Về đất công tử Bạc Liêu ăn bánh tằm bì
Ngoài món bánh củ cải nổi tiếng thì bánh tằm bì là món ăn mà du khách không nên bỏ qua khi đến thăm vùng đất công tử Bạc Liêu.
Hãy bắt đầu một ngày du ngoạn Bạc Liêu bằng món bánh tằm bì độc đáo và lạ miệng của người dân ở đây. Đây là một món ăn dân dã nên bạn có thể thưởng thức món ăn từ gánh hàng rong, quán vỉa hè hoặc trong một ngôi chợ nào đó bất kỳ. Tuy là món ăn phổ biến nhưng hầu như không ai biết món ăn này có từ lúc nào, vì sao có tên gọi đó?… Trong những câu chuyện vui của người dân ở đây, sở dĩ có tên gọi như vậy vì sợi bánh tằm nhìn giống con tằm, ăn với bì nên có tên gọi là bánh tằm bì.
Mặc dù không biết chắc về tên gọi và nguồn gốc nhưng món ăn với sợi bánh làm từ bột gạo, ăn kèm với bì, rau cùng nước cốt dừa… với vị vừa mặn vừa ngọt đã làm mê mẩn biết bao nhiêu du khách khi lần đầu ăn món này. Tuy là món ăn bình dân, nguyên liệu không có gì đặc biệt nhưng để có được một đĩa bánh tằm bì thơm ngon, béo ngậy đòi hỏi không ít công sức của người bán.
Bánh tằm bì tuy bình dị nhưng là một món ăn rất tinh tế đầy hấp dẫn. Ảnh: Khánh Hòa
Sợi bánh chính là thành phần quan trọng nhất của món ăn. Một đĩa bánh tằm bì được đánh giá là ngon khi sợi bánh phải trắng muốt, mềm, dai và không bị đứt đoạn. Để làm được điều đó thì khâu nhồi bột là quan trọng nhất, bột gạo được pha với bột năng theo tỷ lệ nhất định rồi nhồi với nước sôi. Nhồi bột đến lúc bột mềm, mịn, dẻo mà không dính tay là được. Bột được chia thành từng viên nhỏ, dùng tay se viên bột thành những sợi tròn dài. Ngày nay, nhiều nơi bán bánh tằm bì thường cán bột thành từng lát mỏng, rồi thái thành sợi như bánh canh. Cách làm này tuy nhanh nhưng sợi bột sẽ không đẹp và không dai bằng.
Sự kết hợp nhiều nguyên liệu với nhau đem đến hương vị thơm ngon và lạ miệng cho người ăn. Ảnh: Khánh Hòa.
Sau khi làm xong, cho sợi bánh vào nồi luộc chín. Xả lại với nước lạnh nhiều lần rồi để ráo. Tiếp đến trộn bánh với ít dầu ăn để những sợi bánh không dính vào nhau. Ngoài sợi bánh thì bì và nước cốt dừa ăn kèm cũng quan trọng không kém. Bì được thái thành từng sợi mỏng đều nhau, trộn với thịt nạc thái sợi và thính gạo vừa giòn vừa bùi.
Nước cốt dừa của món ăn này rất đặc biệt, người bán phải tỉ mỉ pha chế làm sao để nó vừa mặn vừa ngọt, béo nhưng lại không ngấy. Nước cốt dừa được nấu với lửa thật nhỏ, trong khi nấu phải canh để nước dừa không sôi bùng lên, chỉ hơi lăn tăn là được. Tiếp đến hòa tan ít bột năng (hoặc bột bắp) rồi cho vào nước cốt dừa, nêm gia vị mặn ngọt là được.
Video đang HOT
Nước cốt dừa được pha vừa mặn vừa ngọt, vẫn giữ được vị béo nhưng không hề ngấy mà lại thơm ngon. Ảnh: Khánh Hòa.
Ngoài ra, bánh tằm bì còn có giá chần, mỡ hành cùng dưa leo, các loại rau thơm thái nhỏ, có nơi còn có thêm cà rốt, củ cải thái sợi ngâm chua…. Bánh tằm bì được cho vào một chiếc đĩa, bì cho lên trên, tiếp đến là các loại rau, rưới đều nước cốt dừa lên rồi mang cho thực khách. Khi ăn món này, thực khách trộn lẫn các thành phần lại với nhau, nếu chưa vừa miệng thì có thể chan thêm ít nước mắm ngọt được chủ quán chuẩn bị sẵn.
Tuy chỉ là món ăn sáng dân dã của người dân ở đây nhưng đĩa bánh tằm bì vừa có vị mằn mặn, vừa hơi ngọt được hòa quyện vào nhau một cách rất hài hòa chắc hẳn sẽ là điều bất ngờ và thú vị cho những thực khách lần đầu tiên thưởng thức món ăn này.
Gợi ý những món dành cho các "tín đồ" yêu thích vị ngon béo ngậy của nước cốt dừa
Những ai đã trót yêu thích hương vị béo ngậy và đặc sệt của nước dừa thì nhất định sẽ không thể bỏ lỡ những món ăn này. Mùi vị thơm lừng của chúng có thể hòa hợp với bất kì món ăn nào từ mặn đến ngọt.
