Vật vờ nghiên cứu khoa học – Kỳ 2: Nhiều tiến sĩ, ít phát minh

Theo dõi VGT trên

Hiện nay, Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế.

Công trình chuẩn khoa học trong nước cũng rất hiếm

Theo thống kê của Bộ Khoa học – Công nghệ (KH-CN), hiện nay cả nước có 24.300 tiến sĩ (TS) và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm.

PGS-TS Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: “Số giáo sư, TS chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới. Số lượng các bài báo công bố quốc tế của cả nước gần 90 triệu dân trong một năm chỉ bằng số lượng của một trường ĐH ở Thái Lan”.

Thống kê của Bộ KH-CN và các chuyên gia cho thấy trong 5 năm (2006 – 2010) cả nước chỉ có khoảng 200 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp tại Cục Sở hữu trí tuệ và chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có một bằng sáng chế; riêng năm 2011, nước ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký tại đây. Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore (4,8 triệu dân) có 647 bằng sáng chế. Đứng thứ hai là Malaysia (27,9 triệu dân) với 161 bằng sáng chế; Thái Lan (68,1 triệu dân) có 53 sáng chế. Còn một nước có số dân và trình độ phát triển tương đương nước ta là Philippines cũng có tới 27 bằng sáng chế.

Tại buổi đóng góp ý kiến cho luật KH-CN sửa đổi vào tháng 10 năm nay tại Hà Nội, TS San nhấn mạnh: “Chúng ta gần như không có ai có nghiệp khoa học, tức là những người lao động quên mình trong khoa học và được ghi nhận bằng các giải thưởng khoa học quốc tế tầm cỡ”. PGS-TS Hồ Uy Liêm, nguyên Phó chủ tịch VUSTA, cũng cho rằng: “Ngay các công trình chuẩn khoa học của nước nhà cũng rất ít. Việt Nam chưa bao giờ thống kê được có bao nhiêu đề tài khoa học được nghiên cứu, bao nhiêu phần trăm đề tài đó được ứng dụng trong cuộc sống. Người làm đề tài ít để ý cái mình làm có bị trùng hay không. Thậm chí, người đi sau làm trùng đề tài lại được đánh giá tốt hơn…”.

Video đang HOT

Vật vờ nghiên cứu khoa học - Kỳ 2: Nhiều tiến sĩ, ít phát minh - Hình 1
Giảng viên Ngô Thị Thanh Bình, Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng TP.HCM kiểm tra “mô hình chiết rót đóng nắp chai tự động”. Đây là đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường – Ảnh: Đào Ngọc Thạch

Đề tài cũ hơn thế giới vài chục năm

Trong một diễn đàn hiến kế cho KH-CN vào tháng 10.2005, PGS-TS Đặng Xuân Thi, Viện Nghiên cứu cơ khí, cho rằng: “Tuyệt đại nội dung các đề tài mà chúng ta tiến hành nghiên cứu là ứng dụng những thành tựu của thế giới vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Những vấn đề mà chúng ta chọn làm mục tiêu nghiên cứu đối với thế giới thường là quá cũ, có khi cũ đến hai, ba hoặc cũng có thể tới bốn chục năm. Tên đề tài thường chung chung, không có giới hạn cụ thể. Tỷ lệ kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất có lẽ chỉ khoảng vài ba phần trăm. Đề cương nghiên cứu của đề tài thường “rộng”, nhiều nội dung nhưng kết quả đạt được thì quá khiêm tốn, lặp đi lặp lại, bảo vệ đạt “xuất sắc” nhưng không để làm gì ngoài việc nộp cho Bộ KH-CN và gấp bỏ tủ!”.

Tại hội thảo khoa học quốc gia về đổi mới hoạt động KH-CN vào tháng 1.2010 tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, PGS-TS Đào Duy Huân, Trường ĐH Tài chính – Marketing TP.HCM, thẳng thắn nhận xét: “Các kết quả nghiên cứu của các đề tài khối ngành kinh tế đạt loại giỏi, loại xuất sắc không có tính triển khai ứng dụng, nên không được các doanh nghiệp mua, thậm chí không được đăng tải trên các tạp chí khoa học. Hầu hết các đề tài nghiệm thu xong bỏ vào tủ lưu giữ trong phòng quản lý khoa học dùng làm chứng từ thanh toán, tính điểm công trình để ứng cử vào các chức danh giáo sư, phó giáo sư. Điều này gây lãng phí lớn hàng chục tỉ đồng cho ngân sách nhà nước”.

