Vào “guồng” tổ chức dạy học theo chương trình mới
Sau một học kỳ triển khai Chương trình, SGK giáo dục phổ thông 2018, việc chỉ đạo, tổ chức dạy học theo chương trình mới ở lớp 1 đã vào “guồng”.
Học sinh lớp 1 hào hứng với Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Làn gió mới trong hoạt động dạy học
Là GV trực tiếp giảng dạy lớp 1, cô Nguyễn Thị Hoa ( Trường Tiểu học Kim Ngọc, Vĩnh Phúc) cảm nhận sâu sắc sự chuyển biến tích cực, rõ rệt và từ nhiều phía chỉ sau một học kỳ triển khai Chương trình, SGK mới.
“Chương trình 2018 đã thổi làn gió mới vào hoạt động dạy – học trong nhà trường”. Đưa nhận định này, cô Hoa chia sẻ: Một trong những lý do quan trọng là được “cởi trói” với quyền chủ động chuyên môn, giúp GV vận dụng sáng tạo phương pháp dạy học mới và kinh nghiệm giảng dạy, sáng kiến dạy học để giờ học sinh động, hiệu quả, lôi cuốn HS.
“HS bước đầu bỡ ngỡ vì từ bậc mầm non sang môi trường mới, nhưng các em bắt kịp rất nhanh. Sau một học kỳ, ngoài đạt yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, các em bước đầu xây dựng, phát huy được các năng lực, phẩm chất, đặc biệt là năng lực tự chủ và tự học, biết giải quyết vấn đề sáng tạo, biết yêu thương nhiều hơn. Giờ học nhẹ nhàng, vui vẻ, các hoạt động trải nghiệm ngay trong bài học.
Chỉ cần mở SGK với kênh hình hấp dẫn, hay hoạt động khởi động giờ học, tôi đã cảm nhận được sự hứng thú của học trò. Phụ huynh cũng không bị áp lực bởi việc học của con, phối hợp hiệu quả với GV, nhà trường; tham gia tích cực vào quá trình nhận xét, đánh giá HS theo đúng yêu cầu. Từ đó, ngày càng ủng hộ, tin tưởng nhà trường và hiệu quả của chương trình mới mang lại cho con em mình” – cô Nguyễn Thị Hoa chia sẻ.
Tại Trường Tiểu học Thụy Sơn (Thái Thụy, Thái Bình), những chuyển biến cũng thấy rõ trong hoạt động dạy học. Thông tin từ thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Chanh, thay đổi quan trọng nhất là tư duy, cách nhìn nhận trong việc thực hiện hoạt động giáo dục. Cách thức quản lý, chỉ đạo chuyên môn thay đổi với việc giao quyền tự chủ kiến thức bài học cho GV; tổ chức tốt sinh hoạt chuyên môn, tập huấn bồi dưỡng GV và đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học cần thiết trong việc thực hiện giảng dạy chương trình mới.
Video đang HOT
“GV Trường Tiểu học Thụy Sơn đã sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; sử dụng tốt công nghệ thông tin, học liệu điện tử trong giảng dạy. Các bài giảng luôn sát thực tế, tạo nhiều cơ hội để HS chủ động làm việc và học tập. Học sinh được học trên sách học liệu điện tử, SGK in đẹp nhiều hình ảnh sinh động… Sự mới mẻ đó khiến các em phấn khởi, hứng thú, chủ động tiếp cận bài học và nắm kiến thức một cách thoải mái, nhớ lâu và kĩ hơn. Các em cũng mạnh dạn, giao tiếp, thể hiện và khẳng định mình tốt hơn; mối quan hệ thầy trò trở nên gần gũi” – thầy Nguyễn Văn Chanh cho hay.