Nước cốt dừa, một món ăn kèm từ lâu đã không còn xa lạ với người dân Sài Gòn. Bất kì món tráng miệng hay món mặn nào cũng được người đầu bếp khéo léo sáng tạo và dễ dàng bổ sung vào một ít nước cốt dừa để khiến món ăn tròn vị hơn, tăng độ hấp dẫn.
Món gì càng béo, càng nhiều kem sữa thì người ăn lại khó có thể kiềm lòng mà không thử một chút. Dưới đây là một vài gợi ý cho những ai là 'tín đồ' mê đắm hương vị béo ngậy của nước cốt dừa, một trong những loại nguyên liệu dễ tính, dễ đi vào lòng người.
Chè
Chè kết hợp cùng nước cốt dừa là một trong những sự kết hợp hoàn hảo nhất, bổ sung cho nhau khiến món ăn ngon hơn một bậc. Bất kỳ món chè nào cũng có thể 'sánh đôi' cùng nước dừa mà ăn không hề bị lạc vị.
Các món chè thường ngọt đậm đà, đôi khi hơi gắt cổ, tuy nhiên chỉ cần một muỗng nước cốt dừa ăn kèm thì hương vị đã được trung hòa hoàn toàn. Món chè trở nên ngọt dịu, lại thêm mùi vị béo béo đầy quyến rũ của nước cốt dừa khiến người ăn khó lòng dừng muỗng.
Tào phớ
Tàu phớ, hay còn được gọi là tàu hũ, được làm từ đậu nành nấu, thường dùng kèm với nước đường nấu cùng gừng, mùi rất thơm và ăn rất ấm bụng. Tuy nhiên chính vì có sự kết hợp của nước đường nên đôi khi khiến người ăn cảm thấy khá gắt cổ bởi vị ngọt đậm đà.
Chính vì để trung hòa lại vị ngọt và tăng thêm hương vị cho món ăn, người thợ đã chế biến thêm việc kết hợp cùng nước cốt dừa. Tưởng chừng món ăn sẽ khó đồng vị với nhau nhưng lại hợp cực kì, khiến phần tàu hũ nóng ấm trở nên thơm hơn và ngon một vị ngon khó cưỡng.
Cà ri
Khác với chè và tàu hũ, nước cốt dừa tuy không rõ ràng nhìn thấy ở một đĩa cà ri nhưng món ăn này chắc chắn sẽ không mang đúng chuẩn hương vị nếu không có nước cốt dừa. Chính nguyên liệu ấy đã làm nên kết cấu cũng như mùi vị đặc trưng cho món cà ri, khiến món ăn béo ngậy, dậy mùi hơn rất nhiều.
Dù là cà ri chay hay là cà ri mặn thì mùi thơm đầy mời gọi từ nước cốt dừa tỏa ra cùng những gia vị đặc trưng kết hợp với nhau khiến nhiều thực khách không thể từ chối.
Xôi xoài
Có nguồn gốc từ Thái Lan, xôi xoài nhanh chóng chiếm được cảm tình của người trẻ Việt Nam bởi hương vị ngọt ngào, béo ngậy rất quyến rũ. Vị ngọt từ xoài, hạt xôi dẻo mịn kết hợp cùng vị béo của nước cốt dừa, cả món ăn hòa quyện với nhau rất trọn vẹn.
Những nguyên liệu đơn giản, cách làm và cách bày trí cũng không hề cầu kỳ, có thể dễ dàng bắt gặp món ăn ở bất kỳ nơi nào, từ nhà hàng sang trọng đến món ăn đường phố đều có. Ai ăn một lần cũng sẽ nhớ mãi và luôn muốn dùng thêm.
Bánh tằm bì
Bánh tằm bì là một thức quà lạ miệng của miền Tây Nam Bộ gồm sợi bánh màu trắng đục, bì heo giòn mềm, rau thơm, dưa leo xắt sợi, giá trụng, nước cốt dừa béo nhưng không ngấy kết hợp cùng nước mắm. Tất hòa quyện vào nhau làm cho món ăn dân dã này trở nên hấp dẫn.
Những tưởng nước cốt dừa chỉ có mặt trong những món ngọt nhưng lại hòa quyện rất hợp vị cùng nước nắm trong món bánh tằm bì. Chính nhờ nước cốt dừa mà món ăn mới trở nên khác biệt và khiến nhiều người mê đắm.
Nước cốt dừa tuy chỉ là một 'nhân tố' đi kèm nhưng liệu nếu không có chúng thì món ăn có mang một hương vị trọn vẹn? Từ món tráng miệng đến món chay hay món mặn đều có thể dễ dàng kết hợp cùng với nước cốt dừa mà không khiến món ăn bị lạc đi vị ngon truyền thống. Chính nhờ có thêm thành phần này mà hương vị của các món ăn lại đặc biệt hơn hẳn và lấy lòng được nhiều thực khách, kể cả những vị khách khó tính nhất.
"Ăn là ghiền" với thế giới ẩm thực độc đáo ngay trên đất Bạc Liêu Bạc Liêu sẽ là điểm dừng chân tuyệt vời cho những "tâm hồn ăn uống" nếm thử các loại đặc sản vùng đồng bằng sông Cửu Long mà chỉ nghe cũng thấy thèm. Ngoài việc nổi tiếng là cái nôi sinh ra nền nghệ thuật "đờn ca tài tử", Bạc Liêu còn được biết đến với ẩm thực khá phong phú và hấp...