Theo thanh niên

Việt Nam nhiều tiến sĩ nhất ASEAN, nhưng lại ít chất xám

Thiếu một quy chế dân chủ, đó là lý do chúng ta thiếu sự sáng tạo trong khoa học. Chúng ta luôn nói khoa học công nghệ (KHCN) là quốc sách nhưng dường như không bao giờ quan tâm đến quốc sách!

"Tình hình khoa học, giáo dục nước nhà rất cấp bách"

"Tình hình khoa học, giáo dục nước nhà rất cấp bách", đó là chia sẻ của phó tổng thư ký liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) Phạm Bích San tại buổi đóng góp ý kiến cho luật KHCN sửa đổi ngày 18/10 tại Hà Nội. Đã không có một trường đại học Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường đại học đứng đầu thế giới. Số lượng các bài báo công bố quốc tế của cả nước 90 triệu dân trong một năm chỉ bằng khoảng số lượng của một đại học Thái Lan. Vậy mà số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á. "Chúng ta gần như không có ai có nghiệp khoa học, tức là những người lao động quên mình trong khoa học và được ghi nhận bằng các giải thưởng khoa học quốc tế tầm cỡ", TS San nhấn mạnh.

Đồng quan điểm này, PGS.TS Hồ Uy Liêm (nguyên phó chủ tịch VUSTA) cho hay ngay các công trình chuẩn khoa học của nước nhà cũng rất ít. Chúng ta chỉ ngồi nhà khen nhau, bệnh thành tích lan tràn. Trong khi bắt tay vào làm thì lại có nhiều lý do để "sợ" đủ thứ. Đại diện VUSTA khẳng định, Việt Nam chưa bao giờ thống kê được có bao nhiêu đề tài khoa học được nghiên cứu, bao nhiêu phần trăm đề tài đó được ứng dụng trong cuộc sống. Người làm đề tài ít để ý cái mình làm có bị trùng hay không. Thậm chí, người đi sau làm trùng đề tài lại được đánh giá tốt hơn...

Việt Nam nhiều tiến sĩ nhất ASEAN, nhưng lại ít chất xám - Hình 1

Việt Nam sẽ đào tạo bổ sung ít nhất 20.000 tiến sĩ. Tổng kinh phí thực hiện đề án dự kiến là 14.000 tỉ đồng.

Đem tới buổi thảo luận câu chuyện về thực trạng tổ chức KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp, GS.VS Trần Đình Long (chủ tịch hội Giống cây trồng Việt Nam) cho biết, tính riêng khối nông nghiệp thì viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam có tới 18 viện trực thuộc. Ở khối thuỷ lợi, có tám viện, 38 trường, 18 hiệp hội và 19 hội chuyên ngành. Vì các tổ chức cồng kềnh, chồng chéo và nhiều tổ chức trung gian; các bên không kết hợp được nghiên cứu với đào tạo và chuyển giao công nghệ, cơ chế tự chủ bị phớt lờ, không tạo được sản phẩm quốc gia.

Trả lại cho thị trường

TS San đề xuất: khoán gọn và trả tiền theo kết quả được đánh giá bởi các nghiệm thu nghiêm túc. Hiệu quả công việc phải đo bằng kết quả. Còn đánh giá công nghệ thì phải để cho đăng ký bằng phát minh và thị trường làm việc. Công nghệ mà không bán được thì công nghệ đó có để làm gì? Chẳng lẽ cứ để cho những người nông dân trình độ sơ khai cứ phải phát minh mãi?

Phải đưa các viện nghiên cứu cơ bản về lại các trường đại học, các phòng thí nghiệm hay viện công nghệ về doanh nghiệp hoặc thành lập các doanh nghiệp khoa học vận hành theo cơ chế thị trường. Việc tách rời nghiên cứu và đào tạo như hiện nay sẽ khiến các viện thiếu sự tiếp xúc với sinh viên, nguồn cảm hứng và nguồn nhân lực có chất lượng cho nghiên cứu tương lai.

