Vào lớp học có ít học sinh nhất nước

Theo dõi VGT trên

Bản Nậm Khao (huyện Mường Tè, Lai Châu) có 1 lớp 2 chỉ có 2 em, lớp 3 và lớp 1 mỗi lớp có 6 em, lớp 4 có 9 em và lớp 5 đông nhất với sĩ số 22 do các em đã lớn.

Xã Nậm Khao (huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) có vẻn vẹn 4 bản: 2 bản người Cống, 2 bản người La Hủ, chia đều hai bên bờ sông Đà. Đường núi đi lại khó khăn nên ở bản nào cũng có điểm trường tiểu học. Ngày ngày các thầy cô trường tiểu học Nậm Khao lặn lội vượt sông mang chữ tới dạy các em.

Lớp ít học sinh nhất nước

Cống và La Hủ là hai dân tộc có số dân thuộc diện ít nhất ở nước ta. Dân tộc Cống hiện chỉ có hơn 2.000 người, cư trú ở tỉnh Điện Biên và huyện Mường Tè (tỉnh Lai Châu). Dân tộc La Hủ có gần 10.000 người và gần 100% cư trú tại huyện Mường Tè. Người dân thuộc hai dân tộc này thường sống ở những nơi xa xôi, cách biệt. Một trong số đó là xã Nậm Khao. Từ thị trấn Mường Tè vượt qua hơn 20 km với những đoạn đường thường xuyên sạt lở, vượt qua sông Đà và 1 km đường mòn chỉ có thể đi bộ, mới tới bản Nậm Khao – trung tâm xã. Bên này sông có 1 bản người Cống, 1 bản người La Hủ, bên kia sông cũng vậy.

Vào lớp học có ít học sinh nhất nước - Hình 1

Thầy Vinh, hiệu phó, còn rất trẻ (mới 27 tuổ.i), của trường phổ thông cơ sở Nậm Khao, cho biết năm học 2011-2012 này, khối tiểu học của trường phổ thông cơ sở Nậm Khao có 15 lớp thì 11 lớp là điểm bản. Cứ các em đến tuổ.i đi học là thầy cô phải tới nhà vận động để các em được tới trường. Bản có bao nhiêu em thì dạy chừng đó nên ở đây, có những lớp học có số học sinh thuộc diện ít nhất nước. Như tại bản Nậm Khao có 1 lớp 2 chỉ có 2 em, lớp 3 và lớp 1 mỗi lớp có 6 em, lớp 4 có 9 em và lớp 5 đông nhất với sĩ số 22 do các em đã lớn, có thể từ các bản xa về trung tâm học.

Tất cả học sinh các lớp ở bản trung tâm, đông nhất cũng chỉ bằng một lớp ở miền xuôi. Nhưng các thầy cô đứng lớp rất gian nan, vất vả. Theo quy định của Bộ GD&ĐT, dưới 6 học sinh chưa thể thành lập một lớp nên ở Nậm Khao, thường xuyên có lớp ghép, như năm nay, lớp 2 được ghép với lớp 3. Theo thầy Đinh Hồng Lai, người có thâm niên dạy học nhất trường ở Mường Tè thì vất vả nhất là dạy lớp 1 và lớp ghép. Giáo viên lớp ghép phải soạn hai giáo án, dạy hai trình độ trong cùng một buổi. Mỗi lớp ngồi một bên, theo dõi bài trên nửa bảng nhưng các em thường xuyên cố tình nhìn nhầm sang phần bảng của lớp bên. Lớp quá ít học sinh nên các em ngồi học cũng buồn, không nhiều hứng thú. Thầy cô muốn cho chơi trò chơi cũng khó.

Dạy lớp 1 thì sáng sớm thầy cô phải đến từng nhà gọi các em đi học. Có những em trốn trong nhà, thầy cô phải vào tận nơi, mua kẹo cho ăn dỗ dành đến lớp. Trước khi chính thức vào lớp 1, các em được học ba tuần tiếng phổ thông vì đa phần học sinh dân tộc thiểu số chỉ thông thạo tiếng mẹ đẻ. Trong ba tuần này, các thầy cô phải “đán.h vật” với hai ngôn ngữ để giúp các em có thêm vốn từ, cách sử dụng câu và bớt rụt rè, nhút nhát. Năm học này, thầy Lai phụ trách lớp 1 ở bản Nậm Khao với 6 học sinh gồm 5 em người Cống và một em người Kinh (chính là con gái thầy).

