VDSC: Thu nhập lãi của các ngân hàng sẽ chậm lại rõ hơn từ quý II
Hạn mức tăng trưởng tín dụng sẽ không được nới thêm quá nhiều do NHNN phải giữ định hướng đảm bảo chất lượng tín dụng và kiểm soát lạm phát.
Tác động tiêu cực lên NIM và thu nhập lãi của ngân hàng do các chính sách miễn, giảm lãi sẽ mạnh hơn so với quý I.
Các chính sách nới lỏng của NHNN có thể hỗ trợ các TCTD mở rộng cho vay, giảm chi phí vốn và giãn nợ lâu hơn.
CTCK Rồng Việt (VDSC) vừa cập nhật nhận định ngành ngân hàng. Về tín dụng, VDSC cho rằng hạn mức tăng trưởng tín dụng sẽ không được nới thêm quá nhiều do NHNN vẫn phải giữ định hướng đảm bảo chất lượng tín dụng và kiểm soát lạm phát. Do đó, VDSC giữ nguyên dự báo hạn mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng sẽ được nới thêm 2-3 điểm phần trăm so với mức đã giao đầu năm.
Tăng trưởng tín dụng năm 2020 ở các ngân hàng theo dõi nhiều khả năng sẽ nằm trong khoảng từ 13% đến 15% (trừ BIDV và VietinBank có thể thấp hơn mức này). Về tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM), VDSC vẫn dự báo sẽ đi ngang hoặc giảm ở hầu hết ngân hàng do tác động của ưu đãi lãi suất cho vay dự kiến vẫn mạnh hơn tác động của giảm lãi suất chính sách.
CTCK nhận định thu nhập lãi của các ngân hàng sẽ chậm lại rõ hơn từ quý II. So với các ngân hàng tư nhân, thu nhập lãi của các ngân hàng quốc doanh trong 2020 nhiều khả năng sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn do các nhóm này được kỳ vọng sẽ đi đầu trong việc áp dụng các biện pháp miễn giảm lãi, cơ cấu nợ cho khách hàng.
VDSC nhận định rằng sắp tới các ngân hàng với hoạt động tín dụng của mình cũng sẽ phải hỗ trợ tích cực hơn khách hàng để góp phần hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, trong bối cảnh Chính phủ xác định rằng việc hồi phục tăng trưởng kinh tế là nhu cầu cấp bách và là nhiệm vụ của tất cả các thành phần.
Video đang HOT
Trước đó, Thủ tướng khẳng định rằng tăng trưởng kinh tế năm 2020 phải cao hơn so với dự báo gần đây của IMF (2,7%, giảm từ mức 7% đưa ra hồi tháng 1). Mục tiêu đặt ra ít nhất là 5%, trong khi thực tế đạt vào quý I là 3,82% so với cùng kỳ. Điều này hàm ý rằng tăng trưởng của các quý cuối năm phải được thúc đẩy mạnh hơn nhằm bù đắp cho tăng trưởng chậm trong quý đầu tiên và khả năng lớn là cả quý II.
Phạm vi và mức độ miễn giảm lãi, cơ cấu nợ sẽ mở rộng hơn trong các tháng tới. Ảnh: L.H
Đến 8/5, toàn hệ thống ngân hàng đã tiến hành giãn nợ/tái cơ cấu nợ cho 215.000 khách hàng với dư nợ 130.000 tỷ, tương đương 1,6% dư nợ hệ thống, đồng thời miễn giảm lãi cho 260.000 khách hàng với trên một triệu tỷ dư nợ, chiếm 12,2% dư nợ hệ thống. Các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng cho vay mới với lãi suất ưu đãi cho 182.000 khách hàng với 630.000 tỷ đồng dư nợ từ ngày bắt đầu có dịch, tương đương 7,7% dư nợ hệ thống.
Mức lãi suất cho vay đã giảm 0,5-2,5 điểm phần trăm so với trước dịch. Trong đó, khách hàng doanh nghiệp chiếm gần 80% số dư nợ đã được các ngân hàng, tổ chức tín dụng hỗ trợ. VDSC cho rằng các chính sách này đã có hiệu quả trong việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế từ 0,8% vào giữa tháng 4 lên 1,3% vào ngày 28/4.
NHNN yêu cầu các ngân hàng thực hiện các biện pháp miễn giảm lãi, cơ cấu nợ một cách quyết liệt và nhanh chóng hơn. Thống đốc nhấn mạnh các ưu đãi theo Thông tư 01 có thể được áp dụng cho bất cứ cá nhân, tổ chức, hộ gia đình là khách hàng bị sụt giảm doanh thu do dịch mà không giới hạn ngành nghề, loại hình, cho tất cả các khoản vay thỏa mãn điều kiện mà không phân biệt đồng tiền vay và nhóm nợ tại thời điểm thực hiện cơ cấu nợ, miễn giảm lãi. NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng phải xử lý nhanh chóng các yêu cầu hỗ trợ của khách hàng và sẽ xử lý nghiêm các trường hợp gây khó khăn cho bên yêu cầu.
