Vay 20 triệu, trả 60 triệu, cả họ tộc vẫn bị app truy đuổi
Số tiền vay qua app chỉ vài triệu đồng nhưng khi đã dính vào rồi thì khó mà thoát.
Tin nhắn được gửi đến người thân, bạn bè của người vay tiền Ảnh chụp màn hình
Lãi 1%/ngày, phí 30%
Chị Nguyễn Thanh, sống tại TP.HCM hiện trong tình cảnh trốn nợ, tinh thần hoảng loạn khi vay tiền qua app. Chuyện là cách đây khoảng 4 tháng, chị Nguyễn Thanh thấy app iDong tính lãi thấp, chỉ 23.000 đồng nên đăng ký vay 3 triệu đồng trong vòng 14 ngày. Chị Nguyễn Thanh kể : “App không đề cập đến phí gì cả nhưng khi giải ngân thì chỉ nhận được 2,3 triệu đồng, hỏi ra mới biết phải đóng phí 700.000 đồng (tương đương 30% trên số tiền vay – PV). Cảm giác lúc đó bị lừa rất đau nhưng tiền đã vào tài khoản rồi, đành chịu thôi”. Như vậy, ngoài số tiền phí cao lên đến 30%, tiền lãi phải trả hằng ngày 23.000 đồng trên số tiền vay 2,3 triệu đồng, tương ứng 1%/ngày.
Đó là chưa kể phí phạt trễ hạn cao ngất ngưỡng. Có thời điểm vay iDong 4 triệu đồng, trễ hạn 1 ngày chị Thanh bị phạt 220.000 đồng; khoản vay 6 triệu đồng, trễ 1 ngày phạt 280.000 đồng; vay Uvay trễ hạn 1 ngày phạt 300.000 đồng; vay app 365vay, phí phạt 80.000 đồng… Với khoản vay 3 triệu đồng trên Vdong, trong vòng 7 ngày lãi mẹ đẻ lãi con nên số tiền mà chị Thanh phải trả lên đến 5,5 triệu đồng. Tổng số tiền gốc mà Thanh vay trên các app trong 4 tháng qua vào khoảng 20 triệu đồng nhưng số tiền trả cho họ đã lên gấp 3 lần mà vẫn còn bị nợ. “Họ muốn tính sao thì tính, hỏi thì bị chửi nên họ đưa ra con số nào thì phải nghe số đó là chỉ có biết trả nợ”, chị Thanh nói.
Sau khi vay tiền trên khoảng 10 app, chị Nguyễn Thanh nghi vấn : “Những app này hình như có quan hệ với nhau. Có lần tôi bị trễ hạn nộp tiền, người bên app điện thoại đòi nợ với những lời lẽ dọa nạt. Nhưng vừa cúp điện thoại chưa đầy 3 phút thì máy đã nhận một cuộc điện thoại của nhân viên app khác mời vay tiền vì “em thấy chị trả nợ tốt nên chị vay bên em đi”. Đang lúc bị khủng bố, chị Thanh liều vay app khác để xoay tiền trả nợ cho app trước, cứ vậy mà vay hết app này đến app khác.
Video đang HOT
Ngoài iDong, một số app khác như vinvay, vindong, vinhantai, vietdong… vay 3,5 triệu đồng, trong 7 ngày chỉ được nhận có 2,3 triệu đồng. Phí vay của các app phụ thuộc vào số ngày dài hay ngắn, ví dụ vay 7 ngày phí 700.000 đồng, 14 ngày phí 1,1 triệu đồng, 21 ngày phí 1,5 triệu đồng…
Truy đuổi người thân, bạn bè
Chị Nguyễn Thanh cho biết, phần đăng nhập thông tin cá nhân, hệ thống yêu cầu chụp hình ảnh của mình đang cầm chứng minh nhân dân cùng 2 số điện thoại của người thân, người quen… cần liên lạc; đồng thời khi tải app về thì yêu cầu cho phép đăng nhập vị trí, kiểm tra danh bạ điện thoại… Hậu quả là toàn bộ danh bạ điện thoại của chị bị sao chép. Bên cho vay cũng định vị chị bất cứ lúc nào họ muốn, kể cả đọc các tin nhắn của khách. “Có lần ngồi quán cà phê với bạn, nhân viên bên app điện đòi nợ và cho biết vị trí tôi đang ngồi khiến tôi hốt hoảng và mới biết mình đã bị định vị theo dõi”- chị Thanh kể và nói thêm, sau đó, chị đã xóa tất cả các app trên điện thoại thì nhân viên đòi nợ điện cho một người bạn thân trong danh bạ nói “Trước cho Thanh vay tiền thì nay trả nợ cho cô ấy đi”. Nguyễn Thanh khẳng định: “Vậy là những người này đã đọc được những tin nhắn của em với bạn em. Đây là người bạn thân của tôi, có lần tôi đã nhắn tin mượn tiền bạn ấy. Nhóm đòi nợ liên tục điện thoại cho bạn tôi đến cháy cả máy khiến người này giận và không chơi với tôi nữa”.