Video đang HOT

Học sinh vùng sâu, vùng xa như thế này có nhiều thứ như các loại hoa quả, con vật, đồ gia dụng còn chưa được nhìn thấy bao giờ (dù chỉ là qua tranh ảnh), nên dĩ nhiên các em chẳng biết tên gọi, nghe tên gọi cũng không biết hình dung. Thầy Lai phải sưu tầm tranh ảnh cho các em thấy, miêu tả cho các em hình dung cụ thể. Đây là quả lê, quả lê có chữ l, quả lê là quả ăn được, vị ngọt và mát… Với những thứ các em đã biết, thầy lại phải tìm hiểu xem trong tiếng Cống thì từ này là từ gì, để dạy các em cho dễ. Vất vả là thế nhưng các thầy cô không được hỗ trợ thêm gì cho 3 tuần học này.

Thầy Lai cho biết 3 tuần học rất bổ ích nhưng chưa đủ để học sinh ở Nậm Khao thông thạo tiếng phổ thông. Trong suốt năm học, ở những lớp này cần có thêm nhân viên hỗ trợ giáo viên là người địa phương, thông thạo cả hai thứ tiếng là tiếng dân tộc và tiếng phổ thông. Hình thức hỗ trợ này rất hiệu quả, giúp tăng cường tiếng Việt cho học sinh mà giáo viên không quá vất vả.

Gian nan đường tới lớp

Ông Lò Văn Hùng hiện là Bí thư Đảng ủy xã Nậm Khao, từng là giáo viên cắm chốt ở đây 17 năm (từ năm 1986 tới năm 2003), kể rằng hồi ông mới đi dạy ở Nậm Khao, tất cả đường từ thị trấn vào lẫn đường tới các bản đều chỉ có thể đi bộ. Giáo viên tới trường dạy chỉ lo ngay ngáy gặp hổ dọc đường. Bây giờ hổ không còn, nếu có thì hổ còn sợ gặp người hơn là người sợ gặp hổ. Song mới chỉ có đường đi từ thị trấn Mường Tè vào tới bản trung tâm Nậm Khao là đi được xe máy.

Vào lớp học có ít học sinh nhất nước - Hình 2

Thầy và trò thường phải vượt dòng lũ dữ sông Đà để đến trường

Từ bản Nậm Khao đi 3 bản còn lại là Nậm Phìn, Huổi Tát, Nậm Pục đều là đường mòn, đoạn đi được xe máy, đoạn chỉ đi bộ. Xa nhất là bản Nậm Phìn, cách trung tâm xã 21 km. Đến được Nậm Phìn mất 3 tiếng đồng hồ với tiếng rưỡi đi xe máy và tiếng rưỡi đi bộ nữa.

Ở Nậm Khao chưa có cầu bắc qua sông Đà, hay chính xác hơn là có một cây cầu xây đã 5 năm vẫn chưa xong. Phương tiện vận chuyển hiện đại nhất là phà nhưng vào những tháng mùa mưa như thế này, phà thường xuyên không hoạt động vì bị trôi mất chỗ neo giữ. Người dân chuyển sang đi đò. Những con đò ở Nậm Khao có lẽ thuộc loại mất an toàn nhất vì đóng thô sơ nên thường rỉ nước vào trong. Trước khi xuống đò, người lái đò cật lực tát nước nhưng khi đò đi ngang sông, nước cứ thế ngấm vào. Tôi ngồi trên chiếc thuyền chòng chành, người lái chống bên nọ thì mạn bên kia ngấp nghé mặt nước sông mà rùng mình nhớ đến thông tin vài hôm trước mới có vụ đắm đò ở xã Mường Mô. Cũng con đò thô sơ, không áo phao cứu hộ. Cũng mặt nước sông Đà cuộn sóng đỏ phù sa.

Lên được bờ rồi mới thở phào nhẹ nhõm. Thầy Lai cười bảo có đò đi là còn may chán đấy. Trước anh dạy ở điểm trường bên kia sông, nhiều hôm chẳng gọi được đò, đành đán.h liều nhảy xuống bơi qua. Các thầy cô ở điểm trường xa được ưu tiên mỗi tháng về họp một lần, gần hơn thì hai tuần một lần, gần nữa thì đi về trong ngày. Nhưng được đi về trong ngày cũng chưa chắc đã vui vì tiề.n đi đò mất 20 nghìn một lượt, một tháng đi khoảng 80 lượt là mất một khoản lớn so với đồng lương giáo viên. Nếu có phà chạy thì người đi không mất tiề.n, chỉ đi xe máy là mất tiề.n xe. Nhưng chưa có xe máy lên phà thì phà chưa chạy, thầy cô ngồi đợi được chuyến phà thì trễ giờ lên lớp, bất tiện trăm đường.

