Vệ binh Quốc gia Mỹ hỗ trợ dẹp loạn gần Nhà Trắng
Lực lượng Vệ binh Quốc gia được triển khai để hỗ trợ cảnh sát khi hàng trăm người biểu tình tập trung gần Nhà Trắng.
Các thành viên Vệ binh Quốc gia Mỹ có mặt ở thủ đô hôm 30/5 sau khi thị trưởng Washington Muriel Bowser tuyên bố cần sự hỗ trợ từ lực lượng này nhằm trấn áp các cuộc biểu tình liên quan đến cái chết của người đàn ông da màu George Floyd.
Hình ảnh được một người dân đăng trên Twitter cho thấy lực lượng Vệ binh Quốc gia đi qua đại lộ Massachusetts ở thủ đô Washington vào khoảng 19h.
Xe chở lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ được nhìn thấy ở đại lộ Massachusetts, thủ đô Washington, Mỹ, chiều 30/5. Ảnh: WUSA9
Động thái diễn ra sau khi hàng trăm người tập trung tại Nhà Trắng để phản đối chính quyền và bày tỏ ủng hộ với Floyd ngày thứ hai liên tiếp. Có thời điểm, họ xô đổ nhiều hàng rào an ninh, khiến cảnh sát phải sử dụng hơi cay để đẩy lùi đám đông.
Video đang HOT
Trong khi đó, nhiều người khác tuần hành dọc các đường phố, vây quanh trụ sở cảnh sát Washington, hô “Không có công lý, không có hoà bình”. Các video và hình ảnh trên Twitter cho thấy họ phá vỡ kính một số cửa hàng gần Nhà Trắng, đốt cây và đối đầu với cảnh sát.
Nhà Trắng hôm 29/5 từng bị phong tỏa theo lệnh của cơ quan Mật vụ Mỹ, nhưng trạng thái này được gỡ bỏ tối cùng ngày do người biểu tình tuần hành sang những khu vực khác của thủ đô Washington. Tuy nhiên, sau đó họ lại quay về Nhà Trắng. Tổng thống Donald Trump cho hay ông vẫn an toàn trong Nhà Trắng và ca ngợi lực lượng mật vụ “đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
Floyd, ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, tử vong tại bệnh viện hôm 25/5, sau khi bị sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin ghì chặt đầu gối lên gáy trong hơn 9 phút, dù liên tục cầu xin và nói rằng anh “không thể thở”.
Các cuộc biểu tình “Tôi không thể thở” khởi phát từ Minneapolis hiện lan rộng khắp nước Mỹ, buộc nhiều thành phố phải ban lệnh giới nghiêm và triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để đảm bảo an ninh. Hàng trăm người đã bị bắt, nhiều tài sản, nhà cửa bị phá hoại.
Chauvin đã bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát do bất cẩn, nhưng nhiều người chưa thỏa mãn với tội danh này.
Lầu Năm Góc đặt quân cảnh trong trạng thái báo động
Lầu Năm Góc yêu cầu 4 đơn vị quân cảnh sẵn sàng đến thành phố Minneapolis đối phó biểu tình phản đối vụ cảnh sát ghì chết người da màu.
Các đơn vị quân cảnh thường trực tại căn cứ Bragg, bang Bắc Carolina, và căn cứ Drum, bang New York, hôm nay được lệnh chuyển sang trạng thái báo động, sẵn sàng triển khai đến thành phố Minneapolis, bang Minnesota, trong vòng 4 tiếng nếu có lệnh. Binh sĩ lục quân Mỹ đóng ở bang Colorado và Kansas cũng phải cơ động trong 24 giờ sau khi có yêu cầu, quan chức Lầu Năm Góc giấu tên hôm nay tiết lộ.
Binh sĩ được yêu cầu trở về căn cứ trong vòng 30 phút khi có lệnh để chuẩn bị tới Minneapolis. Khoảng 800 lính quân cảnh sẽ được triển khai.
Quân cảnh lục quân Mỹ trong buổi lễ tại căn cứ Bragg, bang Bắc Carolina, năm 2019. Ảnh: US Army.
Lệnh báo động được các chỉ huy Lầu Năm Góc thông báo miệng từ hôm 29/5, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper chuẩn bị các phương án đối phó khi biểu tình tại Minneapolis biến thành bạo loạn, dẫn tới đốt phá và hôi của ở nhiều nơi trong thành phố.
Ông chủ Nhà Trắng yêu cầu quân đội Mỹ sẵn sàng hành động nếu những cuộc biểu tình vượt ngoài tầm kiểm soát. Quan chức giấu tên cho biết các đơn vị quân cảnh sẽ được triển khai theo Đạo luật Chống nổi loạn năm 1807, trong đó quy định quyền hạn của Tổng thống Mỹ trong việc sử dụng quân đội để dẹp các cuộc nổi loạn, bạo động trên lãnh thổ Mỹ.
Mệnh lệnh hiếm gặp được đưa ra trong bối cảnh biểu tình "Tôi không thể thở" lan khắp nước Mỹ sau vụ George Floyd, một người đàn ông da màu ở thành phố Minneapolis, thiệt mạng khi bị cảnh sát khống chế.
Floyd, 46 tuổi, bị bốn cảnh sát khống chế hôm 25/5 do cáo buộc liên quan đến một vụ tiêu thụ tiền giả. Sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin ghì chặt đầu gối lên gáy Floyd trong hơn 9 phút, dù anh này liên tục cầu xin và nói "tôi không thể thở" rồi nằm bất động. Floyd sau đó chết tại bệnh viện.
Các cuộc biểu tình nổ ra ở thành phố Minneapolis do cơ quan công tố ban đầu chưa quyết định truy tố các cảnh sát liên quan, dù 4 người này đã bị sa thải. Hàng nghìn người tụ tập trên đường phố trong nhiều ngày liên tiếp, thậm chí đốt phá đồn cảnh sát nơi 4 sĩ quan làm việc.
Người dân nhiều thành phố Mỹ như New York, Houston, Atlanta, Los Angeles, San Francisco, Chicago, Des Moines và Las Vegas cũng xuống đường biểu tình.
Derek Chauvin bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát do bất cẩn sau khi ghì đầu gối lên gáy khiến George Floyd tử vong. Ba cảnh sát khác cũng đang bị điều tra và có khả năng sẽ bị truy tố.
Người biểu tình Mỹ đốt đồn cảnh sát Đám đông biểu tình đòi công lý cho người đàn ông da màu bị ghì chết xông vào đốt phá đồn cảnh sát ở thành phố Minneapolis. Một nhóm người biểu tình tối 28/5 vây quanh đồn cảnh sát Phân khu Ba ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota để phản đối vụ cảnh sát ghì chết người đàn ông da màu George Floyd...