Với định hướng này, VDSC cho rằng phạm vi và mức độ miễn giảm lãi, cơ cấu nợ sẽ mở rộng hơn trong các tháng tới. Dự kiến, tác động tiêu cực lên NIM (và sau đó là thu nhập lãi) sẽ trở nên mạnh hơn so với quý I.
Mặt khác, NHNN cũng đã gợi ý một số chính sách nới lỏng có thể được xem xét trong thời gian tới để hỗ trợ các ngân hàng tăng cường miễn giảm lãi cho khách hàng. Thứ nhất, NHNN cam kết cung ứng đầy đủ vốn cho nền kinh tế, đồng thời sẽ cân nhắc điều chỉnh tăng hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng so với chỉ tiêu đã giao đầu năm, như vậy các ngân hàng sẽ có thêm dư địa để cho vay.
Thứ hai, các lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trường mở… có thể sẽ được giảm thêm, nếu vậy ngân hàng có thể giảm chi phí vốn và có thêm dư địa giảm lãi suất cho vay ở quy mô rộng hơn. Thứ ba, NHNN cũng sẽ xem xét kéo dài hơn thời gian cơ cấu lại nợ nếu cần thiết, nếu vậy, các ngân hàng có thể giãn nợ lâu hơn cho các khách hàng tốt nhưng chưa sắp xếp được kịp dòng tiền trả nợ.
43 ngân hàng phối hợp thu với Tổng cục Hải quan
Từ ngày 2/12/2019, Ngân hàng BNP Paribas, chi nhánh Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ chính thức triển khai thu thuế điện tử và thông quan 24/7 trên phạm vi toàn quốc.
Với sự ra nhập của Ngân hàng BNP Paribas, đã có 43 ngân hàng phối hợp thu với Tổng cục Hải quan.
Tổng cục Hải quan vừa có văn bản gửi tới các cục hải quan tỉnh, thành phố thông báo về việc bổ sung thêm Ngân hàng BNP Paribas, chi nhánh Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vào danh sách ngân hàng phối hợp thu thuế điện tử và thông quan 24/7.
Tổng cục Hải quan cho biết, Đề án "Nộp thuế điện tử qua ngân hàng phối hợp thu và thông quan 24/7 cho phép người nộp thuế lập bảng kê nộp thuế trực tiếp trên Cổng thanh toán điện tử hải quan mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện có kết nối với internet và được ngân hàng xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế thành công ngay sau khi nhận được yêu cầu chuyển tiền nộp thuế và thực hiện thông quan ngay hàng hóa.
Để có thể thu thuế điện tử 24/7, các ngân hàng cần có đầy đủ các điều kiện như: Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng theo các chuẩn dữ liệu Tổng cục Hải quan đã công bố cho các ngân hàng thương mại; Ký với người nộp thuế được ủy quyền tự động trích nợ tài khoản ngay sau khi có thông tin yêu cầu trích nợ từ Cổng thanh toán điện tử hải quan gửi sang; Ký bổ sung Thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Hải quan các nội dung liên quan để thực hiện thu thuế điện tử 24/7.
Như vậy, với sự ra nhập của Ngân hàng BNP Paribas, đã có 43 ngân hàng phối hợp thu với Tổng cục Hải quan. Trong đó, hiện có 12 ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Trong thời gian tới, Tổng cục Hải quan tiếp tục mở rộng chương trình nộp thuế điện tử 24/7 với các ngân hàng thương mại khác đã ký kết phối hợp thu với Tổng cục Hải quan nếu ngân hàng đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện của đề án nộp thuế điện tử 24/7 về nâng cấp cổng công nghệ thông tin.
Để thay đổi phương thức nộp thuế điện tử 24/7, doanh nghiệp cần thực hiện 2 bước: Nhờ Hải quan chuyển thông tin nợ thuế của tờ khai ngay sau khi phát sinh nợ sang ngân hàng nơi doanh nghiệp đã ủy quyền trích nợ; doanh nghiệp có ủy quyền cho ngân hàng tự động trích nợ tài khoản theo hạn mức được sử dụng tại ngân hàng và thời gian nhất định.
Vì vậy, khi doanh nghiệp đã ủy quyền cho Ngân hàng thanh toán tiền thuế thì Ngân hàng sẽ tự động thực hiện cắt tiền từ tài khoản ngay sau khi nhận được thông tin nợ thuế của doanh nghiệp do cơ quan Hải quan chuyển.
Theo tapchitaichinh.vn
Cảnh báo ngân hàng "bán bia ép kèm lạc" Nhiều ngân hàng cho vay yêu cầu khách hàng phải mua sản phẩm bảo hiểm mới được vay khiến nhiều khách hàng bức xúc. Ảnh minh họa. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Long An vừa ra văn bản số 1181 ngày 03/12/2019 yêu cầu các ngân hàng thương mại có đơn vị hoạt động trên địa bản tỉnh báo cáo về...