái kết họ nhận lại sẽ như thế ấy?
Tình cờ gặp lại bà hàng xóm cũ, mới hơn một năm mà trông bà yếu đi thấy rõ. Bà than không chỉ do căn bệnh tiểu đường đang hành mà số bà còn khổ đường con cái. Ở tuổi bảy mươi, trong khi người ta đã thong dong tận hưởng cuộc sống bên con cháu, vợ chồng bà vẫn lây lất ở nhà thuê rày đây mai đó. Nhìn bà không ai không mủi lòng. Nhưng nhớ lối sống của vợ chồng bà trước đây, tôi nghĩ hoàn cảnh bây giờ cũng do cái nghiệp mà ông bà đã tạo.
Thời còn trẻ, bà ít chịu làm lụng, chỉ sống dựa vào chồng. Bà nghiện tứ sắc đến nỗi con cái bỏ mặc cho mẹ ruột chăm sóc để nướng mình trên chiếu bạc. Chồng bà làm thầu xây dựng, lúc thuận lợi phất lên như diều gặp gió. Rồi ông có nhân tình, tiền bạc như gió vào nhà trống. Con cái khổ sở, có đứa phải bỏ học sớm. Lớn lên, các con lập gia đình, lần lượt ra riêng. Căn nhà của ông bà bán đi để trả nợ hai vợ chồng, còn dư chút ít chẳng đủ mua căn nhà nhỏ nên đành ở nhà thuê. Bà bảo, con cái có đứa khá giả nhưng chẳng đứa nào để ông bà về ở chung. Bà cho rằng, các con nghe lời vợ, chồng nó nên ông bà chẳng được nhờ. Tôi trộm nghĩ, có khi do các con giận cha mẹ trước kia chẳng lo cho con cái.
Về già ở với ai còn tùy cảnh, tùy nhà
Một người bà con xa của tôi thích ở một mình cho yên tĩnh, ông không thích bị trẻ con quấy rầy. Khi ông qua đời sau cơn tai biến mà mấy ngày sau mới được phát hiện, hàng xóm có người trách con cái sao vô tâm. Có phải cách ông bà, cha mẹ đối xử với con cháu trước kia thế nào thì cái kết họ nhận lại sẽ như thế ấy? Nghe có vẻ sòng phẳng nhưng rõ ràng là, không thể trông mong con cháu yêu thương, chăm sóc mình hết lòng khi giữa hai bên không có tình nghĩa sâu nặng với nhau trước đó.
Video đang HOT
Nhiều bậc cha mẹ lại thích ở chung với con cháu, phần cho đỡ cô quạnh nhưng đa phần vì thương con cháu nên muốn gần gũi. Chị bạn tôi kể, vợ chồng chị định chia hết tài sản cho các con, phần con út nhiều hơn, rồi về ở với vợ chồng con út. Nhưng chị còn do dự vì ai cũng khuyên chị phải giữ căn nhà để ở, không chung đụng con cháu, dâu rể cho đỡ phiền. Ngoài ra phải giữ lại một ít của cải phòng thân, đỡ phụ thuộc con cái lúc tuổi già. Con cháu đứa nào thương mình tự khắc sẽ quan tâm chăm sóc, chứ không nhất thiết phải ở chung. Nói ra nghe phũ phàng, nhưng sự đời khó nói trước chuyện gì. Nay vợ chồng chị còn khỏe, tiền bạc rủng rỉnh nên mọi chuyện dễ dàng, cả nhà vui vẻ. Sau này già yếu, bệnh tật, trái tính trái nết, sẽ thành gánh nặng cho con. Con ruột chưa biết chừng có chịu được tâm tính của người già không, nói gì dâu rể, trong khi ai cũng có bố mẹ ruột để lo.
Bởi vậy, về già ở với ai còn tùy cảnh, tùy nhà. Cũng có người quan niệm: cuộc sống như dòng chảy xuôi về phía trước nên dẫu trước đó, mình đã làm được bao nhiêu điều tốt đẹp cho con cũng đừng mong sau này sẽ được con cái đối đãi hệt vậy để không thất vọng khi mọi chuyện không như ý.
Lê Thị Ngọc Vi
Theo phunutoday.vn
Dù đã xin phép sớm nhưng mẹ chồng vẫn không cho về ngoại nghỉ lễ Tết dương, con dâu nắm chặt bàn tay chồng rồi khảng khái nói
Vừa dứt lời thì cái lão chồng cục cằn của cô định cãi lý với mẹ nhưng bị Uyên gạt ngay sang một bên. Uyên nắm chặt bàn tay chồng, lấy hết can đảm và dũng khí khảng khái tuyên bố...
Hình ảnh minh họa
Đã có thông báo nghỉ Tết dương lịch, Uyên khấp khởi nửa mừng nửa lo. Cô được nghỉ hẳn 4 ngày nhưng không biết kế hoạch về quê ngoại có thực hiện được không. Lấy chồng xa nên khổ vậy, nhiều khi nhớ nhà, nhớ bố mẹ nhưng lại vướng nọ, bận kia chẳng thể về thăm nhà đôi ba hôm. Cũng đã gần 1 năm rồi, Uyên thèm cái không khí ở quê vô cùng.
