Vay tiền không trả còn chém chủ nợ
Thấy chị V ngồi trên xe máy chờ đợi, Phương xuống xe ô tô và cãi chửi nhau. Sau đó, Phương bất ngờ dùng dao chém liên tiếp chị V.
Dù chị V đã bị thương nặng, nhưng Phương tiếp tục dùng chuôi dao bằng kim loại tấn công khiến chị V bất tỉnh.
Ngày 15/6, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hồ Bắc Phương (SN 1998, trú tại xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) về tội “ Giết người”. Bị hại trong vụ án là chị Nguyễn Thị V (SN 2000, trú tại huyện ở Sóc Sơn).
Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, chị Đinh Thị Quỳnh (SN 1996, người cùng địa phương) nhờ bạn là chị V chuyển khoản cho Phương vay 1 triệu đồng.
Sáng 26/6/2022, khi chị V đòi Phương 1 triệu đồng đã chuyển trước đó thì Phương không trả với lý do, mình không vay tiền của chị V mà vay tiền của chị Quỳnh. Từ chuyện này hai bên xảy ra mâu thuẫn.
Video đang HOT
Sau đó, Phương lái xe ô tô tải của công ty đến nhà chị V. Trên đường đi, Phương rẽ vào nhà bạn lấy trộm dao quắm của chủ nhà làm hung khí.
Đến gần nhà chị V, Phương gọi điện bảo chị V ra đầu thôn để Phương trả tiền. Khi thấy chị V đi xe máy đến điểm hẹn, Phương xuống xe ô tô cãi chửi nhau với chị V đồng thời giơ dao chém liên tiếp chị V khiến nạn nhân bất tỉnh. Hành vi đặc biệt nguy hiểm của Phương chỉ dừng lại khi bị người dân xông vào tước hung khí.
Kết luận giám định thương tích xác định, chị V bị tổn hại 47% sức khỏe.
Quá trình xét xử vụ án này, do thiếu một số giấy tờ, tài liệu liên quan đến thương tích của bị hại nên Hội đồng xét xử quyết định tạm hoãn phiên tòa để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại.
Viện Kiểm sát đề nghị hủy án sơ thẩm, điều tra lại vụ cô giáo Lê Thị Dung
Tại phiên tòa phúc thẩm, do có nhiều tình tiết chưa được làm rõ trong bản án sơ thẩm xét xử bị cáo Lê Thị Dung nên đại diện VKSND tỉnh Nghệ An đề nghị huỷ bản án sơ thẩm.
Sáng nay (13/6), ngày thứ hai diễn ra phiên toà phúc thẩm xét xử bị cáo Lê Thị Dung, nguyên Giám đốc Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) và đồng phạm về tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Đại diện VKSND tỉnh Nghệ An cho biết, ngày 25/4, bị cáo Dung kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND huyện Hưng Nguyên với các nội dung: Thông tư số 28 của Bộ GD&ĐT, các cơ quan tố tụng huyện Hưng Nguyên sử dụng để buộc tội bị cáo không áp dụng cho Trung tâm GDTX; Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên được xây dựng, áp dụng cho mọi thành viên trong trung tâm, không chỉ áp dụng riêng cho giám đốc; Có vi phạm tố tụng trong việc thu thập chứng cứ, khởi tố điều tra, truy tố, xét xử; Đề nghị cấp phúc thẩm xem xét lại toàn bộ vụ án.
Toàn cảnh phiên phúc thẩm xét xử bị cáo Lê Thị Dung và đồng phạm. Ảnh: Quốc Huy
Xét đơn kháng cáo của bị cáo Lê Thị Dung, đại diện VKSND tỉnh Nghệ An cho hay, trong kết luận điều tra số 62 của cơ quan CSĐT Công an huyện Hưng Nguyên, kết luận từ năm 2011 - 2017, bị cáo Lê Thị Dung đã tự kê khai thanh toán một số khoản sai quy định với tổng số tiền hơn 103 triệu đồng (trong đó có các nội dung bí thư chi bộ đi học cao học, tập huấn kiểm tra đã được thanh toán nhưng bị cáo Dung vẫn quy đổi sang tiết dạy, thanh toán tiền thừa giờ là thanh toán trùng, tức thanh toán lần 2 cho cùng một nội dung với số tiền hơn 48 triệu đồng).