Lớp 2, lớp 6: Không vận dụng cứng nhắc “kinh nghiệm” từ lớp 1
Tại Đồng Tháp, việc chỉ đạo, tổ chức dạy học Chương trình GDPT 2018 ở lớp 1 đã vào “guồng”. Chia sẻ của ông Bùi Quý Khiêm, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Đồng Tháp, việc triển khai song song 2 chương trình (hiện hành và chương trình mới) ở tiểu học được thực hiện đồng bộ; chuyển dần từ quản lý, chỉ đạo theo SGK sang quản lý, chỉ đạo theo chương trình.
Học sinh tiếp thu, sử dụng kiến thức, kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình. Với khối lớp chưa thay sách, công tác quản lý, chỉ đạo tiếp cận với quan điểm mới của Chương trình GDPT 2018. Việc vừa triển khai thực hiện dạy học, vừa tiếp tục tập huấn bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý (kể cả nhà giáo các khối lớp từ 2 – 5) bằng tài khoản trực tuyến không gây áp lực đối với đội ngũ và cơ quan quản lý (sở, phòng GD&ĐT).
Năm học 2021 – 2022, Chương trình GDPT mới áp dụng ở lớp 2 và 6. Với lớp 2, do có kinh nghiệm từ việc triển khai ở lớp 1 nên công việc chuẩn bị từ cơ quan quản lý giáo dục (sở, phòng GD&ĐT) đến các cơ sở giáo dục tại Đồng Tháp thuận lợi hơn. Ở các cơ sở giáo dục THCS, tuy năm học tới mới triển khai nhưng do làm tốt công tác truyền thông và chuẩn bị ngay từ khi Chương trình GDPT 2018 được ban hành, nên khó khăn tuy có nhưng có thể khắc phục được.
Để triển khai hiệu quả chương trình mới với lớp 2, lớp 6 tới đây, ông Bùi Quý Khiêm cho biết: Sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng GD&ĐT, các cơ sở GDPT tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức công tác truyền thông để tạo đồng thuận cao trong ngành và xã hội. Đồng thời, nghiêm túc đánh giá những việc làm được cùng hạn chế, tồn tại trong triển khai ở lớp 1 để rút kinh nghiệm trong triển khai ở lớp 2 và lớp 6.
Triển khai đổi mới chương trình, SGK ở lớp 2, lớp 6 đúng hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Tuyệt đối không vận dụng cứng nhắc “kinh nghiệm” thực hiện ở lớp 1 và không “sáng tạo” sai quy định trong triển khai. Với cơ sở giáo dục THPT, sẽ “tăng tốc” thực hiện các công việc cần thiết, điều kiện về con người, cơ sở vật chất… để chuẩn bị triển khai chương trình mới ở lớp 10.
Để chuẩn bị triển khai chương trình mới với lớp 2, Trường Tiểu học Thụy Sơn đã chủ động lựa chọn, lên kế hoạch bồi dưỡng GV; tổ chức cho GV đi dự giờ lớp 1. Cùng với đó, tổ chức chuyên đề ở các khối lớp với những môn học dạy học theo hướng phát triển năng lực phẩm chất của HS. Tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên học tập bồi dưỡng các mô-đun của Chương trình GDPT 2018 hiệu quả, chất lượng.
Nhà trường thường xuyên tập huấn trao đổi với GV các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh, sở và phòng GD&ĐT về thực hiện Chương trình GDPT 2018 và thay SGK các năm tiếp theo. Chúng tôi cũng nỗ lực chuẩn bị tốt nhất điều kiện cơ sở vật chất; tận dụng, mua sắm trang thiết bị, sách, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, hoạt động giáo dục của lớp 2 cũng như kinh phí bồi dưỡng tập huấn giáo viên. Tất cả hướng đến triển khai tốt nhất chương trình mới. – Thầy Nguyễn Văn Chanh
Quản trị trường phổ thông - "chìa khóa" đổi mới thành công
CTGDPT 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực của HS. Điều này không những đòi hỏi đội ngũ CB quản lý phải thay đổi tư duy quản lý mà còn phải nắm vững chuyên môn, phương pháp giảng dạy.
