Về đâu khi rớt lớp 10 công lập?
Vào lớp 10 công lập không phải là con đường duy nhất. Có nhiều hướng đi cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS bất kể mục đích là học nghề hay vào ĐH
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP Hà Nội ngày 3-6 đã phát hành “Phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 THPT năm học 2020-2021″.
Học sinh tăng, chỉ tiêu giảm
Năm học này, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT của TP Hà Nội dự kiến là 90.730 học sinh (tăng 5.776 học sinh so với năm học 2019-2020). Trong đó, các trường công lập tuyển 66.492 học sinh, tăng so với năm ngoái. Trường công lập tự chủ tuyển 2.788 học sinh, trường ngoài công lập tuyển 21.450 học sinh. Các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) tuyển hơn 8.000 học viên và trung tâm giáo dục nghề nghiệp tuyển 8.473 học sinh.
Thống kê cho thấy năm nay các trường thuộc top đầu đều bị giảm chỉ tiêu so với năm ngoái, trong khi số học sinh tốt nghiệp THCS lại tăng gần 6.000 em. Tỉ lệ chọi vào trường công lập cao hơn khiến không ít phụ huynh lo lắng.
Tương tự, ở TP HCM dự kiến sẽ có gần 30.000 học sinh sẽ rớt lớp 10 công lập sau kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021.
Nhiều hướng đi rộng mở
Theo Sở GD-ĐT TP HCM, học sinh rớt lớp 10 công lập có thể lựa chọn một trong những con đường học tập khác như: học tiếp bậc THPT ở các trường tư thục; học hệ bổ túc văn hóa ở các trung tâm GDTX, trung tâm giáo dục nghề nghiệp; học nghề ở các trường trung cấp, trung cấp nghề.
Theo bảng hệ thống trường lớp tuyển sinh lớp 10 mà Sở GD-ĐT TP HCM vừa công bố, hệ thống các trường nghề, trung tâm GDTX, trường tư thục… tại TP HCM tuyển hàng chục ngàn chỉ tiêu lớp 10 trong năm học sắp tới. Vì vậy, Sở GD-ĐT TP HCM khẳng định học sinh không thiếu chỗ học nếu rớt lớp 10 công lập.
Học sinh thi tuyển vào lớp 10 ở TP HCM Ảnh: TẤN THẠNH
Video đang HOT
Sở GD-ĐT TP HCM cho biết hiện nay, hệ thống các trường nghề đang nỗ lực cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, phương pháp đào tạo, tạo mối liên kết với các doanh nghiệp để tạo việc làm cho học viên. Ngoài ra, hình thức học trung cấp hiện có nhiều ưu điểm như học sinh được miễn học phí, ra trường dễ dàng tìm được việc làm và nếu muốn vẫn có thể thi liên thông để học lên bậc CĐ, ĐH.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, hiện các trường THCS đã tư vấn cho học sinh nhiều hướng lựa chọn. Theo đó, học hệ nào thì bằng tốt nghiệp THPT cũng như nhau, trong khi hệ GDTX số môn ít hơn, học phí thấp, học sinh có thời gian đầu tư cho việc thi ĐH. Hệ thống giáo dục dạy nghề cũng rất ổn vì các trường đã đầu tư trang thiết bị, có trường đào tạo theo chuẩn khu vực. Tổng chỉ tiêu đào tạo ở những hệ này thừa sức đáp ứng chỗ học cho học sinh.
“Chỉ 15, 16 điểm mà các em vẫn không đạt thì nên nghĩ đến con đường học tập khác, nếu tiếp tục học THPT công lập sẽ rất mệt mỏi” – ông Hiếu khuyên.
Trung cấp, cao đẳng tuyển hàng ngàn chỉ tiêu
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Hà Nội cho hay năm nay Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS. Dự kiến, 62% học sinh sẽ trúng tuyển vào trường THPT công lập, 2,6% theo học tại các trường THPT công lập tự chủ và khoảng 20% vào trường THPT ngoài công lập.
