Về Bùi Xá thăm làng nem truyền thống
Không chỉ nổi tiếng với những làn điệu quan họ mượt mà, đằm thắm, mảnh đất Kinh Bắc ( Bắc Ninh ngày nay) còn có nhiều món ăn độc đáo.
Trong đó, món nem với thương hiệu nem Bùi ở làng Bùi Xá, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh là đặc sản gia truyền được nhiều người ưa chuộng.
Từ Hà Nội, theo quốc lộ 1A đến địa phận thành phố Bắc Ninh rồi rẽ vào đường 38 qua cầu Hồ ( bắc trên sông Đuống) là đến vùng quê Ninh Xá, huyện Thuận Thành. Ven đường, chi chít những tấm biển hiệu “ Nem Bùi“, “ Nem Gia Truyền Bùi Xá“…
Những tấm biển đề “Đặc sản nem Bùi” san sát nhau trên đường 38.
Đến vùng đất của nem, có thể cảm nhận được ngay mùi thơm của thính, mùi lá chuối lan tỏa khắp từ quốc lộ vào tới đường làng. Trò chuyện với người dân ở đây mới thấy, nếu người Đình Bảng, Từ Sơn tự hào với bánh phu thê như thế nào thì người Bùi Xá tự hào là cái nôi gia truyền của nem Bùi như thế ấy.
Dường như hai món đặc sản bánh phu thê và nem Bùi đã làm tôn thêm nét đẹp, sự phong phú trong ẩm thực của người Kinh Bắc. Đó không chỉ là những món ăn, mà còn là những nét văn hóa truyền thống có ý nghĩa lâu đời ở đây.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Đối (ảnh trên) năm nay 83 tuổi là một người đã gắn bó suốt hơn 60 năm với nghề làm nem. Tuy bây giờ không trực tiếp làm ra sản phẩm nữa, nhưng ông Đối chính là pho sử sống còn lại của làng. Trong căn nhà cổ với những câu đối sơn son thiếp vàng, nghệ nhân Nguyễn Văn Đối vui vẻ tiếp chúng tôi. Sau khi rít xong hơi thuốc lào từ chiếc điếu bát, ông kể: ” Đến cháu gọi tôi bằng ông nội làm nem Bùi hiện nay đã là đời thứ tư theo nghề này rồi. Từ đầu thế kỷ 20, cha tôi và bác tôi đã chế biến một món ăn lạ trong các dịp có cỗ bàn, lễ hội của làng. Các cụ hồi ấy đã nghĩ ra cách thái nhỏ thịt mỡ, bì thành những sợi rồi cuốn với bánh đa để ăn“.
Sau đó cụ thân sinh ra ông Đối và các bậc cao niên trong làng đã nghĩ ra cách ngâm gạo, rang lên, rồi xay nhỏ bằng cối xay để tạo ra thính, rồi trộn với thịt thái sợi nhỏ để ăn. Nhưng chỉ có thịt trộn thính khi ăn sẽ rất ngán. Dần dần người ta thấy quanh làng có rất nhiều cây sung, mọi người hái lá sung tẻ và cuốn thử nem vào bên trong, chấm nước mắm ăn, ai cũng cảm thấy ngon hơn hẳn. Cứ thế, qua khoảng 100 năm dần dân món nem Bùi đã hoàn thiện và có cách thức ăn tinh tế như ngày nay.
Ông Đối cho biết mình đã đi nhiều nơi, ăn thử và tìm hiểu về các loại nem ở ba miền bắc, trung, nam, nhưng không có bất kỳ loại nem nào giống ở làng Bùi Xá, duy nhất chỉ nem Phùng (Đan Phượng, Hà Nội) có vài nét hơi giống, nhưng cách làm, cách ăn với nước chấm cũng hoàn toàn khác.
Nghề làm nem Bùi ở đây có tính gia truyền và kế thừa rất tốt, từ những người thuộc thế hệ trước của ông Đối truyền lại cách làm. Đến thời ông Đối tiếp tục phát triển và hoàn thiện và từ những năm cuối thập niên 80, nghề làm Nem Bùi đã chính thức mang lại lợi nhuận kinh tế và trở thành nghề kiếm sống của nhiều người trong làng.
