Vật thể khủng khiếp đang sủi bọt trên bầu trời Trái Đất
R Doradus, một vật thể có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái Đất, đang tạo ra những bong bóng khí to gấp 75 lần Mặt Trời.
Theo Sci-News, vật thể khủng khiếp mà các nhà khoa học vừa có cái nhìn cận cảnh này có thể giúp chúng ta nhìn vào tương lai của chính Thái Dương hệ, khi Mặt Trời hóa thành một ngôi sao khổng lồ đỏ và nuốt chửng Trái Đất.
R Doradus (HD 29712) nằm cách chúng ta 178 năm ánh sáng, là một ngôi sao thuộc chòm sao Kiếm Ngư.
Đó là một ngôi sao biến quang, có cấp sao biểu kiến thường xuyên dao động và thường xuyên xuất hiện ở mức độ có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái Đất.
Ảnh chụp R Doradus qua các mốc thời gian khác nhau cho thấy nó có sự thay đổi – Ảnh: ALMA
Trong những hình ảnh được phóng to bởi hệ thống quan sát cực mạnh ALMA, R Doradus mới “hiện nguyên hình” là một con quái vật đang sôi sục.
Theo nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi GS Wouter Vlemmings từ Đại học Công nghệ Chalmers Thụy Điển), các quả bóng khí nóng mà R Doradus tạo ra khi sủi bọt có đường kính gấp 75 lần Mặt Trời.
Trong khi đó, đường kính toàn bộ ngôi sao hiện tại gấp 350 lần Mặt Trời.
Video đang HOT
Tuy vậy, nếu xét về khối lượng thì R Doradus chỉ ngang bằng Mặt Trời, cho thấy nó từng là một ngôi sao giống sao mẹ của chúng ta nhưng đã bị phồng lên khi biến thành sao khổng lồ.
Sao khổng lồ đỏ vốn là giai đoạn “hấp hối” của ngôi sao, khi nó sắp cạn năng lượng và trở nên siêu rực rỡ lần cuối cùng trước khi sụp đổ thành một sao lùn trắng bé nhỏ.
Vì cùng khối lượng nên có thể R Doradus chính là hình ảnh hoàn hảo để chúng ta hình dung về Mặt Trời 5 tỉ năm tới, là mốc thời gian nó được dự đoán sẽ cạn năng lượng.
Khi đó, Mặt Trời cũng sẽ phình to và nuốt chửng 3 hành tinh gần nhất là Sao Thủy, Sao Kim và Trái Đất.
Giải thích về các bong bóng khổng lồ được tạo nên bởi R Doradus đang sục sôi, GS Vlemmings cho biết năng lượng trong lõi sao – được tạo nên bởi phản ứng tổng hợp hạt nhân – có thể được truyền về phía bề mặt của ngôi sao dưới dạng các bong bóng khí lớn, nóng, sau đó chúng sẽ nguội đi và chìm xuống.
Chuyển động trộn lẫn này, được gọi là sự đối lưu, phân phối các nguyên tố nặng hình thành trong lõi, chẳng hạn carbon và nitơ, khắp ngôi sao.
Người ta cũng cho rằng quá trình này tạo ra những cơn gió sao mang các nguyên tố này ra ngoài vũ trụ, từ đó tạo nên các ngôi sao và hành tinh mới.
Lộ diện 6 "hành tinh từ hư không" nặng gấp hàng ngàn lần Trái Đất
Siêu kính viễn vọng James Webb đã chụp được 6 vật thể sơ sinh có thể đại diện cho trạng thái "lửng lơ" giữa hành tinh và ngôi sao.
Nhà vật lý thiên văn Adam Langeveld từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cùng các cộng sự đã phân tích dữ liệu mà James Webb thu thập từ cụm sao trẻ NGC 1333 trong chòm Anh Tiên và tìm thấy 6 "vật thể khối lượng hành tinh" kỳ lạ.
Đó là những thứ đang ra đời với trạng thái khó định nghĩa: Nửa giống các ngôi sao, nửa giống hành tinh.
Sáu vật thể khối lượng hành tinh kỳ lạ được hình thành trực tiếp từ khí bụi trong không gian giữa các vì sao - Minh họa AI: Anh Thư
Một số trong các vật thể khó xác định trạng thái rõ rệt ấy là sao hay hành tinh được giới thiên văn gọi là "sao lùn nâu".
Chúng có kích thước vượt quá giới hạn tối đa mà một hành tinh có thể có và cũng không quay quanh bất kỳ ngôi sao mẹ nào. Tuy vậy, chúng quá nhỏ so với các ngôi sao nên không thể duy trì sự tổng hợp hạt nhân trong lõi để có thể coi là một dạng sao.
Đôi khi, chúng được xem là những "ngôi sao thất bại". Cũng có thể coi chúng như những "siêu hành tinh".
Trong cuộc phân tích mới này, nhóm nghiên cứu đã xác định được 19 ngôi sao lùn nâu. Bên cạnh đó, còn có 6 vật thể được mô tả là "có khối lượng hành tinh, trôi nổi tự do".
Các phép đo cho thấy chúng có khối lượng gấp 5-15 lần Sao Mộc, tương đương gần 1.600-4.800 lần Trái Đất của chúng ta.
Chúng cũng nằm lẻ loi và sinh ra từ đám mây khí bụi giữa các vì sao, chứ không có sao mẹ, có thể ví như những "hành tinh từ hư không".
Trong đó, một số vật thể - bao gồm cái nhỏ nhất với kích thước gấp 5 lần Sao Mộc - vẫn còn đĩa khí bụi xung quanh.
Bởi lẽ, cũng như các vật thể khác trong cụm NGC 133, chúng chỉ mới 1-3 triệu năm tuổi.
Vật thể khối lượng hành tinh nhỏ nhất trong dữ liệu James Webb - Ảnh: NASA/ESA/CSA
Điều này cho thấy tất cả các vật thể này hãy còn trong giai đoạn "sơ sinh" và chưa chắc chắn chúng sẽ biến thành thứ gì trong tương lai.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng chúng là 6 trong số vật thể có khối lượng thấp nhất từng được phát hiện, đang trong quá trình phát triển thành sao lùn nâu hoặc sao thật sự, chứ không phải một hành tinh.
Trước đây, các sao lùn nâu được biết đến đa số nằm trong phạm vi từ khoảng 8 lần Sao Mộc trở lên.
Nhưng nếu các vật thể đó biến thành sao lùn nâu trong tương lai thì việc chúng có khối lượng như hành tinh khi ra đời cũng không hề vô lý, bởi sao lùn nâu cũng có một nửa bản chất hành tinh.
Một siêu Trái Đất mới đang thành hình trên bầu trời Một siêu Trái Đất "sơ sinh" quay quanh ngôi sao trẻ TW Hydrae đã tiết lộ nơi ẩn náu của nó trước "mắt thần" của đài quan sát ALMA. Theo Sky and Telescope, nhóm tác giả dẫn đầu bởi TS Tomohiro Yoshida từ Đài quan sát thiên văn quốc gia Nhật Bản đã xác định được một hành tinh mới có khối lượng...