Ngoài học tại các trường THPT (công lập và ngoài công lập), học sinh còn có thể theo học lớp 10 chương trình GDTX. Theo lãnh đạo Sở GD-ĐT TP Hà Nội, 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – GDTX của các quận, huyện, thị xã đều có chỉ tiêu tuyển học sinh lớp 10 theo chương trình này.
Ngoài ra, 38 trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng trên địa bàn TP Hà Nội cũng công bố tuyển sinh lớp 10 năm học 2020-2021 với hàng ngàn chỉ tiêu: Trường CĐ Công thương Hà Nội (280 chỉ tiêu); Trường ĐH Thủ đô Hà Nội (200 chỉ tiêu); Trường CĐ Cộng đồng Hà Tây và Trường CĐ Phát thanh – Truyền hình (cùng 160 chỉ tiêu); Trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội và Trường Trung cấp nghề số 1 Hà Nội, Trường Trung cấp Y – Dược cộng đồng Hà Nội tuyển (cùng 120 chỉ tiêu)…
Ông Phạm Quốc Toản, Trưởng Phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng Sở GD-T TP Hà Nội, cho biết thực hiện chủ trương phân luồng sau THCS của ngành giáo dục, hằng năm, các trường H, C, trung cấp trên địa bàn thành phố tổ chức dạy nghề cho học sinh. ây là hình thức kết hợp vừa đào tạo nghề vừa dạy văn hóa cho học sinh sau THCS.
Trường tư thục được nhiều phụ huynh quan tâm
Theo số liệu của Sở GD-ĐT TP HCM, hiện toàn TP có hơn 90 trường THPT ngoài công lập. Nhiều trường có tổ chức bán trú, nội trú thuận lợi cho những gia đình có cha mẹ bận rộn, không có điều kiện đưa đón con. Theo quy định của sở, việc tuyển sinh vào lớp 10 tại các trường ngoài công lập không được thi tuyển dưới bất cứ hình thức nào.
Hiệu trưởng một trường ngoài công lập tại quận 9 (TP HCM) cho rằng hiện nay, việc vào ĐH, CĐ dễ dàng hơn trước nhiều nên các bậc cha mẹ đề cao những trường có thế mạnh về giảng dạy đạo đức, kỹ năng, thể chất cho học sinh. Vì thế, những trường tư thục có cơ sở vật chất tốt, có nội trú, bán trú, chương trình giảng dạy không nặng nề, học sinh không phải đi học thêm … được các bậc cha mẹ quan tâm.
Nhiều trường tư thục chăm sóc học sinh tốt, chọn giáo viên giảng dạy có uy tín, môi trường giáo dục mềm mỏng nên với học sinh cá tính, vào học các trường này là phù hợp nhất.
Học nghề 9+: Lối mở vào đời
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 24/CT-TTg về đẩy mạnh phát triển nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động và tăng năng lực cạnh tranh quốc gia trong tình hình mới.
Trong đó, Thủ tướng đã giao các bộ ngành một số giải pháp để đạt mục tiêu phát triển giáo dục nghề nghiệp, như nghiên cứu đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp lớp 9, hỗ trợ tài chính cho đào tạo nghề...
Từ số này, Báo Đại Đoàn kết sẽ đăng loạt bài về đẩy mạnh mô hình đào tạo nghề 9 cộng (sau bậc THCS), một xu hướng lập nghiệp mới trước ngưỡng cửa vào đời của các bạn trẻ hôm nay.
Bài 1: Học nghề sau lớp 9 - tại sao không?