Đến nay ở Bùi Xá và vài thôn lân cận có khoảng 50-60 cơ sở chính sản xuất nem Bùi theo mô hình gia đình, tạo việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương.
Ở Bùi Xá, cơ sở làm nem Bùi Tuấn – Liên là điểm làm nem nổi tiếng nhất với nhiều cơ sở đặt tại xã Ninh Xá, Thuận Thành. Anh Tuấn và chị Liên cũng thuộc thế hệ thứ tư ở làng Bùi Xá làm món nem này.
Hút chân không túi nem.
Chị Nguyễn Thị Liên cho biết, để làm món nem ngon và chuẩn Bùi Xá không hề đơn giản. Phải có bí quyết, sự yêu nghề và đặc biệt là tính cẩn thận, chuyên nghiệp. Đầu tiên phải chọn được thịt lợn tươi, ngon mới mổ, đặc biệt lợn quê nuôi theo hộ gia đình chứ không phải trang trại tập trung là ngon nhất. Sau đó phần thịt nạc và mỡ thái pha thành lát mỏng rồi băm nhỏ theo thớ thịt thành những sợi bằng sợi bún. Tiếp theo cùng bì lợn cũng thái sợi được đem hấp cách thủy cùng thịt khoảng 15 phút cho vừa chín tới. Gạo làm thính được ngâm trong nước ba tiếng đồng hồ rồi vớt ra cho khô, sau đó đem rang cho đến khi vàng đều. Sau đó gạo rang tiếp tục được xay nhỏ, nhuyễn, mịn bằng máy. Thính và thịt hấp được trộn đều với nhau rồi nắm chặt thành những quả nem rồi bọc lá chuối bên ngoài. Đi kèm với nem luôn luôn phải có lá sung tẻ, lá đinh lăng non. Khi ăn có thể chấm nem cuốn lá sung với tương ớt hoặc nước mắm pha với tỏi, ớt, đường…
Những quả nem sau khi đã hoàn thiện chờ xuất đi các nơi.
Nem Bùi sau khi sản xuất ra có thể để được từ 2-4 ngày, còn nếu đóng túi hút chân không thì để được đến hai tuần.
Nghề làm nem rất vất vả, người dân phải dậy từ 3 giờ sáng để nhận mẻ thịt mới mổ, sau đó làm các công đoạn đến khoảng 7-8 giờ sáng hoàn thành để giao cho các đại lý bán buôn hoặc bán lẻ.
Mỗi cơ sở sản xuất theo hộ gia đình có thể làm được từ 400-500 quả nem/ngày. Với những cơ sở lớn nhiều nhân công như Tuấn Liên, Thảo Nhàn… thì con số đó là 1.500-2.000 quả/ngày. Đặc sản Nem Bùi đã được giao đi nhiều tỉnh, thành trong cả nước.
Theo Nhandan
4 cách nấu chè trôi nước "ngọt ngào" ngon khó cưỡng
Chè trôi nước truyền thống của người Việt Nam có vỏ ngoài được nấu bằng bột nếp.
Bên trong là lớp vỏ đậu xanh đã đãi vỏ. Đôi khi vài nơi nấu chè còn bỏ thêm gừng và hành để tăng khẩu vị thêm. Ăn chè trôi nước có vị dai, dẻo của bột nếp. Cắn vào bên trong có vị ngọt đậm bùi bùi của đậu xanh.
Ngoài nhân đậu xanh, chè trôi nước ngày nay đã được các chị em nội trợ sáng tạo, biến hóa thành nhiều loại nhân, màu sắc khác nhau như chè trôi nước nhân đậu phộng, chè trôi nước nhân mặn, chè trôi nước nhân chay, chè trôi nước lá dứa, chè trôi nước khoai môn...
Vậy còn chần chừ gì nữa, cùng với Viknews Việt Nam học ngay một vài cách nấu chè trôi nước sau đây để trổ tài chiêu đãi cả nhà nào.