GV và HS Trường Tiểu học Kim Ngọc (Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc). Ảnh: NTCC
Khó từ nhiều lẽ
Cô Đinh Thị Phương Anh - Hiệu trưởng Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng - Hà Nội) chia sẻ: Triển khai Chương trình (CT) và SGK mới ở lớp 6, lo lắng lớn nhất trong công tác quản trị nhà trường là vấn đề bảo đảm số lượng và chất lượng đội ngũ GV (đặc biệt GV Tiếng Anh, Tin học). Đội ngũ GV vẫn cần được tập huấn, bồi dưỡng kĩ càng hơn nữa để có thể triển khai hiệu quả.
Mặt khác, theo cô Đinh Thị Phương Anh, khi SGK mới chưa về tới nhà trường, CBQL chưa nắm bắt được chuyên môn tổng thể mỗi bộ SGK thì việc thẩm định, chọn SGK sao cho phù hợp với điều kiện triển khai của nhà trường, sự phù hợp với GV... cũng là vấn đề lo lắng.
Đặc biệt, GV đứng trước đổi mới về chương trình, phương pháp giảng dạy, CBQL cũng phải cập nhật, vững vàng chuyên môn để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong công tác quản lý. CBQL càng bao quát, tiếp cận kỹ càng bao nhiêu với CT, SGK mới thì những quyết định đưa ra mới đúng đắn, phù hợp thực tế. Do đó, đội ngũ CBQL cũng cần được tập huấn, bồi dưỡng nhiều hơn về chuyên môn. CBQL phải nắm chắc hơn GV trên mọi khía cạnh để có thể hỗ trợ, đồng hành cùng GV trong quá trình triển khai CT, SGK mới.
Dưới góc nhìn của mình, thầy Hà Trần Hồng - Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Khao Mang (Mù Cang Chải - Yên Bái) lại cho rằng để quản trị nhà trường hiệu quả đòi hỏi tổng thể từ chuyên môn tới cơ sở vật chất. "Chúng tôi được tập huấn và nắm tổng thể CTGDPT mới nhưng để đi vào triển khai cụ thểvề chức năng, yêu cầu, nhiệm vụ... cần có lộ trình phù hợp để CBQL được tập huấn bồi dưỡng đầy đủ. Kết hợp việc trang bị đầy đủ các điều kiện triển khai từ vật chất, nhân sự..., quản trị nhà trường trong bối cảnh mới sẽ thành công", thầy Hồng cho hay.
Thầy Bùi Quang Tấp - Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Nậm Chảy (huyện Mường Khương - Lào Cai) lại chia sẻ 1 trong những khó khăn công tác quản trị nhà trường hiện nay và khi triển khai CTGDPT là trang thiết bị đồ dùng dạy học trong tình trạng thiếu và yếu.
"Toàn trường có 8 bộ máy tính, máy chiếu để GV giảng dạy cho hơn 10 lớp học của 4 khối lớp (từ 6 - 9) với khoảng 500 HS. GV muốn sử dụng thiết bị phải "xếp sổ" luân phiên. Chưa có lớp học nào lắp hệ thống máy tính, máy chiếu giảng dạy cố định. Máy móc chịu tần suất sử dụng lớn, thường xuyên tháo gỡ lắp đặt sẽ nhanh hỏng; thời gian ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của GV ngay trên lớp giảm... Khó khăn về cơ sở vật chất kết hợp với khó khăn chung về đội ngũ, chất lượng giảng dạy... khiến quá trình quản trị nhà trường vất vả, chất lượng dạy học chưa đạt mong muốn" - thầy Bùi Quang Tấp bày tỏ.