Thời điểm này, HS học lớp 9 và lớp 12 ở nhiều địa phương đang ráo riết chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 THPT và dự thi tốt nghiệp THPT, làm hồ sơ tuyển sinh ĐH. Liệu có bao nhiêu cô cậu học trò trong số đó thực sự muốn học tiếp lên các bậc học cao hơn, hay đó chỉ là mong muốn, là định hướng của các bậc phụ huynh. Trên thực tế có những HS không có đủ năng lực để học tiếp lên bậc THPT, các em rất muốn được đi làm sớm, nhưng khi bày tỏ nguyện vọng đã bị phụ huynh "ép" phải theo con đường khoa cử.
Học nghề 9 tiết kiệm thời gian để có công việc phù hợp. Ảnh: Mạnh Dũng.
Chọn nghề cho cha mẹ?
Đơn cử như tại Hà Nội trước mỗi mùa tuyển sinh vào lớp 10, không ít phụ huynh lại nháo nhác tìm trường cho con. Nhiều người chia sẻ, vì biết chắc con không thể đỗ vào các trường THPT công lập nên cha mẹ đã chọn cho các cháu học ở một trường dân lập phù hợp với khả năng tài chính. Khi được hỏi: Tại sao không cho các cháu tham gia học nghề sớm cho đỡ vất vả cả con cái và cha mẹ, đa phần phụ huynh cho rằng, học xong lớp 9 những đứa trẻ vẫn còn quá nhỏ trước ngưỡng cửa lập nghiệp vào đời; rằng mong muốn của cha mẹ là các cháu đỗ ĐH, để sau này có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn, lúc đó các cháu cũng đã cứng cáp, trưởng thành hơn.
Việc HS bị áp đặt ước mơ, sở thích lâu nay vẫn là câu chuyện phổ biến trong nhiều gia đình. Trên thực tế ngay cả đối với HS tốt nghiệp THPT, để thuyết phục các em/hoặc cha mẹ các em lựa chọn học nghề cũng đã không hề dễ dàng. Có lẽ rất ít người đồng tình cho con mình học xong lớp 9 lại đi học nghề làm móng, làm tóc, nấu ăn, sửa chữa ô tô...Bởi sự lựa chọn ấy hiện vẫn đang ngoài sức tưởng tượng của phụ huynh.
Chia sẻ về điều này, ông Đỗ Văn Giang, Vụ phó Vụ đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTBXH cho biết: Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,2 triệu HS tốt nghiệp THCS, các em được định hướng vào 4 luồng chính gồm: Học tiếp lên THPT; học lên trung cấp; vừa làm vừa học tiếp THPT theo chương trình giáo dục thường xuyên; trực tiếp đi làm kiếm sống. Phần lớn ở các tỉnh, thành đều có HS học tiếp lên THPT với tỷ lệ hơn 70%, thậm chí có địa phương hơn 80%... chọn luồng GDNN chỉ là giải pháp của rất ít HS.
Ông Giang cho hay, từ năm 2018 Bộ LĐTBXH đã có công văn về việc khuyến khích đào tạo chương trình CĐ cho HS tốt nghiệp THCS, trong đó hướng dẫn cụ thể các trường trung cấp, CĐ nghiên cứu, xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo chương trình CĐ liên thông từ trung cấp dành cho HS tốt nghiệp THCS (gọi tắt là chương trình 9 ). "Đào tạo 9 là cách thức tiết kiệm thời gian nhất để có một công việc phù hợp. Sau 3 năm học chương trình CĐ, các em đã có thể gia nhập thị trường lao động, có lương để trang trải cuộc sống, tiết kiệm một nửa thời gian so với học lên THPT để học lên các trình độ cao hơn"- ông Giang nhấn mạnh.
