Vào mùa nắng nóng, khi bật điều hoà nhớ làm việc này đầu tiên
Vào mùa nắng nóng, trước khi bật điều hoà mọi người cần phải làm việc này đầu tiên để đảm bảo sức khoẻ và tiết kiệm điện.
Điều hoà hiện là đồ điện lạnh được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình. Thế nhưng, phần lớn mọi người chỉ bật điều hoà vào mùa hè nắng nóng, các mùa còn lại hầu như không mấy khi sử dụng.
Theo các chuyên gia điện máy, điều hòa nên được vệ sinh 2-3 tháng một lần. Song, rất nhiều người sau cả năm trời sử dụng cũng không hề mở thiết bị ra để kiểm tra lưới lọc. Sau một thời gian dài không sử dụng (mùa đông và mùa xuân), điều hoà bị tích những lớp bụi rất dày. Tuy nhiên, thấy thiết bị vẫn hoạt động ổn định, gió mát và làm lạnh nhanh người dùng vẫn không hề hay biết, do đó khi trời nắng nóng cứ thể bật điều hoà để làm mát sẽ cực kỳ nguy hiểm.
Bởi, khi bật điều hòa trở lại, theo vòng tuần hoàn, nấm mốc, vi khuẩn tích trong điều hoà lâu ngày sẽ được thổi ra theo luồng khí lạnh. Lúc đó, nếu hít vào cơ thể, người sử dụng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc các bệnh nghiêm trọng khác.
Vệ sinh lưới lọc và toàn bộ điều hoà là cần thiết để tránh gây bệnh về đường hô hấp cho người dùng, lại tiết kiệm điện
Đáng chú ý, ở phần màng lọc máy lạnh – bộ phận quan trọng thường được ví như “lá phổi xanh” vì có tác dụng thanh lọc không khí, bắt giữ các vi khuẩn, bụi bẩn, trả lại cho căn phòng của bạn một bầu không gian trong lành, sạch khuẩn. Tuy vậy, màng lọc bị bám rất nhiều bụi bẩn sau thời gian ngừng hoạt động, khiến khả năng lọc không khí của máy lạnh bị suy yếu đi rất nhiều.
Lúc này, màng lọc sẽ trở thành một ổ vi khuẩn chứa nhiều tác nhân gây dị ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt với người lớn tuổi và trẻ nhỏ.
Không chỉ vậy, việc quá nhiều bụi bẩn bám vào khiến cho máy điều hoà không thể đáp ứng được nhu cầu làm lạnh cho căn phòng ngay cả khi tiêu tốn nhiều điện năng để làm lạnh hết công suất. Kéo theo, hoá đơn tiền điện sẽ tăng chóng mặt.
Video đang HOT
Thế nên, các chuyên gia điện máy khuyến cáo, sau một thời gian dài không sử dụng, trước khi mở điều hoà trở lại, việc đầu tiên cần làm là vệ sinh điều hoà, đặc biệt là bộ phần lưới lọc ở dàn lạnh. Công việc này có thể gọi thợ hoặc tự làm.
Để vệ sinh lưới lọc không khí, trước hết cần tháo rời ra khỏi dàn lạnh rồi đem đi phun nước rửa sạch; sau đó, làm khô lưới lọc trước khi lắp lại. Cần lưu ý, lưới lọc dễ bám bụi nên trong quá trình sử dụng cần vệ sinh định kỳ khoảng 15 ngày/lần.
Sau một thời gian dài không sử dụng, nếu cứ bật điều hòa trở lại mà không vệ sinh có thể gây ảnh hưởng tới sức khoẻ
Tương tự, nếu có đủ đồ nghệ, người sử dụng cũng có thể tự vệ sinh toàn bộ máy điều hoà. Khi làm, cần ngắt nguồn điện để đảo bảo an toàn, tránh sự cố chập điện, hở điện,… Sau đó, tiến hành kiểm tra tình trạng bên ngoài của máy điều hòa, kiểm tra cẩn thận dàn nóng và dàn lạnh xem có gì bất thường không. Ngoài ra, cần kiểm tra kỹ các điểm nối điện xem chúng có đạt yêu cầu về độ an toàn không, nếu cảm thấy không an toàn thì hãy siết chặt lại ngay sau khi kiểm tra xong hết các bộ phận khác.
Vấn đề quan trọng nhất là vệ sinh dàn lạnh. Theo đó, phải vệ sinh bằng cách dùng bơm áp lực phun nước trực tiếp vào dàn lạnh, phun từ từ lên dàn và quạt dàn lạnh đến khi thấy hết bẩn. Có thể dùng các loại tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch bụi bẩn và khử mùi hôi. Sau đó, bạn làm khô dàn lạnh rồi lắp lại đúng vị trí.
Với dàn nóng, bạn cũng dùng vòi bơm tăng áp xịt nước để làm sạch. Song, trước khi xịt nước có thể dùng một chiếc tuốc-nơ-vít dài để cố định cánh quạt dàn nóng để xịt rửa dễ dàng hơn. Ngoài ra, có thể xịt nước vào mặt trước dàn nóng nhưng không xịt nước vào phần mô tơ quạt cục nóng.
Vệ sinh xong, cần chạy thử điều hòa rồi quan sát xem máy có tiếng kêu của động cơ, tiếng va đập, có mùi hôi không,… Nếu máy chạy êm, làm mát nhanh, không có dấu hiệu bị chảy nước là bạn đã vệ sinh thành công mà không tốn tiền gọi thợ; đồng thời, giúp điều hòa hoạt động ổn định, tiết kiệm điện hơn.