Đồng quan điểm này, TS Đào Trọng Hưng (chuyên viên cao cấp viện KHCN Việt Nam) cho rằng, khi có sự can thiệp của yếu tố thị trường sẽ hạn chế chuyện "xin - cho", Nhà nước - doanh nghiệp - cá nhân khi đó đều phải "đặt hàng" nếu muốn có các nghiên cứu khoa học. Khi đó nguồn "nuôi" khoa học sẽ không hoàn toàn lấy từ ngân sách mà sẽ được thu hút từ bên ngoài như các doanh nghiệp, các tổ chức và nguồn vốn nước ngoài.

Theo Thanh Tuyền

SGTT

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hồ Văn Cường nói gì khi Như Quỳnh gọi điện báo không trả cát xê?Hồ Văn Cường nói gì khi Như Quỳnh gọi điện báo không trả cát xê?
08:11:37 29/12/2024
Sốc: Triệu Lộ Tư bị đột quỵ, phải tập phục hồi chức năng, còn nhắn nhủ 1 câu ai nghe cũng xót xaSốc: Triệu Lộ Tư bị đột quỵ, phải tập phục hồi chức năng, còn nhắn nhủ 1 câu ai nghe cũng xót xa
10:30:19 29/12/2024
Showbiz Việt lại có cặp đôi "phim giả tình thật" lộ hint hẹn hò?Showbiz Việt lại có cặp đôi "phim giả tình thật" lộ hint hẹn hò?
10:36:06 29/12/2024
Nóng: Nữ diễn viên gây ngỡ ngàng khi tuyên bố ly hôn đại gia sau 10 năm chung sốngNóng: Nữ diễn viên gây ngỡ ngàng khi tuyên bố ly hôn đại gia sau 10 năm chung sống
12:43:14 29/12/2024
Một nghệ sĩ ở Mỹ: "Xem Mỹ Tâm xong, tôi muốn bỏ hết về Việt Nam"Một nghệ sĩ ở Mỹ: "Xem Mỹ Tâm xong, tôi muốn bỏ hết về Việt Nam"
08:06:59 29/12/2024
Nhan sắc thật của Tân Hoa hậu Nguyễn Ngọc Kiều Duy, nhìn mặt mộc mới bất ngờNhan sắc thật của Tân Hoa hậu Nguyễn Ngọc Kiều Duy, nhìn mặt mộc mới bất ngờ
08:04:50 29/12/2024
Bí mật đằng sau vụ ly hôn của Triệu Vy: Tồn tại 1 thỏa thuận giải thoát?Bí mật đằng sau vụ ly hôn của Triệu Vy: Tồn tại 1 thỏa thuận giải thoát?
11:45:43 29/12/2024
Triệu Vy và cái giá sau 2 lần làm tiểu tam cướp bồ bạn thân để tiến tới "thương vụ" hôn nhân với tỷ phúTriệu Vy và cái giá sau 2 lần làm tiểu tam cướp bồ bạn thân để tiến tới "thương vụ" hôn nhân với tỷ phú
12:52:16 29/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

G-Dragon 'tơi tả' hậu tái xuất, làm hành động 'đáng xấu hổ' trên sân khấu

G-Dragon 'tơi tả' hậu tái xuất, làm hành động 'đáng xấu hổ' trên sân khấu

Sao châu á

14:16:01 29/12/2024
Sau màn tái xuất tại sân khấu SBS Gayo Daejeon 2024, cộng đồng mạng bất ngờ thấy hình ảnh thủ lĩnh BIGBANG nhập viện. Trước động thái trên, người hâm mộ không khỏi lo lắng.
Chỉ sau 3 tháng, Rosé làm được điều BLACKPINK "bất lực" gần 10 năm

Chỉ sau 3 tháng, Rosé làm được điều BLACKPINK "bất lực" gần 10 năm

Nhạc quốc tế

14:12:43 29/12/2024
Ngày 27/12, Rosé đã chính thức phá lời nguyền Daesang với giải thưởng Song of the Year (Ca khúc của năm) tại AAA 2024 cho APT..
Người đàn ông "suy" nhất Vbiz