Nghiêm trọng hơn là gia đình Thanh ở quê cũng bị khủng bố bằng những cuộc gọi đòi nợ từ các nhà app khiến họ phải thay toàn bộ số điện thoại. Khi không liên lạc được với gia đình, nhóm đòi nợ quay sang điện những người bà con, bạn bè trong danh bạ điện thoại của Thanh. “Danh dự gia đình tôi không còn gì. Lúc đầu tôi còn giải thích nhưng mỗi ngày họ cứ điện thoại cho những người quen trong danh bạ khoảng 40 – 50 cuộc… quấy nhiễu cuộc sống của họ cũng làm cho họ xa lánh mình. Hình ảnh tôi chụp cùng chứng minh nhân dân được chúng dùng đăng tải trên Facebook thông báo “con nhỏ này trốn nợ” để hạ nhục. Giờ tôi không biết phải làm sao vì vay 20 triệu đồng mà đã trả 60 triệu đồng, không còn tiền để trả thì chỉ biết trốn chứ không họ bắt được và chặt tay như đã dọa. Mọi người đừng vay tiền qua app mà gặp phải tình cảnh như tôi”.
Gần đây, nhiều người bất ngờ nhận được những tin nhắn “Truy lùng đối tượng lừa đảo và đồng bọn”. Anh Đình Thủy (Q.2, TP.HCM) cho biết nhận được một tin nhắn của người lạ với nội dung như trên kèm theo những tấm hình phụ nữ, chứng minh nhân dân, cùng hình ảnh người này với người thân… vay 6 triệu đồng. Người lạ này hỏi anh Đình Thủy có quen biết người phụ nữ này không, sau khi anh Thủy xác nhận biết thì nhận được tin nhắn với nội dung: “Chị này lấy số điện thoại mình đi vay tiền, mong anh giúp đỡ liên hệ chị ấy đi thanh toán tiền giúp bên em”.
Theo ông Đinh Thế Hiển – Viện trưởng Viện nghiên cứu Tin học và Kinh tế ứng dụng cho rằng chức năng của app cho phép định vị điện thoại đó đang ở đâu, đặc biệt có những app cài mã độc cho phép đọc được tất cả những tin nhắn trên điện thoại. Những phần mềm được đưa vào app cho phép tìm kiếm thông tin của cá nhân. Từ đó, những app cho vay này đòi nợ người vay còn hơn cả xã hội đen dù số tiền vay chỉ vài triệu đồng. Người đòi nợ đeo bám những người thân, bạn bè… để hạ nhục người vay, cho đến khi nào họ chịu trả tiền, nhưng lãi mẹ đẻ lãi con nên số tiền mỗi ngày càng lớn, khó có thể trả. Việc điện cho những người thân của người vay là hành vi sai nhưng rất khó để xử lý bởi không biết đó là ai để mà kiện, hay tố cáo lên công an. Chính vì vậy, trước khi tải app về máy điện thoại, người dùng cần phải kiểm tra đơn vị tạo lập. Việc lộ thông tin cá nhân khi tải app về đã được nhiều cơ quan chức năng cảnh báo, người dùng cần hết sức thận trọng.
