Vật thể “xuyên không” 11 tỉ năm, viết lại lịch sử vũ trụ
Khám phá bất ngờ từ dữ liệu của siêu kính viễn vọng James Webb đã làm đảo lộn những lý thuyết vũ trụ được tin tưởng bấy lâu.
Nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi Đại học Missouri (Mỹ) đã phân tích dữ liệu mà kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb thu thập được về vùng vũ trụ 2 tỉ năm đầu sau Vụ nổ Big Bang và phát hiện một thứ không mong đợi: Thiên hà xoắn ốc.
Theo các lý thuyết vũ trụ học được chấp nhận, vũ trụ sơ khai là một vùng không gian đơn điệu và phát triển chậm, với các thiên hà đầu tiên mang cấu trúc đơn giản, kích thước nhỏ.
Dạng thiên hà xoắn ốc to lớn và phức tạp – tức cùng loại với thiên hà Milky Way (Ngân Hà) mà Trái Đất trú ngụ – chỉ xuất hiện khi vũ trụ đã 6-7 tỉ năm tuổi.
Các thiên hà xoắn ốc được tìm thấy trong vũ trụ sơ khai có hình dáng không quá khác biệt so với Ngân Hà – Ảnh: NASA/ESA/CSA
Tuy nhiên, những hình ảnh “xuyên không” mới của một loạt thiên hà tồn tại trước thời điểm đó rất lâu đã hoàn toàn gây sốc.
Vừa mới hoạt động từ năm 2022, kính viễn vọng trẻ tuổi James Webb mà các cơ quan vũ trụ của Mỹ, châu Âu và Canada đồng điều hành có sức mạnh quan sát vượt trội hơn các kính viễn vọng không gian “tiền bối”.
Video đang HOT
Ánh sáng tạo nên hình ảnh của một vật thể cần một thời gian tương ứng với khoảng cách để đi đến được kính viễn vọng đang bay quanh Trái Đất này.
Do vậy, chỉ cần James Webb “nhìn” đủ xa, nó sẽ nhìn được các vật thể quá khứ trong trạng thái và vị trí mà chúng từng tồn tại hàng tỉ năm trước.
Các thiên hà xoắn ốc trong trường hợp này cũng vậy.
Theo SciTech Daily, các dữ liệu gần đây của James Webb cho thấy ở vùng không gian 2 tỉ năm hậu Big Bang, có tới 30% thiên hà là thiên hà xoắn ốc.
Điều này đẩy ngược thời điểm đầu tiên mà dạng thiên hà này bắt đầu hình thành được trong vũ trụ xưa hơn tới 4-5 tỉ năm so với suy nghĩ trước đây.
GS Yicheng Guo, đồng tác giả, cho biết những “cánh tay” xoắn ốc của các thiên hà là một đặc điểm cơ bản mà các nhà thiên văn học sử dụng để phân loại các thiên hà và hiểu cách chúng hình thành theo thời gian.
Mặc dù chúng ta vẫn còn nhiều câu hỏi về quá khứ của vũ trụ, nhưng việc phân tích dữ liệu này giúp chúng ta khám phá thêm các manh mối và hiểu sâu hơn về vật lý đã định hình nên bản chất của vũ trụ.
Phát hiện này góp phần thêm cho một loạt phát hiện gần đây – từ ngày có James Webb – rằng vũ trụ vài tỉ năm đầu tiên có thể đã phát hiện nhanh hơn chúng ta tưởng rất nhiều.
Và điều này không chỉ đòi hỏi nhân loại phải viết lại lịch sử vũ trụ, mà còn viết lại lịch sử của chính thế giới mà chúng ta trú ngụ.
Ngân Hà của chúng ta có thể có lịch sử lâu đời hơn, phức tạp hơn, hoang dã hơn chúng ta từng nghĩ.
Giới thiên văn học phát hiện ra hành tinh nhẹ như kẹo bông gòn
Hiện hành tinh đang giữ kỷ lục lớn nhất và nhẹ nhất từng được tìm thấy.
Các nhà thiên văn học vừa phát hiện ra một hành tinh kỳ lạ, có kích cỡ khổng lồ nhưng lại sở hữu độ đậm đặc của vật chất tương đương ... một chiếc kẹo bông.
