Tìm thấy loài côn trùng quý hiếm bậc nhất thế giới, giá hơn 3 tỷ đồng/con
Khi đang vui chơi tại một công trình xây dựng, nhóm học sinh tiểu học đã tình cờ phát hiện ra một con côn trùng cực kỳ quý hiếm.
Cuối năm 2023, khi đang vui chơi tại một công trình xây dựng ở Cám Châu, Giang Tây, Trung Quốc, 4 học sinh tiểu học đã tình cờ phát hiện ra một con côn trùng cỡ lớn. Kích thước của nó tương đương với nắm đấ.m của một đứ.a tr.ẻ, điều mà rất hiếm khi được nhìn thấy.
Trước khi phát hiện ra con bọ khổng lồ, những học sinh này đã được học về các loại côn trùng và động vật quý hiếm. Vì vậy, các em đã nhanh chóng bắt con bọ đặt vào hộp và bàn giao cho lực lượng chức năng.
Nhờ hành động thông minh và kịp thời của mình, bốn em học sinh tiểu học đã góp phần cứu sống một sinh vật quý được bảo vệ ở cấp độ quốc gia (cấp độ 2) và đã nhận được lời khen ngợi từ cơ quan chức năng.
Hóa ra, đó là một con bọ cánh cứng tay dài, được xác định là loài Cheirotonus jansoni, hay còn gọi là Cua bay đen, thuộc Bộ cánh cứng Coleoptera. Đây là loài bọ cánh cứng rất đẹp, có giá trị nghiên cứu khoa học và thẩm mỹ cao.
Với kích thước ấn tượng lên tới 63mm chiều dài và 35mm chiều ngang, con bọ cánh cứng hiện lên với vẻ ngoài lấp lánh, hấp dẫn sự chú ý của những người yêu côn trùng trên khắp thế giới.
Con đực có thể dài trên 70mm, tấm lưng ngực trước có màu xanh cổ vịt óng ánh, cánh trên đen bóng, diềm cánh nâu vàng. Phần chân trước phát triển với đốt bàn chân dài. Con cái cũng giống con đực về phần màu sắc, tuy nhiên phần chân trước của con cái thường ngắn hơn.
Cẳng tay (bàn chân trước) của con đực có 2 mấu răng, mép giữa có nhiều mấu lồi phát triển; có 2 vạch màu vàng ở gốc cánh cứng, một số cá thể ở giao điểm của cánh cứng. Có các vạch màu vàng ở mép và mép bên, và một số cá thể ở Việt Nam có các vạch màu vàng phát triển.
Video đang HOT
Điều đáng nói là, loài bọ này từng được cho là đã tuyệt chủng từ năm 1982. Hiện nay trên thế giới chỉ còn số ít các cá thể được phát hiện tại Việt Nam và Myanmar.
Bọ cánh cứng tay dài Cheirotonus jansoni được liệt kê là loài nguy cấp (EN) trong Sách đỏ IUCN về các loài bị đ.e dọ.a.
Đặc biệt, tại Trung Quốc, loài côn trùng này có thể nói là rất hiếm, thậm chí còn hiếm hơn cả gấu trúc. Loài Cheirotonus jansoni có giá trị cao đến mức người ta sẵn lòng chi trả tới 1 triệu NDT (hơn 3,4 tỷ đồng) để sở hữu. Ở Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á, nhiều người còn nuôi chúng như thú cưng.
Trong những năm gần đây, quần thể bọ cánh cứng Cheirotonus jansoni đã phục hồi đáng kể và có nhiều báo cáo về sự xuất hiện của loài này ở nhiều nơi, chẳng hạn như Quý Châu.
Sự xuất hiện trở lại của loài côn trùng này không chỉ là một hiện tượng sinh học đặc biệt mà còn mở ra cơ hội cho việc bảo tồn và nghiên cứu về đa dạng sinh học.
Bên cạnh Cheirotonus jansoni, một loài bọ cánh cứng khác có giá đắt đỏ không kém là Stag Beetles (bọ cánh cứng sừng hươu).
Stag Beetles là một họ gồm khoảng 1.200 loài bọ cánh cứng thuộc họ Lucanidae, hiện được phân loại thành bốn phân họ.
Khác với các anh chị em cùng loại, Stag Beetle nổi bật với chiếc sừng lớn màu đỏ thẫm trên đầu. Khi trưởng thành, chúng có thể dài 5-7 cm.
Bọ cánh cứng đực thường có phần sừng lớn hơn con cái. Cái sừng lớn quá mức so với cơ thể này được các con đực sử dụng trong các màn biểu diễn tán tỉnh hoặc đấu với những con bọ cánh cứng khác để giành con cái.
Giá trị của loài bọ này đẩy lên cao chủ yếu là do sự kỳ lạ và quý hiếm của chúng. Chúng thường được thấy ở trong rừng hoặc trong hàng rào, vườn cây ăn quả truyền thống, đặc biệt là trong công viên và vườn nhiều gỗ chế.t.
Được biết, một nhà lai tạo người Nhật Bản đã bán con Stag Beetles của mình với giá 89.000 đô la (khoảng 2 tỷ đồng).
Theo Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Anh, loài Stag Beetles trưởng thành chủ yếu uống chất lỏng ngọt như nhựa cây và chất lỏng từ trái cây đang phâ.n hủ.y. Nhờ vào nguồn dự trữ năng lượng tích lũy được khi còn là ấu trùng mà chúng không cần ăn nhiều. Với bộ hàm sắc nhọn, chúng sẽ cạo bề mặt xơ để tìm mảnh vụn.
Gỗ nhiễm mục trắng là một trong những món ăn ưa thích của chúng vì Stag Beetles giúp phâ.n hủ.y gỗ. Các ấu trùng cũng tiêu hóa bất kỳ loại nấm và các sinh vật khác có trong gỗ.
Nhiều người có sở thích nuôi tag Beetles như một loại thú cưng, số khác lại dùng nó để chế thành các loại thuố.c.
Sinh vật quý hiếm có trong Sách đỏ, giá hàng chục triệu đồng
Loài sinh vật quý hiếm, phân bố tại các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Kon Tum, đó là bướm phượng đuôi kiếm răng tù, nhưng để tận mắt ngắm loài bướm này là điều rất khó khăn.
Trên thế giới, loài bướm này cũng được ghi nhận tại Ấn Độ, Trung Quốc, Nepal...
Khi trưởng thành, chúng có kích thước sải cánh từ 9-12cm
Chúng là loài lưỡng hình giới tính
Sinh vật này có màu sắc rất đẹp
Theo quan sát được ở Vườn quốc gia Bi Đúp - Núi Bà, chúng xuất hiện vào tháng 4 trên đỉnh núi ở độ cao khoảng 1.900m và từ 8h - 9h sáng đến 11h - 12h trưa
Loài sinh vật này liệt vào diện sắp bị đ.e dọ.a trong Sách đỏ IUCN
Trên thị trường thế giới, chúng có giá rất cao, người muốn mua phải trả vài trăm đến vài nghìn đô la Mỹ
Kỷ lục thế giới Guinness mà côn trùng có thể bay cao nhất là bao nhiêu? Độ cao này là lớn nhất của côn trùng mà con người ghi nhận được. Kỷ lục Guinness ấn tượng dành cho loài côn trùng bay cao nhất Theo ZME Science, nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng bướm mai rùa, một loài côn trùng di cư, có thể bay lên đến độ cao ấn tượng 5.791 mét, vượt qua đỉnh Zemu sông...