Xu hướng của xã hội
Theo ông Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy (Tổng cục GDNN): Phân luồng HS sau THCS là xu hướng mà nhiều quốc gia trên thế giới đang thực hiện. Ở nhiều nước châu Âu, tỉ lệ HS sau trung học tham gia GDNN cao do nhu cầu việc làm và hệ thống giáo dục liên thông linh hoạt. Bên cạnh đó, ở một số nước, số HS tuổi 17 hoặc 18 không vào được ĐH hoặc CĐ nhưng không được chuẩn bị kỹ năng nghề nghiệp, làm gia tăng tỉ lệ thất nghiệp, gây khó khăn cho xã hội. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp THCS, những HS này, nếu được đào tạo trong các cơ sở GDNN, sẽ tiết kiệm rất lớn ngân sách, giảm gánh nặng cho xã hội. Nhiều quốc gia cũng đang đa dạng hóa các loại hình và hình thức cung cấp giáo dục nghề nghiệp, tạo điều kiện thu hút HS học nghề.
Tại nước ta, phân luồng HS sau THCS là chủ trương quan trọng giúp giảm lãng phí nguồn lực xã hội và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mục tiêu là đến năm 2020, phân luồng sau THCS phải đạt 30% HS vào học các trường nghề. Nhưng hiện nay, con số này mới chỉ đạt 15%.
Theo các chuyên gia, Luật Giáo dục sửa đổi được thông qua năm 2019 (có hiệu lực từ 1/7/2020) có những điều khoản tác động đến công tác hướng nghiệp, phân luồng và liên thông trong giáo dục. Trong đó, mở đường cho HS tốt nghiệp THCS được học nghề kết hợp học văn hóa, đủ điều kiện sẽ liên thông lên các trình độ cao hơn.
Ghi nhận thực tế mô hình 9 đã từng triển khai từ những năm 1980 với tên gọi trung học nghề, nhưng sau đó trầm lắng xuống. Khoảng 5 năm trở lại đây, mô hình 9 đang tái khởi động lại. Hình thức "học nước rút" của HS tốt nghiệp THCS và theo học trung cấp nghề một vài năm trở lại đây đã trở thành phương án học tập hiệu quả được triển khai ở nhiều địa phương. Tham gia chương trình này, các em vừa có thể học văn hóa để hoàn thành chương trình THPT, vừa học nghề trình độ trung cấp, CĐ. Với HS sau lớp 9 ở nông thôn, đây là một sự rút ngắn khoảng cách để lập nghiệp, vào đời. Gặp gỡ những phụ bếp trẻ trong một số khách sạn tại Hà Nội, được biết thay bằng bỏ dở học hành, ở quê nhà giúp gia đình làm ruộng hay gia nhập đội ngũ làm nghề tự do, sau 2 năm được học nghề ở các cơ sở trung cấp nấu ăn, các em đã có việc làm ổn định, thu nhập khá.
Mùa tuyển sinh 2020, các trường trung cấp, CĐ đang ráo riết tuyển sinh, trong đó đối tượng hướng đến là các HS THCS có định hướng nghề nghiệp. Một số trường tích cực hướng tới đối tượng này như Trường trung cấp công nghệ Thăng Long, Trường CĐ nghề Việt Xô số 1- Bộ Xây dựng, Trường CĐ Cơ điện Hà Nội...với đa dạng, phong phú các ngành nghề đào tạo.
Hiện mỗi năm có hàng chục nghìn HS lớp 9 ở cả nông thôn và thành thị đứng trước ngã rẽ lựa chọn tiếp tục theo học THPT hay đi học nghề để đi làm sớm. Nhu cầu thị trường lao động lớn, nhưng nguồn nhân lực vừa thiếu vừa lãng phí. Vấn đề đặt ra là làm sao để công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông thực sự đúng và trúng, để kể cả khi đã lựa chọn học nghề, người học cũng yên tâm và được đảm bảo về đầu ra.
(Còn nữa)
Cuộc đua vào lớp 10 tiếp tục gay gắt So với năm 2019, dù chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 công lập năm 2020 ở TP HCM tăng lên nhưng theo nhiều người, cuộc đua vào hệ công lập lại không hề giảm nhiệt. Thậm chí còn được dự báo sẽ gay gắt, khó lường hơn khi nhiều trường quốc tế, trường dân lập bị mất niềm tin ở phụ huynh, học...