Nhà đẻ Uyên cách đây 500km nhưng mẹ chồng cô luôn mặc định nó xa như 5 nghìn cây số vậy. Hễ mỗi lần cô xin cho con về ngoại chơi là y như rằng bà vịn đủ lý do. Nào là xa xôi, sợ cháu ốm, nào là nhà có công nọ việc kia không thể thiếu con dâu. Đến khi không còn lý do nào nữa thì bà "lăn" ra bệnh khiến chồng Uyên đâu thể làm ngơ.
Uyên vừa nghe điện thoại của mẹ gọi ra. Giọng bà như nghẹn lại, nhớ con, nhớ cháu mong mòn mong mỏi ngày được đoàn tụ. Sức khỏe bố Uyên không được tốt nên mẹ cô lúc nào cũng phải túc trực bên cạnh. Mang tiếng nhà có hai anh em mà anh trai Uyên lại vào nam làm ăn rồi lấy vợ ở lại hẳn trong đó. Thế nên chỉ có mỗi ông bà quanh quẩn bên nhau. Trong khi đó, nhà chồng Uyên lại đông anh em. Cứ cuối tuần tụ tập lại cả con cái, dâu rể cũng phải gần chục người. Vậy mà chẳng bao giờ mẹ chồng chịu hiểu cho tâm lý của Uyên.
"Sao lại về quê, không được đâu, ngày nghỉ thật nhưng nhà nhiều việc lắm con ơi. Giỗ cụ cố phải về nhà thờ tổ, rồi nhà dì Huyền tân gia, phải sang đỡ đần dì ấy chứ", mẹ chồng Uyên gạt phắt đi khi cô bày tỏ mong muốn về quê trước cả tuần. Từ ngày Uyên lấy chồng, những ngày nghỉ đối với người ta đúng nghĩa là ngày nghỉ nhưng với riêng cô thì chả khác nào ngày bị "hành xác". Ai bảo cô đi lấy cháu đích tôn, con trai trưởng của nhà người ta làm gì cho khổ thế này?
Uyên ngán ngẩm với chuỗi ngày sắp tới. Nhìn bạn bè, đồng nghiệp nô nức lên lịch về quê mà cô thèm vô cùng. Vừa nhớ mẹ lại thương cho cái số mình, Uyên đánh liều rủ rỉ vào tai chồng cái ước vọng nhỏ nhoi. Không ngờ, anh tỏ thái độ ngoài sức tưởng tượng của Uyên: "Giỗ chạp cái gì, mẹ chỉ lắm chuyện, cụ cố họ bắn đại bác không đến. Còn nhà dì Huyền sửa lại với trồng tầng lên thì làm sao phải tân gia, mấy ông rủ nhau nhậu nhẹt thôi. Để đấy anh bảo mẹ".
Nghe chồng nói mà Uyên hả lòng hả dạ quá. Chồng cô hơi khô khan tí nhưng được cái thương vợ, biết phải biết trái chứ không bao giờ bênh mẹ. Phải mỗi cái tội không biết nói khéo nên toàn làm Uyên bị hiểu lầm. Thấy chồng ủng hộ, cô chợt nghĩ ra một cách.
"Ơ hay, mấy cái đứa này, mẹ nói với cái Uyên rồi mà không chịu hiểu à? Lúc khác về, ông bà bên đấy có làm sao đâu mà phải cuống lên", mẹ chồng Uyên gạt phắt đi khi vợ chồng cô lên tiếng. Vừa dứt lời thì cái lão chồng cục cằn của cô định cãi lý với mẹ nhưng bị Uyên gạt ngay sang một bên.
Uyên nắm chặt bàn tay chồng, lấy hết can đảm và dũng khí khảng khái tuyên bố: "Mẹ ạ, là phận con cái thì đối với bố mẹ nào cũng phải như nhau. Mẹ nuôi anh Quyết lớn khôn cũng như bố mẹ con nuôi con. Giờ con đi lấy chồng ở nhà mình là chính, bố mẹ con ở quê có phần thiệt thòi nên chỉ mong ngày lễ được gặp con, gặp cháu vài hôm ngắn ngủi. Mà con thấy nhà con nói những việc kia không cần đến sự có mặt của vợ chồng con nên mong mẹ cho phép con được làm tròn chữ hiếu. Còn nếu mẹ vẫn nhất quyết không chấp nhận thì con cũng phải nghe theo lời mẹ. Nhưng Tết âm chúng con sẽ về ngoại. Phải không anh?".
Uyên liếc nhìn chồng nháy mắt theo đúng như kịch bản. Anh dịu giọng khoác tay mẹ: "Thôi mẹ ơi, chả lẽ mẹ muốn ăn Tết không có cháu nội à. Tính như vợ con là chuẩn rồi. Tối thứ 6 nhà mình tụ tập 1 bữa để thứ 7 vợ chồng con cái con về quê".
Mẹ chồng liếc xéo Uyên một cái rồi đành cười nhạt đồng ý. Đúng là có những chuyện không thể quá ngoan ngoãn cam chịu được, quan trọng nhất vẫn là người đàn ông bên cạnh mình.
Theo afamily.vn
Khi con rể mang phận con dâu Dr.Pepper chia sẻ cách giúp bố mẹ ruột thương con rể như con trai tại Tâm tình phái đẹp. Người phụ nữ sinh ra với vai trò làm mẹ và làm vợ được mang theo trong mình ngay khi từ tấm bé. Dù được bố mẹ giáo dục và với bản chất nữ tính trời ban thế nhưng chuyện chăm lo nhà cửa,...