Vay vốn đóng tàu, ngư dân Quảng Ngãi lao đao trong “bão nợ”
Nghị định 67 của Chính phủ với nhiều ưu đãi về hạn mức và lãi suất cho vay khiến nhiều ngư dân ồ ạt vay vốn đóng tàu. Những con tàu 5 tỷ, 3 tỷ, thậm chí là hàng chục tỷ đồng hoạt động không hiệu quả, phải nằm bờ đã đẩy nhiều ngư dân vào cảnh kiệt quệ và lao đao trong cơn “bão nợ”.
Vay vốn theo Nghị định 67 để đóng mới tàu cá vỏ thép đánh bắt xa bờ.
Những ngày này, hàng trăm con tàu của ngư dân xã Nghĩa An, thành phố Quảng Ngãi phải neo đậu ở bến để tránh trú bão. Ngư dân Huỳnh Thanh Hiệp ở thôn Tân Mỹ, xã Nghĩa An than thở, chiếc tàu vỏ gỗ 790 mã lực của gia đình ông nằm bờ hơn 4 tháng nay. Giờ lại tới mưa bão, chắc phải nằm bờ thêm một thời gian nữa. Ông Hiệp cho biết, 6 chuyến biển đầu năm hành nghề lưới chuồn thu về hơn 500 triệu đồng, chỉ đủ phí tổn ra khơi nên số tiền vay ngân hàng 2,5 tỷ đồng đến kỳ trả nợ, ông không xoay xở được. Trong lúc bí bách ông phải bán một lô đất và một căn nhà đã dành dụm cho con để lấy tiền trả nợ…
Những năm trước đây, khi nghề biển ăn nên làm ra, nhà nhà, người người ở vùng biển Nghĩa An vay vốn đóng tàu. Người có tàu công suất nhỏ thì vay tiền vốn đóng tàu lớn hơn để đánh bắt khơi xa. Anh Lê Thắng Xin (thôn Tân Mỹ, xã Nghĩa An) kể: “Năm 2016, tôi vay 2,4 tỷ đồng và bỏ thêm gần 1,5 tỷ đồng để đóng mới một con tàu 67 với 450 mã lực. 3 năm trước, nếu mỗi chuyến biển thu về từ 500 – 700 triệu đồng thì nay mỗi chuyến chỉ thu về từ 150 – 200 triệu đồng. Số tiền này cũng chỉ đủ chi phí xăng dầu và ngày công đi biển cho bạn tàu. Làm ăn ngày càng khó khăn nên số nợ gốc và lãi phải trả cho ngân hàng mỗi năm lên gần 400 triệu đồng nên không thể trả nổi”. Anh Xin cho biết thêm, nguồn thu đạt 400 – 500 triệu/năm mới có thể trả nợ cho nhà nước được.
Video đang HOT
Ông Hồ Bân, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Quảng Ngãi hiện có 63 tàu được vay theo Nghị định 67, trong đó có 11 tàu vỏ thép. Những con tàu vỏ gỗ vay vốn tối thiểu cũng đôi ba tỷ đồng còn tàu vỏ thép thì vay đến hàng chục tỷ đồng. Điều đáng lo ngại là hiện nay 10/11 tàu vỏ thép đã phải nằm bờ. Những con tàu vỏ gỗ vì ngư trường cạn kiệt cũng phải nằm bờ nên ngư dân không có tiền trả nợ. Dư nợ cho vay theo Nghị định 67 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện đã lên tới 338 tỷ đồng và nợ xấu đã cũng lên đến 105 tỷ đồng.
“Nợ quá hạn theo Nghị định 67 về đóng tàu chiếm 30%. Nặng nhất là hệ thống BIDV rồi đến Vietcombank và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện cho 2 tàu của Công ty thủy sản Lý Sơn vay cả trăm tỷ nhưng gặp khó khăn. Chúng tôi cũng phải chỉ đạo cho các ngân hàng thương mại một mặt là siết chặt lĩnh vực rủi ro, một mặt tháo gỡ khoanh nợ nhưng thật tình thì rất lúng túng”, ông Hồ Bân thông tin.
Ngư dân ồ ạt vay vốn đóng tàu để nối dài thêm những ước mơ từ biển. Nhưng biển cũng đến lúc cạn kiệt và những con tàu công suất lớn neo bến sẽ ngày một dài thêm. Nợ chồng lên nợ. Những tấm biển bán đất, bán nhà, bán tàu được treo tràn lan ở làng chài Nghĩa An, nơi một thời được xem là làng chài tỷ phú.
XUÂN YẾN
Theo baodansinh.vn
Nợ xấu tàu cá chương trình 67 lên đến trên 103 tỉ đồng
Trong số 288,47 tỉ đồng đã giải ngân, đến cuối tháng 9/2019, các ngân hàng chỉ mới thu được 25,95 tỉ đồng nợ gốc, dư nợ 262,51 tỷ đồng, nợ xấu 103,24 tỷ đồng, tỉ lệ 39,24%.
Báo cáo của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa, cho biết, thực hiện chính sách tín dụng đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, các chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh bắt đầu giải ngân đối với khoản vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP kể từ tháng 5/2015.
Từ tháng 4/2018, các khoản vay bắt đầu phát sinh nợ xấu và có xu hướng ngày càng tăng, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng toàn tỉnh và hiệu quả thực hiện chính sách theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP.
Đến 30/9/2019, các ngân hàng đã kí hợp đồng tín dụng cho vay 31 tàu, gồm 28 tàu đóng mới và 3 tàu nâng cấp/ số tiền giải ngân 288,3 tỷ đồng.
Tàu cá đóng mới theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP tại Khánh Hòa.
Thế nhưng tính đến cuối tháng 9/2019, các ngân hàng chỉ mới thu được nợ gốc 25,95 tỉ đồng, dư nợ 262,51 tỉ đồng, nợ xấu 103,24 tỉđồng, tỉ lệ nợ xấu lên đến 39,24%.
Chủ nợ lớn nhất là Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Khánh Hòa. TRong tổng số 207,64 tỉ đồng giải ngân cho 20 tàu, đến nay ngân hàng này mới thu nợ 17,72 tỉ đồng, dư nợ 189,92 tỉ đồng, nợ xấu 57,23 tỉ đồng, tỉ lệ 30,13%.
Trong khi đó, chủ nợ có tỉ lệ nợ xấu cao nhất là Ngân hàng đầu tư và phát triển - Chi nhánh Khánh Hòa. Trong số 75,8 tỉ đồng giải ngân, mới có 6,7 tỉ đồng được thu hồi, nợ xấu 45,79 tỉ đồng, tỉ lệ lên tới 66,17%.
Văn Nguyễn
Theo baovephapluat.vn
NHNN sẽ cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho ngư dân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết như vậy tại phiên giải trình chất vấn các bộ trưởng sáng nay (6/11). "Tàu 67" đang khiến nhiều ngư dân mang nợ. Đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định) chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường về Nghị định 67, chính sách phát triển thủy sản,...