Video đang HOT
1. Cánh nấu chè trôi nước đậu xanh truyền thống
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
200g đậu xanh đã đãi vỏ400g bột nếp300ml nước cốt dừa4 muỗng canh dầu2 củ hành tím300g đường nâu1 nhánh gừng nhỏ, mè rang vàng, đường, muối2 thìa café bột năng
Cách nấu chè trôi nước được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Sơ chế:
Trộn bột nếp, bột năng với nước sôi rồi tiến hành nhào bột, ủ bột khoảng 15-30p để bột nở đều.Đậu xanh vo sạch rồi ngâm trong nước khoảng 1 - 2 giờ hoặc cho đến khi nở mềm thì vớt ra, vẩy cho ráo nước.Gừng gọt vỏ, thái sợi nhỏ; hành bóc vỏ, băm nhuyễn
. Bước 2: Làm phần vỏ và nhân bánh trôi
Lấy bột đã được ủ ra nhào lại cho mịn. Chia bột thành từng khối để chuẩn bị nhồi nhân làm bánh.Cho đậu xanh vào nồi, đổ xâm xấp nước nấu cho chín, để lửa vừa phải, thỉnh thoảng phải xới đều đậu để đậu không bị khê, cháy. Sau khi đậu chín, cho ra giã nát hoặc xay nhuyễn.Phi hành tím với dầu đến khi dậy mùi thơm thì cho đậu xanh đã được làm nhuyễn vào, nêm thêm đường, muối cho vừa ăn rồi đảo đều trên lửa vừa phải khoảng 5 phút sau đó bắc xuống để nguội, vo viên. Viên đậu phải vừa với khối vỏ bánh đã chia bên trên sao cho khi gói lại, bánh không bị vỡ nhưng vỏ bánh cũng không quá dày.Vê tròn viên bột sau đó ấn dẹt trong lòng bàn tay. Cho phần nhân đậu xanh vào giữa và bao kín lại. Làm tương tự như vậy cho tới khi hết các nguyên liệu.
Bước 3: Nấu chín bánh trôi
Sau khi đã nhồi nhân vào vỏ bánh, nhẹ nhàng thả từng viên bánh vào nồi nước sôi, nấu đến khi viên trôi nước nổi lên mặt là được. Sau đó vớt ra bỏ vào nồi nước lạnh. Cách nấu chè trôi nước như này để bánh được trắng, dẻo và không bị dính.
Bước 4: Làm phần nước dùng
Nấu đường nâu với khoảng 400ml nước, khuấy đều đến khi đường tan hết. Đợi đến khi dung dịch đường sôi lên, cho gừng xắt sợi vào, tiếp tục khuấy đều trong khoảng thời gian 10-15 phút, nhớ vặn nhỏ lửa để dung dịch nước đường gừng không bị cháy khét.
Lúc này, nhanh tay vớt bánh trôi thả vào nước đường, tiếp tục nấu lửa nhỏ cho trôi nước thấm đường khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Bước 5: Hoàn thành
Để thưởng thức món chè trôi nước này, bạn múc chè ra bát, cho ít nước dừa lên cùng chút mè đã được rang vàng lên trên.
2. Cách nấu chè trôi nước lá dứa
Nguyên liệu cần có
- Bột nếp 500gr
- Đậu xanh 250gr
- Lá dứa 1 bó
- Gừng tươi, hành tím
- 300gr đường nâu
- 1 chút muối
Cách nấu chè trôi nước lá dứa qua 7 bước cơ bản sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
Ngâm đậu xanh khoảng 1-2 tiếng để đậu nởLá dứa rửa sạch cắt thành từng đoạn, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn ra, lọc lấy nước cốt.Gừng cắt thành sợi nhỏ, hành bóc vỏ băm thành miếng nhỏ
. Bước 2: Làm vỏ bánh trôi lá dứa:
Đổ nước lá dứa vào bột nếp, nhào thật kỹ, không để bột bị nhão hay khô quá. Sau đó ủ bột từ 15-30 phút.Chia nhỏ bột nếp lá dứa thành các phần bằng nhau.
