Vẻ đẹp “vạn người mê” của nữ sinh miền sơn cước đạt giải nhất học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử
Mẹ mất từ khi lên 6 tuổi, nhưng Quỳnh Trang đã vượt lên hoàn cảnh, chăm ngoan học giỏi. Với nỗ lực của bản thân, sự động viên, giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè, cô nữ sinh miền sơn cước đã xuất sắc giành giải nhất học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử năm học 2018 – 2019.
Mồ côi mẹ từ khi 6 tuổi
Khi cô gái tên Nguyễn Thị Quỳnh Trang lên 6 tuổi cũng là lúc mẹ em đột ngột qua đời trong một ca sinh khó đứa em út. Lúc này, Quỳnh Trang và chị em cô còn quá nhỏ để hiểu được nỗi đau, sự mất mát khi người mẹ thảo hiền vắn số rời xa trần thế, lúc tuổi đời còn quá trẻ.
Mẹ qua đời, bố Quỳnh Trang là ông Nguyễn Văn Vỹ vừa phải làm mẹ, vừa phải làm bố, gồng gánh cảnh gà trống nuôi 4 đứa con thơ dại. Thời điểm mẹ mất, đứa con gái lớn (chị Quỳnh Trang) mới 7 tuổi, đứa nhỏ nhất mới hơn 1 tuổi đầu. Cuộc sống của 5 bố con Quỳnh Trang vất vả, phải bữa rau, bữa cháo qua ngày.
Quỳnh Trang đang miệt mài học tập để sớm thực hiện mơ ước của mình.
Dù cuộc sống khó khăn trăm bề, nhưng bù lại các con luôn chăm ngoan, học giỏi, đặc biệt là người con gái thứ hai Quỳnh Trang. Đây được coi là động lực, là nguồn động viên để ông Vỹ cố gắng vượt qua mọi khó khăn, nuôi các con khôn lớn.
Không phụ lại công bố, trong 11 năm liền em Nguyễn Thị Quỳnh Trang đều đạt học sinh giỏi toàn diện; đạt giải ba và khuyến khích môn Ngữ văn và Lịch sử học sinh giỏi cấp tỉnh năm lớp 7,8,9; giải nhì học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử năm lớp lớp 10 và 11.
Đặc biệt, trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2018 – 2019, em Nguyễn Thị Quỳnh Trang, học sinh lớp 12A6, trường THPT Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh đã xuất sắc giành giải nhất. Đây không chỉ là thành tích của cá nhân Quỳnh Trang, mà đó là thành tích chung của gia đình, nhà trường và ngành giáo dục toàn huyện.
Sau giờ lên lớp, Quỳnh Trang cũng dành nhiều thời gian lên tra cứu tư liệu tại thư viện trường.
Video đang HOT
Quỳnh Trang tâm sự, chị em em thiệt thòi hơn chúng bạn khi mẹ mất sớm, một mình bố phải bươn chải nuôi 4 đứa con. Vì thương bố, thương cho hoàn cảnh gia đình nên em tự hứa với bản thân mình phải quyết tâm học thật giỏi để mai kia có thể đỡ đần bố nuôi các em khôn lớn.
Gia đình hoàn cảnh khó khăn, thương bố phải gồng gánh nuôi con, nhiều lần Quỳnh Trang đã xin bố tranh thủ ngày nghỉ đi làm thêm kiếm tiền ăn học. Nhưng, thương con, muốn con tập trung thời gian để học tập nên ông Vỹ không chấp thuận. Ngoài giờ lên lớp, ôn bài ở nhà, Quỳnh Trang cùng với chị gái của mình đóng vai trò là những người mẹ trong gia đình, lo lắng, chăm sóc cho 2 đứa em nhỏ.
Bố con em Nguyễn Thị Quỳnh Trang.
