Vật liệu mới giúp các phi hành gia ở lại trên Mặt trăng và sao Hỏa lâu hơn
Nhằm mục đích kéo dài thời gian lưu trú cho các phi hành gia trên Mặt trăng hoặc sao Hoả, NASA vừa tiết lộ đang phát triển một loại vật liệu mới giúp cung cấp năng lượng cho các sứ mệnh đặc biệt.
Tiết lộ từ NASA cho biết, vật liệu mới được phát triển dựa trên một chất gọi là perovskite.
Loại vật liệu mới trong phòng thí nghiệm của NASA.
Vật liệu này (perovskite) là một khám phá tương đối mới và nó có nhiều lợi thế cho công nghệ năng lượng Mặt trời. Perovskite không chỉ là một chất dẫn điện đáng kinh ngạc mà nó còn có thể được vận chuyển vào không gian dưới dạng chất lỏng, không giống như các tấm silicon phải được chế tạo trên Trái đất và sau đó được đưa lên vũ trụ.
Chỉ với một lít dung dịch, các phi hành gia sẽ có đủ nguyên liệu để tạo ra 1 megawatt năng lượng Mặt trời, nhiều năng lượng hơn mức cần thiết để chạy Trạm vũ trụ quốc tế.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc lắp ráp pin Mặt trời trong không gian với vật liệu mới cũng sẽ đòi hỏi một công nghệ mới.
Thiết bị được biết sẽ hoạt động giống như một máy in phun giúp cho việc lắp ráp nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả. Nó đòi hỏi một vòi phun nhỏ để triển khai dung dịch perovskite dưới dạng một màng mỏng – mỏng hơn khoảng 250 lần so với tóc người – trên bề mặt hoạt động như cấu trúc cho bảng điều khiển.
Perovskite thực chất là một loại muối, nhược điểm lớn nhất của nó là không có khả năng xử lý độ ẩm, điều này gây khó khăn khi sử dụng trên Trái đất nhưng lý tưởng cho các nhiệm vụ trong không gian.
Hiện tại, mục tiêu của NASA là thiết lập sự hiện diện vĩnh viễn của con người trên cả Mặt trăng và sao Hỏa. Các điểm đến sau này cần thời gian lưu trú tối thiểu là hai năm.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Sputnik
Lý giải được tại sao trứng các loài chim có màu sắc khác nhau
Sau khi phân tích về trứng của hơn 634 loài chim từ khắp nơi trên trái đất, các nhà sinh học Mỹ và Úc nhận thấy thấy màu sắc của vỏ trứng chim tùy thuộc vào nhiệt độ trung bình, độ ẩm và độ sáng của ánh sáng mặt trời trong môi trường mà chúng sinh sống.
Đối với sự sống sót và phát triển của chim con, điều chỉnh nhiệt là rất quan trọng: Trứng phải ở trong điều kiện tối ưu nhất, không quá nóng và không quá lạnh - Ảnh: AP
Theo Nature, một phân tích về trứng của hơn 634 loài chim từ khắp nơi trên Trái đất cho thấy màu sắc vỏ của chúng tùy thuộc vào nhiệt độ trung bình, độ ẩm và độ sáng của ánh sáng mặt trời trong môi trường mà chúng sinh sống.
Màu sắc đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều nhiệt của các sinh vật sống. Ví dụ, theo giả thuyết được gọi là giả thuyết Bogert, môi trường sống của loài động vật càng lạnh, màu của cơ thể nó càng đậm. Nhà tự nhiên học Charles Bogert, người đưa ra giả định này vào giữa thế kỷ 20, cho rằng thực tế là màu tối hấp thụ ánh sáng mặt trời tốt hơn và do đó, sưởi ấm động vật tốt hơn, trong khi màu sáng, ngược lại, phản xạ tốt hơn và cho phép cơ thể không bị quá nóng.
Các nhà sinh học Mỹ và Úc cho rằng cũng có thể giải thích như vậy đối với màu sắc của trứng chim, được xác định bởi các sắc tố khác nhau và có thể thay đổi từ trắng như tuyết đến xanh lam và nâu. Đối với sự sống sót và phát triển của chim con, điều chỉnh nhiệt là rất quan trọng - trứng phải ở trong điều kiện tối ưu nhất, không quá nóng và không quá lạnh.
Để kiểm tra giả thuyết này, các chuyên gia đã thu thập trứng của 634 loài chim từ các bộ sưu tập trong các viện bảo tàng trên khắp thế giới. Các nhà khoa học đã so sánh màu sắc và độ sáng của trứng, cũng như điều kiện môi trường (đặc biệt là cường độ ánh sáng mặt trời và độ khô) ở những nơi mà đại diện của các loài được nghiên cứu.
Các phân tích cho thấy thực sự có mối liên hệ đó. Những con chim sống trong điều kiện lạnh hơn, đặc biệt là những con có tổ ở trong không gian mở, thường đẻ ra loại trứng màu tối hơn và nâu hơn.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng gặp những trường hợp bất ngờ: hóa ra ở khu vực nóng hơn và ẩm ướt hơn, trứng cũng có khi tối sẫm màu hơn. Các nhà khoa học tin rằng theo cách này, chim được bảo vệ khỏi bức xạ cực tím, vì vỏ màu trắng sáng sẽ khó tránh được bức xạ cực tím.
Màu sắc của trứng chim cũng liên quan đến các loại tổ. Các loài chim thường xây tổ trên mặt đất, trong các hốc hoặc trong các tổ hình chén trên cây. Trong trường hợp xây tổ trên đất, trứng cũng tối màu hơn. Trong nghiên cứu tiếp theo, các chuyên gia muốn giải đáp cho câu hỏi độ sáng của vỏ trứng chim trong các loại tổ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện môi trường bên ngoài như thế nào.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
12 hố sâu bậc nhất hành tinh, trong đó có hố sâu hơn 12.000 mét Xuyên suốt chiều dài lịch sử, con người đã khoan được những hố sâu đáng kinh ngạc. Hình minh họa (nguồn ảnh: Giphy). Bài viết này sẽ liện kê 12 hố sâu nhất hành tinh, vừa là hố sâu tự nhiên, vừa do con người tạo ra. 1/ Hố Xanh lớn Hố Xanh lớn nằm ngoài khơi bờ biển Belize là một điểm...