Bước 3: Làm nhân bánh trôi:
Làm chín đậu xanh (hấp hoặc ninh đậu tùy vào dụng cụ có sẵn tại nhà) sau đó giã nhuyễn.Hành tím thái nhỏ, phi dầu cho thơm sau đó đảo cùng đậu xanh đã nhuyễn, đường, muối cho hợp khẩu vị vào. Khi hỗn hợp đậu đã được đảo đều thì bắc ra, để nguội rồi chia đậu xanh nhỏ thành các viên nhỏ làm nhân bánh
. Bước 4: Luộc chín bánh:
Cán mỏng bột nếp lá dứa đã chia sẵn bên trên ra rồi cho nhân vào giữa vo tròn lại. Cứ làm như thế cho đến khi hết bột và nhân.Thả các viên trôi nước vào nồi nước sôi, luộc chín sau đó vớt ra ngoài cho ngay vào nước lạnh để 5 phút rồi vớt ra để ráo nước.
Bước 5: Làm nước dùng cho chè trôi nước
Cho đường nâu vào khoảng 500ml nước, bắc lên bếp đun sôi. Sau khi nước đường sôi, thả gừng đã chuẩn bị sẵn vào. Đợi nước dùng sôi già, nhẹ nhàng thả những viên bánh trôi lá dứa vào và đun vừa lửa cho đến khi bánh chín.
Như vậy là ta đã học xong cách nấu chè trôi nước lá dứa rồi!
3.Cách nấu chè trôi nước khoai tím
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 2 củ khoai lang tím
- 200g bột gạo nếp
- 1/4 bát nhỏ đường nâu
- 1 nhánh gừng
- Vừng rang thơm
- 200g đỗ xanh
Cách làm chè trôi nước khoai tím như sau:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu:
Khoai lang tím rửa sạch, luộc hoặc hấp chín sau đó tán nhuyễn.Đậu xanh ngâm nước từ 1-2 tiếng, vớt ra để ráo nước.Gừng gọt vỏ, thái thành sợi.
Bước 2: Làm vỏ bánh trôi:
Trộn khoai lang và 200g bột gạo nếp vào với nhau, từ từ đổ thêm nước ấm vào. Sau khi nhào hỗn hợp bột mịn, đậy kín ủ khoảng 30 phút để bột nở.Khi bột nở, lấy ra nhào cho mịn lần nữa rồi chia thành những viên bột nhỏ làm vỏ bánh.
Bước 3: Làm nhân bánh trôi:
Trộn đậu xanh đã được tán nhuyễn với 1 chút đường, muối cho hợp khẩu vị tiếp đó chia đậu thành từng viên nhỏ bằng khoảng viên bột nếp khoai tím.Cán dẹt viên bột nếp thành hình tròn, đặt viên đậu xanh vào giữa rồi bao bột nếp lại, khéo léo sao cho bánh không bị bục.
Bước 4: Luộc chín bánh trôi
Đun một nồi nước lớn, khi nước sôi mạnh thì nhẹ nhàng thả viên bánh trôi vào, hạ lửa vừa phải. Đợi cho đến khi viên trôi nước chín nổi lên trên mặt nước thì vớt ra.Thả ngay viên trôi nước vào nước mát để vỏ bánh giữ được độ dai và không bị dính.
Bước 5: Hoàn thành cách nấu chè trôi nước khoai tím
Bỏ đường nâu vào nồi, đổ thêm khoảng 300ml nước đặt lên bếp đun sôi. Khi nước đường nâu sôi, thả gừng đã chuẩn bị sẵn khi sơ chế vào, đợi nước sôi thêm khoảng 1 phút thì thả viên bánh trôi vào.
Tới đây, bạn đã có được cách nấu chè trôi nước khoai lang tím hoàn chỉnh rồi.