Có tên gọi WASP-193b, thiên thể mới được phát hiện là hành tinh có mật độ vật chất thưa thứ nhì từng được giới thiên văn học tìm ra. Theo báo cáo khoa học đăng tải trên tạp chí Nature Astronomy, mật độ vật chất tại WASP-193b chỉ khoảng 0,059 gram vật chất/cm 3.
Con số nêu trên tương đương với 1/7 khối lượng Sao Mộc. Phải nói thêm, Sao Mộc có kích cỡ lớn hơn Trái Đất 50 lần, nhưng mật độ vật chất chỉ khoảng 1% Trái Đất.
" Hành tinh này nhẹ đến nỗi ta khó có thể so sánh nó với một khối vật chất", đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư Julien de Wit tới từ Viện Công nghệ Massachusetts cho hay. " Lý do so sánh được nó với kẹo bông gòn là vì cả hai đều được cấu thành chủ yếu từ không khí. Về cơ bản, hành tinh này nhẹ như bông".
Một hành tinh cấu thành từ khí heli theo mô tả của NASA - Ảnh: NASA.
WASP-193b nằm cách Trái Đất khoảng 1.181 năm ánh sáng, lần đầu tiên được phát hiện hồi năm 2023 bởi dự án Tìm kiếm Hành tinh Góc rộng (Wide Angle Search for Planets - WASP). Dự án tận dụng các đài thiên văn đặt ở cả hai bán cầu để có một cái nhìn bao quát hơn về Vũ trụ.
Dựa trên dữ liệu nghiên cứu, các nhà thiên văn học khẳng định WASP-193b quay quanh một ngôi sao có kích cỡ tương đương Mặt Trời, ở khoảng cách tương đương 7% quãng đường từ Trái Đất tới Mặt Trời. WASP-193b hoàn thành một vòng quay sau 6,2 ngày Trái Đất.
Bên cạnh đó, dữ liệu cho thấy khối lượng của WASP-193b tương đương 0,139 lần Sao Mộc, nhưng hành tinh lại lớn hơn Sao Mộc tới 1,5 lần; số liệu cho thấy WASP-193b "nhẹ tựa lông hồng". Còn so về mật độ vật chất, thì Sao Mộc có 1,33 gram/cm3, WASP-193b có 0,059 gram/cm3, còn Trái Đất có 5,51 gram vật chất trên mỗi centimet khối không gian.
Từ đo, có thể so sánh WASP-193b với một chiếc kẹo bông gòn hay một cái cốc xốp dùng một lần.
Hình minh họa hành tinh WASP-193b .
" WASP-193b là hành tinh có mật độ thấp thứ hai từng được phát hiện, xếp sau Kepler-51d vốn có kích cỡ nhỏ hơn nhiều", đồng tác giả nghiên cứu, ông Khalid Barkaoui cho hay. " Chúng tôi không thể tái hiện một hành tinh khí khổng lồ với mật độ vật chất thấp như vậy trong môi trường giả lập".
Các nhà nghiên cứu cho rằng WASP-193b được cấu thành từ hydro và heli tương tự một số hành tinh khí khổng lồ khác, tuy nhiên họ chưa rõ tại sao kích cỡ của WASP-193b lại lớn tới vậy.
" WASP-193b là một bí ẩn vũ trụ. Để giải được nó, ta cần thêm dữ liệu quan sát cũng như những phỏng đoán khác, ví dụ như đo đạc khí quyển của nó bằng kính viễn vọng James Webb [để xây dựng một học thuyết phù hợp", nhà nghiên cứu Barkaoui cho hay.
Phát hiện tiền thân của sự sống ở "tử địa" vũ trụ Giữa một vùng không gian chết chóc, tràn ngập ánh sáng cực tím và các dạng tia vũ trụ khắc nghiệt khác, các yếu tố tiền thân của sự sống xuất hiện. Kính viễn vọng không gian mạnh nhất thế giới James Webb vừa nắm bắt được tín hiệu của hàng loạt yếu tố tiền thân của sự sống ở nơi cách Trái...