Vẻ đẹp gây sốt của cựu nữ quân nhân Mỹ
Sau khi trở về từ chiến trường Afghanistan và tạm dừng công việc của một thợ sửa máy bay thuộc Không quân Mỹ, Hope Howard tiếp tục theo đuổi giấc mơ từ thuở nhỏ và trở thành một người mẫu được nhiều người mến mộ
Hope Howard từng là quân nhân phục vụ trong Không quân Mỹ (Ảnh: Instagram)
Hope Howard, 26 tuổi, đến từ Destin, bang Florida, Mỹ cho biết cô ước mơ trở thành người mẫu từ khi mới 5 tuổi. Tuy nhiên, do bị thôi thúc bởi khao khát muốn giúp đỡ mọi người nên sau khi tốt nghiệp phổ thông, cô đã gác lại giấc mơ thuở nhỏ để đăng ký gia nhập quân đội và tham gia vào lực lượng không quân Mỹ. Công việc của cô gái 19 tuổi khi đó là thợ sửa máy bay chiến đấu.
“Năm 19 tuổi, tôi được điều động đến Afghanistan. Tại đây, tôi được phát một khẩu súng máy M-16 và luôn đeo nó bên người, bất kể ngày đêm. Đây là trải nghiệm đáng sợ nhất nhưng cũng là tuyệt vời nhất trong cuộc đời tôi vì tôi đã trưởng thành và bắt đầu nhìn thế giới theo một cách khác”, Hope chia sẻ.
Hope Howard hiện là một huấn luyện viên thể hình chuyên nghiệp (Ảnh: Instagram)
Cũng trong thời kỳ quân ngũ, Hope Howard đã suy nghĩ nghiêm túc về công việc người mẫu mà cô từng mơ ước. Do vậy, sau khi xuất ngũ, Hope đã bắt đầu tập trung vào khẩu phần ăn uống và tập luyện hình thể để trở thành người mẫu.
Chỉ trong 4 năm sau đó, nhờ chăm chỉ rèn luyện, Hope đã trở thành một người mẫu và huấn luyện viên thể hình chuyên nghiệp. Trang mạng xã hội cá nhân Instagram của Hope hiện có hơn 500.000 người theo dõi trên toàn thế giới.
Video đang HOT
Vẻ đẹp khỏe khoắn của cựu nữ quân nhân Mỹ (Ảnh: Instagram)
Thành Đạt
Theo Dantri/ Mirror
Nếu lính Mỹ thật sự rút đi, Philippines sẽ cầm cự được bao lâu trước Trung Quốc?
Việc ông Duterte dọa "đuổi" quân đội Mỹ khỏi Philippines sẽ khiến Manila bất lực trước nguy cơ xâm lấn tiềm tàng của Trung Quốc, theo nhận định của nhà báo Nyshka Chandran trên CNBC.
Nếu Mỹ rút, Philippines có nguy cơ bị Trung Quốc xâm lấn
Hoa Kỳ và Philippines từng là kẻ thù trong cuộc chiến Mỹ-Phi năm 1899-1902 và Washington chỉ trao trả độc lập hoàn toàn cho Manila vào năm 1946.
Đến năm 1951, hai nước ký kết một hiệp ước song phương, cho phép các bên trợ giúp nhau trong trường hợp bị xâm lược. Nền kinh tế lớn nhất thế giới đã duy trì sự hiện diện quân sự cả trong và ngoài lãnh thổ Philippines từ nhiều thập kỷ nay.
Thế nhưng, Chủ Nhật 02/10, tổng thống Duterte dọa chấm dứt Hiệp định Tăng cường Hợp tác Quốc phòng Mỹ-Philippines (Philippines-US Enhanced Defense Cooperation Agreement, EDCA) do người tiền nhiệm Benigno Aquino ký vào năm 2014.
Chỉ có hiệu lực từ tháng 01/2016, hiệp định này cho phép quân đội Hoa Kỳ, lần đầu tiên, được trở lại các căn cứ quân sự ở Philippines sau khi bị trục xuất vào năm 1991.
Theo phát biểu của bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter vào tháng Năm, khoảng 300 quân nhân Mỹ thường xuyên thay phiên hiện diện ở trong và ngoài lãnh thổ Philippines. Ngoài ra, còn có khoảng 107 quân nhân thường trực tại tỉnh Mindanao, miền nam Philippines.
Trong thời gian gần đây, tổng thống Duterte ngày càng có nhiều lời phát biểu giận dữ chống Mỹ, sau khi Washinton, Liên Hiệp Châu Âu và một số nước trong cộng đồng quốc tế đã lên án chính phủ tiến hành các vụ sát hại mà không qua xét xử trong chiến dịch bài trừ tội phạm buôn bán ma túy.
Ngày 04/10, cựu thị trưởng thành phố Davao tuyên bố: "Thay vì giúp đỡ chúng tôi (trong cuộc chiến chống ma túy), đối tượng đầu tiên phải tấn công là bộ Ngoại Giao Mỹ. Vì thế, hãy xuống địa ngục đi, ông Obama, hãy xuống địa ngục đi (you can go to hell)". Ông Duterte nói thêm Washington đã từ chối bán vũ khí cho chính quyền Manila.