Ngoài ra bị cáo Lê Thị Dung trực tiếp ký duyệt, đồng ý cho các cán bộ, giáo viên khác thanh toán tiền thừa giờ không có trong quy định với tổng số tiền hơn 175 triệu đồng.
Nguyễn Thị Hương là kế toán của Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên, phát hiện một số nội dung kê khai không đúng quy định pháp luật nhưng do cả nể nên đã làm thủ tục, chứng từ để thanh toán.
Các khoản tiền nêu trên qua giám định tài chính đều xác định thiệt hại cho ngân sách của trung tâm GDTX. Tuy nhiên, tại phần kết luận và kiến nghị lại xác định hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn được giao, bị cáo Lê Thị Dung - Giám đốc trung tâm đã nhiều lần, trong đó có 2 lần, mỗi lần trên 10 triệu đồng của các năm học 2014 - 2015, 2015 - 2016.
Bị cáo Lê Thị Dung đã chiếm đoạt nguồn ngân sách nhà nước cấp cho trung tâm với tổng số tiền hơn 48 triệu đồng.
Hành vi "lợi dụng chức vụ và quyền hạn" của bị cáo Hương đã nhiều lần giúp sức cho bị cáo Lê Thị Dung, trong đó có 2 lần, mỗi lần trên 10 triệu đồng.
Như vậy, quá trình điều tra chưa xác định rõ được trách nhiệm đầy đủ của bị cáo Lê Thị Dung, Nguyễn Thị Hương và những người liên quan khác đối với số tiền đã chi cho bị cáo Dung là hơn 103 triệu đồng, chi cho các giáo viên khác là hơn 175 triệu đồng.
Riêng đối với khoản tiền trên 48 triệu đồng nằm trong tổng số tiền hơn 103 triệu đồng, cáo trạng của VKS kết luận bị cáo Dung chiếm đoạt, vi phạm tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ" là không đáp ứng cấu thành của Điều 356, Bộ luật Hình sự.
Ngoài ra, Trung tâm GDTX huyện Hưng Nguyên là trường thuộc hạng 5, theo Thông tư số 48 của Bộ GD&ĐT. Theo quyết định của UBND huyện Hưng Nguyên, Trung tâm GDTX là loại hình đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên và thực hiện chế độ tự chủ.
Đại diện VKSND tỉnh cho rằng, quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cấp sơ thẩm chưa làm rõ được nội dung việc đi học cao học, tập huấn, việc kiểm tra trong ngày làm việc bình thường, trực hè, bí thư chi bộ bồi dưỡng cho giáo viên, tuyển sinh...
Từ các nội dung trên, đại diện VSKND tỉnh Nghệ An nhận định, cấp sơ thẩm chưa làm rõ được các nội dung cần thiết để bảo đảm việc xét xử, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án một cách toàn diện.
"Trên cơ sở phân tích nêu trên, VKSND tỉnh Nghệ An đề nghị HĐXX căn cứ điểm C, khoản 1, điều 355 và điểm D, khoản 1, điều 358 của Bộ luật Hình sự, hủy bản án sơ thẩm của TAND huyện Hưng Nguyên để điều tra, xét xử lại vụ án", đại diện VKSND tỉnh Nghệ An nói.
Đòi nợ kiểu đao búa, 13 bị cáo lĩnh án Chỉ vì người quen thiếu nợ không có tiền trả, nhóm đối tượng ở Tiền Giang đã kêu chủ nợ đến, dùng hung khí bắt giữ hành hung, đánh đập, tra tấn rồi cướp tài sản. Khởi tố, bắt giam 3 đối tượng bắt giữ người trái pháp luật Ngày 6/6, TAND tỉnh Tiền Giang mở phiên tòa phúc thẩm xét xử bị...