Vất vả nhọc nhằn của các thầy cô giáo trong mùa dịch Corona
Những tưởng khi học sinh phải nghỉ học vì dịch bệnh thì giáo viên có chút thảnh thơi, nhưng ngược lại, họ phải làm việc vất vả, nhọc nhằn hơn.
Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra đang diễn biến phức tạp, hầu hết các trường học trên cả nước phải cho học sinh nghỉ học, ở nhà để tránh nguy cơ lây nhiễm.
Cũng như nhiều giáo viên phổ thông khác, các cô giáo Trường mầm non Bình Minh ( quận Hải Châu, Đà Nẵng) vẫn đến lớp soạn bài giảng online, làm video hướng dẫn phụ huynh làm đồ chơi dạy học, phát triển kỹ năng cho trẻ.
Các cô còn vào vai Thỏ Xám và vịt Donal để hát, múa các bài hát dân gian nhằm dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh thân thể, tự phòng tránh dịch bệnh.
Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức các buổi bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên những kiến thức cơ bản, cũng như các kỹ năng phòng tránh sự lây lan của dịch bệnh virus Corona.
Đại diện Ban giám hiệu nhà trường cho biết, để sớm đón học sinh trở lại trường sau kỳ nghỉ thì các cô đã tiến hành tổng dọn vệ sinh, lau chùi, sát khuẩn các thiết bị dạy học, đồ chơi.
Dưới đây là những hình ảnh về hoạt động của các cô giáo mầm non trong mùa dịch virus Corona:
Giáo viên Trường mầm non Bình Minh vẫn đến lớp dọn dẹp vệ sinh để phòng, chống dịch Corona trong ngày nghỉ. Ảnh: Trâm Thư.
Tất cả giáo viên, nhân viên nhà trường cùng bắt tay tổng dọn vệ sinh trường lớp. Ảnh: Trâm Thư.
Gác lại công việc chăm sóc con cái, dọn dẹp nhà cửa, các cô vẫn đến lớp như những ngày đi làm bình thường. Ảnh: Trâm Thư.
Những lớp học, đồ trang trí cho đến những đồ chơi, chi tiết nhỏ nhất đều được vệ sinh để sớm đón học sinh trở lại trường. Ảnh: Trâm Thư.
Video đang HOT
Công việc của các cô trong những ngày dịch bệnh virus Corona hoành hành còn nhọc nhằn, vất vả gấp bội. Ảnh: Trâm Thư.
Dịch bệnh virus Corona khiến các trường học ở Đà Nẵng phải cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 16/2. Ảnh: Trâm Thư.
Các trường học đang khẩn trương dọn vệ sinh để chờ thông báo lịch học trở lại của Sở Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Trâm Thư.
Nhà trường còn phối hợp với các đơn vị bộ đội để dọn dẹp các khu đất trồng rau, khu sinh hoạt chung của học sinh. Ảnh: Trâm Thư.
Các cô giáo vẫn đến lớp để soạn bài giảng online. Ảnh: Trâm Thư.
Nhà trường còn tổ chức các lớp học bồi dưỡng, huấn luyện kỹ năng về phòng, chống dịch bệnh cho đội ngũ giáo viên. Ảnh: Trâm Thư.
Các cô giáo đóng vai các nhân vật hoạt hình để hướng dẫn học sinh cách vệ sinh thân thể qua các video được phát trực tuyến. Ảnh chụp màn hình.
Cô giáo giảng bài online. Ảnh chụp lại màn hình.
AN NGUYÊN
Theo giaoduc.net
"Lớp học hạnh phúc" thời virus corona
"Từ 10/2, sinh viên của tôi có thể trùm chăn ngồi nhà, bất chấp cơn bão virus corona đang hoành hành. Và tôi, có thể nghĩ ra bao phương thức để làm bài giảng online thú vị, hấp dẫn hơn cho sinh viên".
Giảng viên trường ĐH Kinh tế quốc dân đang ráo riết tập huấn bài giảng Blended learning để dạy sinh viên
Virus corona đã nảy sinh "lớp học hạnh phúc"
Tôi đã đặt tên cho lớp học của mình như thế: "Lớp học hạnh phúc", đây là lớp học đầu tiên của tôi dành cho sinh viên chính quy trong học kỳ 2 năm học 2019-2020 của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, ngôi trường tôi đã gắn bó tròn 26 năm.
Tham gia giảng dạy cho hệ đào tạo từ xa theo hình thực đào tạo trực tuyến elearning đã nhiều năm, nhưng với sinh viên chính quy, thì đây là lớp học đầu tiên được áp dụng phương pháp giảng dạy Blended learning (kết hợp giữa giảng dạy trên lớp và giảng dạy trực tuyến với sự hỗ trợ của hệ thống LMS).
Khác với những buổi học đầu tiên của mỗi kỳ học khác, thầy và trò chúng tôi chào nhau, gặp nhau trong lớp học trực tuyến. Cảm giác hạnh phúc của người "đứng trên bục giảng", dù ở đây là bục giảng ảo, với một hình thức tương tác hoàn toàn mới mẻ đối với cả sinh viên và giảng viên, thật là vi diệu.
Tôi luôn hồi hộp và có phần thấp thỏm về một tương lai không xa khi phải áp dụng phương pháp và công nghệ hiện đại để giảng đồng thời với phương thức truyền thống dành cho sinh viên chính quy.