Theo thông tin ngày 05/10 của hãng Reuters, Nhà Trắng nhận định những phát biểu của ông Duterte "đi ngược" với mối quan hệ đồng minh song phương được xây dựng từ lâu. Hơn nữa, Manila vẫn chưa thông báo bất kỳ thay đổi nào trong quan hệ với Mỹ.
Hậu quả đáng ngại
Phát biểu với đài CNBC ngày 04/10, ông Ernest Bower, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành văn phòng cố vấn rủi ro chính trị BowerGroupAsia (BGA), nhận xét: Lật lại lịch sử sẽ thấy hậu quả tai hại tiềm tàng nếu Manila trục xuất lực lượng quân sự Mỹ.
Sau khi Philippies đóng cửa các căn cứ của Mỹ ở vịnh Subic và Clart vào năm 1991, Trung Quốc bắt đầu xác quyết các yêu sách chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough, một vùng đất ở Biển Đông mà cả Bắc Kinh và Manila đòi chủ quyền.
Yêu sách này của Bắc Kinh đạt được kết quả vào năm 2012 khi Trung Quốc cấm mọi tầu cá của Philippines hoạt động trong khu vực Scarborough và các hành động thực thi pháp luật tại bãi cạn. Điều này buộc Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye.
Ông Richard Bush, một thành viên cao cấp tại Viện Brookings, cảnh báo vào tuần trước: Rất khó đoán được liệu Bắc Kinh có tận dụng bối cảnh Hoa Kỳ vắng mặt tại khu vực để tăng cường hiện diện tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp. Hành động hiếu chiến ngày càng leo thang của Trung Quốc trong bối cảnh địa chính trị vốn đã căng thẳng chắc chắn là trường hợp xấu nhất.
Bắc Kinh có thể bành trướng mở rộng lãnh thổ và sự hiện diện quân sự trong vùng. Tuy nhiên, theo ông Richard Bush, nguy cơ xung đột sẽ giảm đi nếu các chính phủ Đông Á duy trì một liên minh mạnh mẽ với Hoa Kỳ.
Việc Mỹ rút quân cũng có thể tác động đến tình hình khủng bố tại Philippines. Mindanao là một vùng đất mầu mỡ cho tổ chức Hồi Giáo cực đoan Abu Sayyaf. Một cơ quan truyền thông địa phương nhận định, quân nhân Mỹ có mặt tại đây để hỗ trợ lực lượng địa phương với nhiều hoạt động chống khủng bố, như giám sát, tập huấn và chia sẻ thông tin.
Thế nhưng, tháng 09/2016, tổng thống Duterte lại kêu gọi quân nhân Mỹ rời khỏi vùng này vì cho rằng họ là mục tiêu của Abu Sayyaf. Sau đó, chính bộ trưởng Quốc Phòng Delfin Lorenzana lại phải lên tiếng cải chính, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lực lượng Mỹ.
Ngày 15/09, ông phát biểu: "Chúng tôi vẫn cần đến họ vì họ có những khả năng giám sát mà quân đội của chúng tôi không có".
Cuối cùng, tổng thống Duterte có thể gây tổn hại cho mức độ tín nhiệm rất cao của chính mình, nếu ông đẩy lực lượng quân sự Hoa Kỳ ra khỏi Philippines.
Ông Ernest Bower nhận định: "Người dân Philippines không bầu ông Duterte để giải quyết chính sách đối ngoại. Những luận điệu chống Mỹ là quan điểm chính trị hay ở Philippines nhưng nếu ông đuổi quân Mỹ ra khỏi đất nước và mở cửa cho Trung Quốc, thì người Philippines sẽ chống lại (ông Duterte) và nếu điều đó xảy ra, ông ấy sẽ gặp rắc rối".
Rốt cuộc, các chiến lược gia không chắc về việc liệu nhà lãnh đạo Philippines có thực hiện những lời đe dọa của mình hay không. Ngày 30/09, các nhà phân tích thuộc Trung Tâm Nghiên cứu Chiến Lược và Quốc tế (CSIS) đưa ra nhận định :
"Còn quá sớm để nói liệu Washington chấp nhận quan điểm mới về chính sách đối ngoại của Manila hay không. Không nghi ngờ là ông Duterte đang theo đuổi một chính sách ngoại giao độc lập hơn, ít nhất là khi đề cập đến vấn đề an ninh khu vực, nhưng còn phải xem liệu ông ấy có quyết định xét lại một số lĩnh vực khác trong hợp tác song phương Mỹ-Philippines hay không".
Về phần mình, ông Boywer không tin là tổng thống Duterte sẽ hành động và cho rằng những phát biểu hùng hổ của ông chỉ là ác khẩu hơn là dã tâm: "Liên minh Mỹ-Philippines sẽ vượt qua cơn bão tố".
Theo Soha News
Muốn quân Mỹ rút khỏi Mindanao, Duterte ngầm ám chỉ điều gì? Phát ngôn viên của ông Duterte tiết lộ một điều bất ngờ dù Bộ Ngoại giao Philippines đã lên tiếng trấn an dư luận, đặc biệt là đồng minh Mỹ. Hôm nay, 13/9, quân đội Philippines cho biết, lực lượng này sẽ chờ đợi "chỉ đạo cụ thể" từ Tổng thống Philippines sau khi ông này tỏ ý muốn rút binh lính Mỹ...