Theo thanhnien.vn
Khách hàng lại kéo đến trụ sở Alibaba giăng băng rôn, yêu cầu trả lại tiền
Nhiều lần đòi lại tiền đầu tư mua đất của Công ty Alibaba bất thành, 2 khách hàng đã đến kéo trụ sở công ty này kéo băng rôn, yêu cầu trả lại tiền
Khách hàng giăng băng rôn đòi tiền trước trụ sở Công ty Alibaba Ảnh: Công Nguyên
Sáng 26.8, anh Nguyễn Phú Quý, Phùng Tiến Tài (2 khách đầu tư mua đất của Công ty Alibaba) đi ô tô kéo băng rôn trước trụ sở công ty này để yêu cầu giao đất hoặc trả lại tiền gốc, lãi như cam kết trong hợp đồng giữa hai bên.
Trụ sở công ty Alibaba trên đường Kha Vạn Cân (Q.Thủ Đức, TP.HCM) Ảnh: Công Nguyên
Theo anh Quý, cách đây 13 tháng anh ký hợp đồng mua 4 nền đất tại dự án Tân Thành Center City 5 (xã Tóc Tiên, TX.Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu) với Công ty Alibaba. Anh Quý đã đóng 95% (1,5 tỉ đồng mua 4 nền đất) cho phía công ty Alibaba. Trong hợp đồng giữa anh Quý và phía công ty Alibaba, trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký hợp đồng phía công ty phải giao đất hoặc trả lại tiền gốc, lãi. Tuy nhiên, đến này, đã quá hạn 7 tháng, công ty Alibaba vẫn chưa thực hiện như hợp đồng. Anh Quý đã 5 lần lên trụ sở Công ty Alibaba (đường Kha Vạn Cân, P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức) để tìm gặp nhưng không được giải quyết.
"Tôi đã làm việc với Bộ Công an, và nhiều lần yêu cầu Công ty Alibaba phải thực hiện đúng cam kết như trong hợp đồng", anh Quý nói.
Anh Quý, Tài làm việc với nhân viên Công ty Alibaba Ảnh: Công Nguyên
Tương tự, anh Phùng Tiến Tài (33 tuổi, quê Đồng Tháp) cũng trình bày, đã ký hợp đồng đóng 335 triệu đồng mua nền đất tại dự án Long Phước 5 từ tháng 2.2018 của Công ty Alibaba. Trong hợp đồng giữa anh Tài và Công ty Alibaba, công ty này cam kết trong vòng 6 tháng giao đất hoặc trả lại tiền gốc, lãi. Đến nay đã 18 tháng (quá hạn 12 tháng), anh Tài rất nhiều lần đến công ty Alibaba yêu cầu thực hiện hợp đồng nhưng không có kết quả. "Phía công ty Alibaba nhiều lần đổ trách nhiệm, né tránh làm việc với tôi", anh Tài nói.
Theo ghi nhận PV Thanh Niên, sáng 26.8, sau khi nhận được thông tin khách hàng kéo băng rôn trước cổng Công ty Alibaba để đòi tiền, UBND, Công an P.Hiệp Bình Chánh đã nhanh chóng cử cán bộ xuống hiện trường để đảm bảo an ninh trật tự. Cán bộ P.Hiệp Bình Chánh đã vận động khách hàng tháo gỡ băng rôn, vào phía trong trụ sở Công ty Alibaba làm việc. Đến gần 11 giờ ngày 26.8, cuộc làm việc giữa anh Quý, Tài và nhân viên Alibaba kết thúc dưới sự chứng kiến của chính quyền địa phương.
"Công ty Alibaba vẫn hứa và thiếu trách nhiệm, không đưa ra phương án cụ thể để giải quyết yêu cầu khách hàng", anh Quý nói sau cuộc làm việc.
Chính quyền, Công an P.Hiệp Bình Chánh có mặt đảm bảo an ninh trật tự tại trụ sở Công ty Alibaba Ảnh: Công Nguyên
Theo thanhnien
Phó giám đốc Sở bị tố nợ nần: 3 lần mời không đến dự kiểm điểm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định gửi giấy mời họp kiểm điểm về những vi phạm của phó giám đốc sở này là ông T.H.A, nhưng cả 3 lần ông này đều vắng mặt. Ngày 17/7, ông Nguyễn Mỹ Quang, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định cho biết, cơ...