Người đàn ông "suy" nhất Vbiz

Nhạc việt

14:10:02 29/12/2024
Năm 2024 có lẽ là năm mà JustaTee đầu tắt mặt tối nhất, và cũng phủ sóng nhiều nhất với vai trò music producer - Giám đốc âm nhạc.
Bùi Lan Hương khóc nức nở, xin bị loại khỏi 'Chị đẹp đạp gió'

Bùi Lan Hương khóc nức nở, xin bị loại khỏi 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

14:03:26 29/12/2024
Bùi Lan Hương khóc nức nở, tự nhận trách nhiệm và xin bị loại để nhường vị trí cho những đồng đội phải ra về sau công diễn 4 chương trình Chị đẹp đạp gió .
Sao Việt 29/12: Bảo Thy kỷ niệm 5 năm ngày cưới, Việt Anh bên tình tin đồn

Sao Việt 29/12: Bảo Thy kỷ niệm 5 năm ngày cưới, Việt Anh bên tình tin đồn

Sao việt

13:57:26 29/12/2024
Bảo Thy kỷ niệm 5 năm ngày cưới bên ông xã đại gia ở Malaysia, diễn viên Việt Anh gây chú ý với diện mạo điển trai, bên cạnh tình tin đồn Quỳnh Nga.
Nhan sắc gây sốc của Angelababy

Nhan sắc gây sốc của Angelababy

Hậu trường phim

13:52:48 29/12/2024
Angelababy luôn cố gắng chứng minh bản thân đẹp tự nhiên. Nhưng trong nhiều hình ảnh, nhan sắc của cô khiến công chúng không thể nhận ra.
Bức ảnh chụp một cô bé ngồi yên trong góc bệnh viện thoạt nhìn xúc động, soi kỹ lại khiến nhiều người cau mày: Sao khổ quá vậy?

Bức ảnh chụp một cô bé ngồi yên trong góc bệnh viện thoạt nhìn xúc động, soi kỹ lại khiến nhiều người cau mày: Sao khổ quá vậy?

Netizen

13:31:40 29/12/2024
Trong nhịp sống hiện đại, trẻ em không chỉ được kỳ vọng là những mầm non tương lai mà còn bị biến thành những chiến binh trong cuộc đua thành tích.
Giới chức Hàn Quốc: Chỉ có 2 người sống sót trong vụ tai nạn máy bay

Giới chức Hàn Quốc: Chỉ có 2 người sống sót trong vụ tai nạn máy bay

Thế giới

13:10:07 29/12/2024
Trong nỗ lực hạ cánh lần thứ hai, máy bay không thể giảm tốc độ nên đã đâm vào một rào chắn bằng bê tông ở phía ngoài sân bay và bốc cháy.
Hàng chục người trục vớt tàu cá bị chìm chưa rõ nguyên nhân ở Quảng Trị

Hàng chục người trục vớt tàu cá bị chìm chưa rõ nguyên nhân ở Quảng Trị

Tin nổi bật

13:06:02 29/12/2024
Hàng chục người dân ở Quảng Trị cùng lực lượng chức năng đã cùng nhau trục vớt một tàu cá bị chìm trong đêm.
Phim Hàn mới chiếu đã nhận mưa lời khen, hay ngỡ ngàng xứng đáng nổi tiếng hơn: Nam chính lột xác khiến ai cũng "choáng"

Phim Hàn mới chiếu đã nhận mưa lời khen, hay ngỡ ngàng xứng đáng nổi tiếng hơn: Nam chính lột xác khiến ai cũng "choáng"

Phim châu á

13:03:51 29/12/2024
Tác phẩm này có vẻ không gây tiếng vang quá lớn trên mạng xã hội, thế nhưng những ai đã ra rạp thưởng thức bộ phim đều để lại những phản hồi rất tích cực.
"Chiến thần nhà bếp" với giai thoại: Mua 1 lần dùng 3 đời không hỏng - Nay lại bị nhiều gia đình quay lưng

"Chiến thần nhà bếp" với giai thoại: Mua 1 lần dùng 3 đời không hỏng - Nay lại bị nhiều gia đình quay lưng

Sáng tạo

12:56:54 29/12/2024
Trước đây trong các gia đình châu Á (điển hình là Việt Nam, Trung Quốc hay Thái Lan) đều dễ thấy sự xuất hiện của chiếc nồi nhôm trong bếp - món đồ gắn liền với giai thoại : Mua 1 lần dùng 3 đời không hỏng!