Vào lớp học có ít học sinh nhất nước - Hình 3

Ở Nậm Khao cũng chưa có điện, dù đường dây được kéo qua đã 7 năm nay, với đầy đủ cả công tơ. Người dân làm thủy điện nhỏ để dùng. Cứ khi nào nước chảy mạnh thì bóng điện sáng, quạt quay nhanh, nước chảy yếu thì điện tối lù mù, tivi méo hình méo tiếng. Trường phổ thông cơ sở Nậm Khao chưa có tiề.n làm thủy điện, các thầy cô xin câu nhờ của người dân để thỉnh thoảng bật quạt khi nóng quá. Còn ở lớp học thì hoàn toàn không có điện. Khí hậu Tây Bắc khắc nghiệt, ban đêm lạnh phải đắp chăn nhưng ban ngày lại nắng gay nắng gắt. Thầy với trò nhễ nhại mồ hôi dạy, học trong lớp học tuềnh toàng, lợp mái tôn.

Trường có 34 giáo viên thì 27 người từ các tỉnh khác lên: Thanh Hóa, Hòa Bình, Phú Thọ, Hải Dương… Cô Lương nhớ lại ngày đầu mới lên, vừa qua sông, đi bộ tới trường, nhìn trường lớp mà khóc ròng đòi về lại dưới xuôi. Vậy mà đã ba năm Lương ở lại và còn sẽ ở lại lâu dài vì cô mới lập gia đình cùng thầy Hiệp. Thầy Vinh vào Nậm Khao cũng đã ba năm, từ một nơi còn xa xôi hơn nữa. Thầy Lai gắn bó với Mường Tè 11 năm, đã chuyển gia đình từ Hòa Bình lên đây sinh sống… Các thầy cô cười nhẹ tênh bảo mình có bám trụ được ở đây mới mong cái chữ ở lại, bén rễ, vươn cành trong bà con dân bản.

Theo VTC

Hoa mắt với chương trình tiếng Anh tiểu học

Nhìn vào hàng loạt chương trình tiếng Anh tiểu học khác nhau, nhiều phụ huynh băn khoăn không biết chọn chương trình nào phù hợp với con mình.

Đầu năm học 2011-2012, phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1 tại Trường tiểu học Kỳ Đồng (Q.3, TP.HCM) lo lắng khi trường thông báo đến bốn chương trình tiếng Anh: tự chọn, tăng cường, Cambridge, DynEd. Mỗi chương trình đều phân định rõ ràng về số tiết dạy, giáo viên đứng lớp, học phí, sĩ số...

Hoa mắt với chương trình tiếng Anh tiểu học - Hình 1

Tại Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1, TP.HCM), chương trình tiếng Anh Cambrige được nhiều phụ huynh đăng ký cho con theo học

Hàng loạt chương trình

Trường tiểu học Đuốc Sống (Q.1) hiện đang tổ chức giảng dạy 18 lớp tiếng Anh tăng cường cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, học giáo trình Family and Friends (American English) của Nhà xuất bản Oxford, thời lượng tám tiết/tuần và chương trình tiếng Anh tự chọn, thời lượng hai tiết/tuần.

Không chỉ những trường này, tại TP.HCM rất nhiều trường tiểu học tổ chức giảng dạy chương trình tiếng Anh tự chọn và tiếng Anh tăng cường. Bắt đầu từ tháng 3-2010, Sở GD-ĐT TP.HCM đưa thêm chương trình tiếng Anh Cambridge tổ chức dạy thí điểm tại năm trường tiểu học.

Thêm vào đó, theo đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020, sở triển khai thí điểm chương trình tiếng Anh từ lớp 3 tại chín trường khác. Ngoài ra, theo hướng dẫn mới nhất của Sở GD-ĐT về tổ chức giảng dạy tiếng Anh, trong năm học 2011-2012, các trường nếu muốn vẫn có thể tổ chức thêm các chương trình hỗ trợ tiếng Anh khác như: Phonics, Learning Box-UK, DynEd, E-Study...

Phụ huynh hoang mang

Ngoài ra, sự phân biệt còn thể hiện rõ khi các trường đán.h giá năng lực của học sinh để khuyên phụ huynh nên đăng ký chương trình tiếng Anh phù hợp.