Khi vệ sinh máy điều hòa tại nhà cần lưu ý: tránh sử dụng lực phun nước mạnh ở gần vị trí có bảng mạch (vị trí của nó nằm ở phía trên máy nén) vì có thể ảnh hưởng đến bo mạch; tuyệt đối không được để phần Outdoor tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời hay dầm mưa. Đối với máy xài van, không thể kín tuyệt đối nên cho phép xì ở mức giới hạn và khi kiểm tra cần chú ý tình trạng đường ống và van có bị rò rỉ không để hạn chế tình trạng quá nhiệt, gây hỏng dây.
Điều hòa có thể "ngốn" 2/3 tổng điện tiêu thụ mỗi tháng trong mùa nóng
Điều hòa nhiệt độ hay máy lạnh là thiết bị làm mát hiệu quả, nhưng cũng "ngốn" điện khủng khiếp nếu như không được kiểm soát triệt để.
Nhu cầu sử dụng máy lạnh, điều hòa bắt đầu tăng khi miền Bắc chuyển sang nắng nóng diện rộng, với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 37 độ C. Điều này khiến lượng điện tiêu thụ của các hộ gia đình tăng vọt.
Máy điều hòa tiêu tốn từ 28% - 64% tổng lượng điện tiêu thụ
Trung bình một mẫu điều hòa Inverter công suất 12.000 BTU có dán nhãn năng lượng 5 sao, công suất điện định mức khoảng 1kW, khi hoạt động 8 tiếng một ngày, sẽ tiêu thụ lượng điện trung bình khoảng 200 kWh/ tháng.
Như vậy nếu chiếu theo giá điện hiện hành, một chiếc điều hòa nếu chạy đủ 8 tiếng mỗi ngày sẽ tiêu tốn của gia đình bạn khoảng 500.000 đồng tiền hóa đơn điện. Nếu gia đình có 2-3 chiếc điều hòa, mức tiêu thụ điện sẽ tăng theo cấp số nhân.
Cần lưu ý rằng mức tiêu thụ điện của điều hòa cũng chịu ảnh hưởng bởi chênh lệch với nền nhiệt ngoài trời.
Theo thống kê, nếu nhiệt độ ngoài trời tăng 1 độ C thì lượng điện tiêu thụ của điều hòa tăng khoảng 2-3%. Nếu nhiệt độ điều hòa trong phòng được chỉnh thấp xuống 1 độ, mức tiêu thụ điện sẽ tăng thêm 1,5-3%. Do đó, cần hạn chế thói quen "trời càng nóng, bật điều hòa càng thấp" do sẽ tiêu tốn rất nhiều điện năng.
Làm thế nào tiết kiệm điện mà vẫn đảm bảo sinh hoạt?
Cùng là sử dụng điều hòa, nhưng nếu căn chỉnh và sử dụng hợp lý thì hóa đơn điện của bạn sau mỗi tháng mùa nóng sẽ được giảm tải đáng kể.
Theo đó, nên tránh bật điều hòa khi không có người trong phòng, hoặc ít có nhu cầu sử dụng. Cũng cần chỉnh mức nhiệt vừa đủ, không quá thấp để vừa tiết kiệm, lại tránh nguy cơ bị "sốc nhiệt" khi bước từ phòng điều hòa ra môi trường ngoài.
Chênh lệch giữa nhiệt độ phòng và nhiệt độ ngoài trời không nên vượt quá từ 7-10 độ C. Tức là đối với những ngày nắng nóng 37 độ C, thì chúng ta cũng nên bật điều hòa tối thiểu ở 27 độ C, chứ không nên giảm xuống quá thấp.
Bên cạnh đó, nên sử dụng kết hợp điều hòa và quạt trần, quạt cây để đảo gió và tản nhiệt đi khắp phòng vừa có lợi cho sức khỏe, vừa tiết kiệm điện.
Thường xuyên kiểm tra định kỳ màng lọc bụi trên điều hòa để thiết bị hoạt động hiệu quả, bớt lãng phí điện.
Khi mới bật điều hòa, để mát nhanh, bạn có thể sử dụng chức năng bật nút Turbo, hoặc Power Full... trên tùy dòng điều hòa. Ở chế độ này, điều hòa sẽ cho độ lạnh cũng như tốc độ quạt cao nhất trong khoảng 5-10 phút, giúp căn phòng được làm lạnh nhanh.
Vào ban đêm, bạn có thể cân nhắc sử dụng chức năng "Sleep Mode" để duy trì mức nhiệt vừa đủ, và tăng dần nhiệt độ theo thời gian nhằm tiết kiệm điện. Ở chế độ này, trung bình sau khoảng 1- 2 giờ, nhiệt độ cài đặt sẽ tăng thêm 1 độ C cho tới khi đạt 28-29 độ C.
Việc vệ sinh điều hòa cũng cần được đặc biệt lưu ý. Theo đó, bạn nên kiểm tra định kỳ màng lọc bụi trên điều hòa sau khoảng 3 tháng sử dụng. Trong môi trường có nhiều bụi bẩn thời gian nên là 1- 2 tháng/lần.
Cách tính công suất điều hòa người dùng cần phải biết trước khi mua Cả nước đang bắt đầu bước vào thời gian cao điểm nắng nóng với nền nhiệt tăng cao. Đây cũng là thời điểm máy lạnh (điều hòa nhiệt độ) được tìm mua nhiều nhất trên thị trường điện máy. Tại sao phải lắp điều hòa đúng công suất? Tính công suất phù hợp với diện tích phòng để tiết kiệm chi phí phục...