Cách thức này sẽ thay đổi hoàn toàn cách tư duy và tác động không nhỏ đến thế hệ giảng viên U50 chúng tôi khi sức ỳ đã bắt đầu manh nha. Tiếp cận và ứng dụng công nghệ trong giảng dạy, với các bạn trẻ, đây là điều khá dễ dàng, song với thế hệ trẻ chưa qua, già chưa tới như thế hệ U50 chúng tôi, đây là cả vấn đề không nhỏ, trước hết là sức ỳ trong nhận thức và hành động.
Virus corona liều thuốc dopping
Cơn bão ncoV đã làm cho "cái tương lai không xa" ấy đến một cách "quá nhanh, quá bất ngờ". Cơ hội cho những thử nghiệm mới xuất hiện trong những biến cố đòi hỏi những phản ứng linh hoạt, nhanh đến mức khó lường.
Tối thứ 5 (06/1), chúng tôi cùng nhận được thông báo của trưởng bộ môn: "Check zalo group bộ môn đi em và đăng ký tập huấn lớp học online vào sáng ngày mai (thứ 6 ngày 07/1)". Tôi nghe chị nói mà tai vẫn lùng bùng, mông lung.
Đang đại dịch, cả nước tập trung vào các biện pháp phòng chống dịch nCoV 2019, sinh viên còn đang nghỉ học, sắp nghỉ hết một tuần, trường vừa thông báo nghỉ tiếp tuần nữa mà thầy cô tập huấn gì nhỉ? Kỳ nghỉ Tết nguyên đán dài nhất trong lịch sử với bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành lút đầy đã nuôi dưỡng sức ỳ của tuổi U50.
Nghe đến học hành mà ngại, lại là học liên quan đến công nghệ nữa chứ. Chúng tôi thực sự lo lắng, vừa lo đại dịch, vừa lo không biết học hành và ứng dụng công nghệ vào giảng dạy thế nào.... nhưng chỉ biết động viên nhau là phải cố gắng thôi.
Tuy nhiên, sự háo hức được đến trường, được gặp gỡ đồng nghiệp sau những ngày dài nằm nhà làm osin đã pha loãng đôi chút "những lo ngại" của chúng tôi. Lớp học thời nCoV với cồn xịt vào tay, với đo thân nhiệt , với khẩu trang y tế phát cho từng học viên ngay cửa lớp và đặc biệt là nụ cười thân thiện của anh chị nhân viên y tế trường sau lớp khẩu trang đã tạo ra một "tinh thần mới" ngay từ cửa lớp. Đồng nghiệp gặp nhau vui hơn Tết.
Một cách thức tập huấn thật đơn giản mà sáng tạo, theo cách thức "cầm tay chỉ việc" giúp chúng tôi dễ dàng thực hiện những yêu cầu thực hành của giảng viên.
Vì virus corona thầy cô cũng phải thay đổi
Virus corona thầy cô cũng phải thay đổi
Sau hơn 3 tiếng miệt mài học tập, bước ra khỏi lớp với niềm vui len nhẹ trong lòng và không ít băn khoăn, lo lắng về "cái lớp học ảo" này. Vừa ăn tối xong, tôi nhận được tin nhắn của sinh viên: "Cô ơi sang tuần các lớp đều học trực tuyến, cô gửi giúp em mã của lớp mình ở trên Moodles với. Em cảm ơn cô nhiều ạ!".
Trao đổi với em, em bảo các lớp trưởng đều đã nhận thông báo của trường, chúng em đã sẵn sàng cô ạ. Tôi hiểu rằng cả trường đã thực sự vào cuộc để kỳ học mới của chúng tôi được bắt đầu ngay cả trong thời kỳ chống đại dịch nCoV2019.
Tin nhắn của các em sinh viên như liều thuốc dopping với tôi cũng như các thầy cô giáo khác. Sau nửa buổi tối hì hục tạo lớp trên nền tảng LMS, lớp học trực tuyến đầu tiên cho sinh viên chính quy của tôi đã được hoàn thành. Cảm giác lâng lâng hạnh phúc.
Mặc dù biết sẽ còn nhiều công việc đang chờ đợi cả thầy và trò phía trước cho việc hoàn thiện lớp học này, nhưng lớp học đầu tiên được tạo ra và sẽ đi vào hoạt động từ ngày 10/2 tới vẫn cho chúng tôi những cảm giác thật xúc động biết bao!
Nỗi lo lắng về việc giảng bù, học bù cho kịp chương trình sau những ngày nghỉ dài vì dịch bệnh đã vơi đi. Cách tương tác mới với người học, đặc biệt với lớp sinh viên đã cho chúng tôi tự tin hơn.
Từ 10/2, sinh viên của tôi có thể trùm chăn ngồi nhà, bất chấp mưa dầm gió bấc ngoài kia, bất chấp cơn bão ncoV đang hoành hành. Và tôi, có thể ngồi nhà, cũng trùm chăn lướt web và có thể nghĩ ra bao phương thức để làm bài giảng online cho sinh viên chính quy của mình trở nên thú vị, hấp dẫn hơn.
Phương thức làm việc mới sẽ tạo ra những con người mới. Và lớp học như tôi kỳ vọng LỚP HỌC HẠNH PHÚC, chắc không chỉ là giấc mơ.
(Lược ghi chia sẻ của giảng viên Trần Thị Thu Hoài, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)
Theo Dân trí
Giáo viên cấp tốc làm bài giảng online triển khai dạy học "thời" nCoV Hôm nay (4/2), giáo viên Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cùng chuẩn bị xây dựng nội dung, quay video clip thực hiện bài giảng online với quyết tâm cao nhất để ngay trong buổi tối, hoặc chậm nhất sáng mai có sản phẩm để cho học sinh học tập. Do đã trang bị cho toàn bộ giáo viên và học sinh...