4. Cách nấu chè trôi nước ngũ sắc
Nguyên liệu cần thiết:
- 600gr bột nếp
-140ml nước nóng hay nước cốt dừa hâm nóng
- 1 củ cà rốt
- 3-4 cái lá dứa
- Nửa quả gấc chín
- 1 củ khoai lang tím
- 300gr đậu xanh đã loại vỏ
- 300gr đường nâu
- 1 củ gừng, 2 củ hành
- Muối, đường
Cách nấu chè trôi nước ngũ sắc qua bước:
Bước 1: Sơ chế
Lá dứa rửa sạch cắt thành từng đoạn, cho vào máy xay sinh tố cùng một chút nước xay nhuyễn ra, lọc lấy nước cốt.Cà rốt gọt vỏ, cắt miếng nhỏ, cho vào máy xay sinh tố cùng một chút nước xay nhuyễn ra, lọc lấy nước cốtGấc tách lấy thịt, để vào bát riêng.Khoai lang tím rửa sạch, luộc hoặc hấp chín sau đó tán nhuyễn.Đậu xanh vo sạch rồi ngâm trong nước khoảng 1 - 2 giờ hoặc cho đến khi nở mềm thì vớt ra, vẩy cho ráo nước.Gừng gọt vỏ, thái sợi nhỏ; hành bóc vỏ, băm nhuyễn.Bước 2: Làm vỏ bánh
Chia bột nếp thành 5 phần tương ứng với 5 loại vỏ: vỏ trắng, vỏ xanh, vỏ cam, vỏ đỏ, vỏ tím.Cho từng loại màu tương ứng vào từng phần bột, thêm nước rồi tiến hành nhào bột cho mịn.Ủ bột chừng 15-30 phút để bột nở.Khi bột ủ đã đủ thời gian, lấy bột ra nhào lại cho mịn rồi chia thành từng khối để làm vỏ bánh
Lưu ý: Khi nhào bột nên tránh để các bột màu khác nhau bị dính lẫn, kết quả khiến màu bánh lên không được chuẩn.
Bước 3: Làm phần nhân bánh
Làm chín đậu xanh sau đó giã nhuyễn.Hành tím thái nhỏ, phi dầu cho thơm sau đó đảo cùng đậu xanh đã nhuyễn, đường, muối cho hợp khẩu vị. Khi hỗn hợp đậu đã được đảo đều thì bắc ra, để nguội rồi chia đậu xanh nhỏ thành các viên nhỏ làm nhân bánh.Bước 4: Luộc chín bánh
Cán dẹt những khối bột thành miếng hình tròn rồi tiến hành nhồi nhân bánh.Thả viên bánh vào nồi nước sôi, khi bánh chín nổi lên thì vớt lên, thả sang nồi nước mát để bánh không bị nhũn.Bước 5: Nấu nước dùng của món chè bánh trôi ngũ sắc
Cho đường nâu vào khoảng 500ml nước, bắc lên bếp đun sôi. Sau khi nước đường sôi, thả gừng đã chuẩn bị sẵn vào. Đợi nước dùng sôi già, nhẹ nhàng thả những viên bánh trôi ngũ sắc vào và đun vừa lửa khoảng 5 phút thì tắt bếp.
Vậy là chúng ta lại bỏ túi thêm được cách làm chè bánh trôi ngũ sắc 100% từ tự nhiên rồi đấy.
Hy vọng qua các bước hướng dẫn cách nấu chè trôi nước bên trên, các chị em nội trợ sẽ có thêm kiến thức và động lực để vào bếp chế biến những món ăn mình thích, bổ dưỡng cho cả gia đình với tinh thần vui vẻ và tràn ngập yêu thương.
Chúc các chị em vào bếp vui và thành công.
Theo Viknews
Ăn sáng tại tiệm dimsum chén độc đáo với mức giá chỉ 16.000 đồng Tiệm dimsum chén ở khu Xóm Đất đang được nhiều thực khách yêu thích nhờ hương vị truyền thống đúng chuẩn người Hoa cùng mức giá bình dân Đối với thực khách Sài Gòn, dimsum hay điểm tâm của người Hoa đã trở thành bữa sáng quen thuộc. Thơm ngon, đa dạng hương vị và đầy đủ dinh dưỡng chính là yếu tố...