Theo Dân Trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nam thanh niên t.ử von.g khi livestream vụ sạt lở ở Hà Giang: Hiền lành, tích cực giúp đỡ hàng xóm
12:20:23 01/10/2024
"Chị đại hột xoàn" Lý Nhã Kỳ sốc khi Negav dát cả cây đồ hiệu dự sự kiện
12:56:31 01/10/2024
Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy
12:26:36 01/10/2024
Phát hiện nam rapper mang tiếng "phông bạt" nhất Việt Nam đi "quẩy" sau khi có phát ngôn bỏ học gây tranh cãi khắp MXH
13:09:49 01/10/2024
Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt
12:19:07 01/10/2024
Nam chính phim Việt giờ vàng bất hiếu, vô ơn
14:03:20 01/10/2024
Hà Anh Tuấn hát trước 2.600 khán giả tại Úc, dành tặng 500 triệu đồng giúp tr.ẻ e.m khỏi nạn mua bá.n ngườ.i
13:17:53 01/10/2024
Lọ Lem xứng danh đệ nhất "bạch nguyệt quang", Nàng Mơ bất ngờ bị gọi tên
12:22:45 01/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bà Trương Mỹ Lan nói về 2 chiếc Hermes 'bạch tạng': Có tiề.n cũng không mua được, cái tên Trương Mỹ Lan - Chu Lập Cơ nếu không đủ uy tín trên thế giới thì không mua nổi

Netizen

16:47:16 01/10/2024
Tại Việt Nam, dòng túi này đã làm dậy sóng mạng xã hội khi được mệnh danh là rất hiếm song không ít người nổi tiếng Việt thi nhau kheo đang sở hữu dòng túi này.

NPH thực hiện một động thái, game thủ bất ngờ ngồi trên "đống tiề.n", kiếm lời hàng chục triệu

Mọt game

16:46:00 01/10/2024
Chỉ một động thái nhỏ từ phía NPH nhưng tác động hoàn toàn có thể trở nên cực kỳ to lớn đối với tất cả game thủ. Điều này đã được Ubisoft chứng minh qua động thái mới nhất với một tựa game đã quá quen mặt với người chơi.

Phát hiện mới về vai trò của nữ giới trong nền văn hóa Moche cổ đại

Thế giới

16:44:08 01/10/2024
Nhà khảo cổ Jose Ochatoma phấn khích cho biết: Điều thú vị nhất là các vết mài mòn. Không có bề mặt nào ở khu vực này là trống trơn. Mọi thứ đều được vẽ và trang trí tỉ mỉ bằng những cảnh tượng và nhân vật thần thoại .

Chàng thượng úy trẻ tiết lộ chuyện tình lãng mạn với vợ xinh đẹp

Tv show

16:40:16 01/10/2024
Chương trình Vợ chồng son phiên bản quân đội thu hút sự chú ý của khán giả với câu chuyện đáng yêu của thượng úy Đỗ Huy Đức và cô vợ xinh đẹp.

Rapper Diddy nỗ lực xin bảo lãnh tại ngoại lần thứ 3

Sao âu mỹ

16:35:24 01/10/2024
Diddy bổ sung thêm hai luật sư nổi tiếng vào đội ngũ pháp lý cá nhân và đệ đơn kháng cáo trong nỗ lực lần thứ 3 xin được tại ngoại trong khi chờ xét xử.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 4 món dân dã nhưng ăn hết sạch

Ẩm thực

16:15:16 01/10/2024
Thực đơn bữa tối với 4 món dân dã nhưng ăn hết sạch. Món ăn nào cũng ngon, dễ làm lại gần gũi ai cũng có thể thực hiện được.

Negav xin lỗi giữa liên hoàn phốt căng

Sao việt

15:57:51 01/10/2024
Nam rapper cho biết được người thân, đồng nghiệp, bạn bè... gọi điện để hỏi thăm trong mấy ngày qua. Negav gửi lời xin lỗi vì đã làm những người yêu thương anh bị thất vọng.

Vụ nhiều học sinh nhập viện nghi ngộ độc ở Hà Nội: Sức khỏe các em ra sao?

Tin nổi bật

14:11:26 01/10/2024
Trong đó, có 9 trường hợp nhẹ đã được chuyển xuống Khoa Truyền nhiễm, 3 trường hợp nặng hơn được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực.

Khán giả Việt đang bỏ lỡ một tuyệt phẩm lãng mạn gây sốt toàn cầu: Nữ chính là mỹ nhân đẹp bậc nhất thế giới

Phim âu mỹ

14:07:13 01/10/2024
Với các khán giả yêu thích dòng phim lãng mạn, Nơi tình yêu kết thúc (tựa Anh: It ends with us ) là một sự lựa chọn rất đáng xem