Bí quyết học môn Lịch sử
Quỳnh Trang cũng chia sẻ về bí quyết học môn Lịch sử – một môn học mà nhiều học sinh phổ thông cảm thấy “sợ” khi bị thầy cô giáo gọi lên hỏi bài. Để học tốt môn Lịch sử nói riêng và các môn học ngành xã hội theo Quỳnh Trang là phải nắm vững kiến thức cơ bản trong sách giao khoa, rồi mới tìm đọc các tài liệu nâng cao, chuyên sâu về sự kiện, lĩnh vực mình nghiên cứu. Trước khi học bài mới thì em sẽ ôn lại bài cũ đã học. Kiến thức sự kiện và mốc thời gian thì em thường lập bảng, biểu dán lên góc học tập để thường xuyên nhìn thấy, ôn lại bất kỳ lúc này có điều kiện.
Cô nữ sinh cũng cho hay, để có được thành tích đạt giải Quốc gia môn Lịch sử và các giải thưởng tại các cuộc thi khác, ngoài nỗ lực của bản thân thì có sự hướng dẫn, giúp đỡ của gia đình, nhà trường, đặc biệt là cô giáo chủ nhiệm và cũng là giáo viên dạy Lịch sử Nguyễn Thị Thu Hòa.
Ước mơ của Quỳnh Trang là được theo học Khoa Quản trị Kinh doanh của đại học Quốc Gia Hà Nội sau khi kết thúc chương trình trung học phổ thông.
Nguyễn Thị Quỳnh Trang chụp ảnh cùng với cô giáo chủ nhiệm của mình sau khi đạt giải nhất học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử.
Cô Nguyễn Thị Thu Hòa nhận xét về học trò của mình: “Quỳnh Trang là một học sinh đặc biệt của lớp. Đặc biệt vì Trang có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn khi mồ côi mẹ từ bé, nhưng lại học giỏi, hay giúp đỡ bạn bè. Trang cũng chơi thể thao rất tốt, nhất là môn bóng chuyền. Em ấy đúng là một học sinh đầy nghị lực, chăm ngoan và rất lễ phép với thầy cô và mọi người. Tôi cũng như các thầy cô bộ môn Lịch sử, lãnh đạo nhà trường đã dành nhiều tâm huyết cho Trang và em ấy đã đáp lại mọi người bằng giải nhất môn Lịch sử – thành tích mà một học sinh trường không chuyên hiếm khi đạt được”.
Tự hào về thành tích con gái đạt được trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử, nhưng ông Nguyễn Văn Vỹ (bố Quỳnh Trang) vẫn không khỏi suy tư, lo lắng cho tương lai của con gái mình khi hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Ông nói, nếu Trang bước vào giảng đường đại học thì việc chu cấp cho con ăn học cũng là một bài toán “khó giải” cho người bố nghèo khó này. Nhưng người bố ấy cũng nói sẽ làm tất cả những gì tốt nhất cho các con của mình, trong đó có cô con gái “vàng” Nguyễn Thị Quỳnh Trang.
Xuân Chinh – Hoàng Nam
Theo nguoiduatin
Vượt qua nghịch cảnh, cô học trò giành nhiều thành tích cao trong học tập
Nguyễn Thị Lệ - học sinh lớp 10A11 Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi (Lộc Hà, Hà Tĩnh) sinh ra trong hoàn cảnh đầy bi thương. Bố em mắc căn bệnh mù lòa, mẹ bị điếc, sức khỏe yếu không làm được gì, vượt lên chính mình, Lệ đã giành nhiều thành tích cao trong học tập.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Lệ vẫn luôn ở tốp đầu lớp về học lực.
Trong chuyến công tác giáp tết Nguyên đán Kỷ Hợi, chúng tôi được các thầy giáo Trường THPT Nguyễn Văn Trỗi kể về em Nguyễn Thị Lệ (SN 2003, trú xóm Bắc Sơn, xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, là tấm gương vượt lên hoàn cảnh để giành nhiều thành tích cao trong học tập.
Chúng tôi tìm đến nhà em vào thời điểm trời mưa phùn, nhiệt độ xuống dưới 13 độ C, thế nhưng Lệ vẫn đang phải bươn chải ngoài đồng để kiếm cái ăn cho cả nhà. Gặp Lệ giữa cánh đồng rau, chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Em nhỏ thó, mặc chiếc áo mỏng manh.
Ngoài giờ lên lớp học, em Lệ phải đi nhặt nhạnh từng cọng rau nuôi sống cả gia đình...
Lệ cho biết: Bố của em bị mù cả 2 mắt từ nhỏ nên không giúp được gì nhiều cho gia đình, còn mẹ cũng bị điếc bẩm sinh, sức khỏe yếu, việc lớn nhỏ không làm được đã đành, lại hay đau yếu liên miên. Trong nhà, ngoài Lệ còn em trai Nguyễn Văn Hiếu (SN 2005) đang trong độ tuổi đi học.
Mỗi ngày nắng cũng như mưa, 2 chị em Lệ một buổi đi học, buổi còn lại ra đồng mò cua bắt ốc, hái rau, để kiếm tiền nuôi sống cả gia đình.
"Hằng ngày nếu thuận lợi em kiếm được khoảng 50 nghìn đồng tiền rau, còn em trai mò cua, bắt ốc cũng kiếm được khoảng 30 nghìn đồng. Số tiền này chúng em không dám tiêu như các bạn cùng trang lứa. Hai chị em phải tích góp để chi tiêu cho cả gia đình trong những ngày mưa gió. Với em, được đến trường là niềm hạnh phúc lớn nhất. Em không dám mơ hay nghĩ về những cuốn sách tham khảo để đọc như các bạn. Em chỉ biết cố gắng, nhưng không biết mình sẽ đi đến đâu nữa...".
... quan tâm, động viên em trai học hành thật tốt.
Được biết, ngoài số tiền 2 chị em Lệ kiếm được hàng ngày, thì thu nhập chính gia đình em là 2 sào ruộng khoán, nếu được mùa thì được khoảng 5 tạ lúa tươi, mất mùa thì coi như hết. Cũng chính vì thế mà trong suốt nhiều năm liền, gia đình em đều đứng đầu danh sách hộ nghèo của xã. Cuộc sống đã khó khăn, nay lại càng khó khăn hơn, khi người mẹ của em đau yếu liên miên, em trai bận rộn hơn với việc học nên không thể ra đồng mò cua, bắt ốc kiếm tiền cùng chị nuôi sống gia đình.
Ngôi nhà nhỏ gia đình em Lệ đang sinh sống được Trường THCS Hậu Thụ xây tặng.
Khó khăn, vất vả là thế nhưng Lệ ngày càng học tập tốt hơn. 4 năm học cấp 2 em chỉ đạt học sinh giỏi huyện, thì nay lên lớp 10, em được vào đội tuyển học sinh giỏi tỉnh.
Thành tích học tập của 2 chị em Lệ
Nói về ước mơ của mình, Lệ cho biết: "Dù không biết điều kiện gia đình có cho phép em tiếp tục đi học nữa không, nhưng sau này em muốn được học tại Trường ĐH Luật Hà Nội. Em ước trở thành một luật sư để góp phần nhỏ xây dựng quê hương đất nước.
"Hoàn cảnh em Lệ rất tội nghiệp, bố mẹ đều mắc bệnh chỉ còn lại 2 chị em Lệ bươn chải học hành. Lệ học rất đều ở các môn, đặc biệt trong năm học này Lệ đang nằm trong đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh môn Lịch sử. Em Lệ có hoàn cảnh cực kỳ khó khăn nhưng trong nghịch cảnh đó, em vẫn vươn lên mạnh mẽ, luôn rực cháy những khát khao, hi vọng", thầy giáo, Hồ Sỹ Long - Chủ nhiệm lớp 10A11 chia sẻ.
Theo baohatinh
Trường ĐH Quốc tế tuyển sinh bằng 6 phương thức Trường ĐH Quốc tế sẽ sử dụng đồng thời 6 phương thức tuyển sinh trong năm 2019. Thí sinh dự thi bài kiểm tra năng lực tại Trường ĐH Quốc tế - BẢO HÂN Ngày 2.1, Trường ĐH Quốc tế đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến năm 2019. Theo đó, năm nay, trường này sử dụng 6 phương thức xét...