GV và HS Trường Tiểu học Nguyễn Du (Thành phố Lào Cai - Lào Cai). Ảnh: Đức Trí
Hiệu trưởng phải đi trước một bước
Thầy Phạm Văn Tường, Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Mậu Long (Yên Minh - Hà Giang) thông tin: Đội ngũ GV của trường có người chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật giáo dục 2019, có GV cao tuổi nên chậm và ngại đổi mới, thậm chí GV chưa tự tin vào bản thân khi bước vào đổi mới... Đây chính là rào cản trongquản trị nhà trường khi thực hiện CTGDPT mới.
Để tạo ra động lực nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, trình độ cho GV, hiệu trưởng động viên GV thường xuyên tự bồi dưỡng, đồng thời hỗ trợ GV về kĩ thuật, phương pháp... Tuy nhiên, hiện các vấn đề về quản trị nhân sự phần lớn vẫn làm theo kinh nghiệm nên hiệu quả không như mong muốn. Chính vì vậy, theo thầy Tường, cần bồi dưỡng, tập huấn nhiều hơn nữa cho CBQL những chương trình cơ bản và nâng cao về quản trị nhà trường trong các điều kiện, bối cảnh mới. Như vậy, đội ngũ CBQL sẽ có thêm nền tảng kiến thức, kinh nghiệm... để áp dụng vào quản trị nhà trường, hỗ trợ GV trong quá trình triển khai CT, SGK mới.
GS Đinh Quang Báo - Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội lại khẳng định: Bồi dưỡng CBQL là việc cần thiết nhưng để đạt hiệu quả cao về chất lượng chuyên môn trong công tác quản lý nhà trường cũng đòi hỏi mỗi CBQL cơ sở giáo dục phổ thông nghiêm túc với bản thân mình trong quá trình bồi dưỡng, có ý thức tự học, dám nghĩ, dám làm và dám đổi mới...
"Mỗi nhà trường phải có cơ chế quản lý riêng, làm sao tận dụng được sự tham gia của cộng đồng địa phương, đội ngũ GV. Cơ chế quản lý đổi mới sẽ huy động được sự đóng góp của địa phương, nhà trường, GV vào quá trình thực hiện CTGDPT mới; làm cho địa phương, nhà trường, tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và tự kiểm định chất lượng giáo dục..."- GS Đinh Quang Báo nhận định.
Nhiều CBQL giáo dục cũng khẳng định: Dù hiệu trưởng không trực tiếp đứng lớp giảng dạy, không tạo ra chất lượng giáo dục trực triếp nhưng để quản trị được nhà trường trong quá trình đổi mới họ vẫn phải nắm vững yêu cầu, đòi hỏi của CT và SGK. Có như vậy CBQL nhà trường mới đánh giá, điều chỉnh hợp lý các tiết dạy của GV; Biết được điểm yếu, điểm mạnh của GV trong phương pháp, cách dạy từ đó bổ sung hiệu quả.
Quản trị nhà trường đóng vai trò không nhỏ trong triển khai thành công CT, SGK mới. Điều đó đòi hỏi mỗi hiệu trưởng phải không ngừng đổi mới, nâng cấp chính mình để đáp ứng yêu cầu chung bên cạnh tăng cường các điều kiện về nhân lực, vật lực chung.
Giáo viên, học sinh được lợi gì từ chương trình giáo dục phổ thông mới? Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng thống nhất nhưng mềm dẻo và linh hoạt, giúp giáo viên phát huy sự sáng tạo... Đây là những nhận định của giáo viên, chuyên gia tại tọa đàm tổng kết 6 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông....











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Con trai đánh nhau, tôi yêu cầu gặp mặt phụ huynh của cậu bé kia, nhưng không ngờ chính tôi cũng muốn xông lên "dạy" cho anh ta một bài học
Góc tâm tình
19:57:24 27/04/2025
Tổng thống Donald Trump muốn tàu Mỹ đi qua Panama và Suez miễn phí
Thế giới
19:51:04 27/04/2025
Gặp khó khi chăm con ốm, Chu Thanh Huyền vợ Quang Hải cầu cứu mẹ chồng, hội mẹ bỉm sữa cũng đồng cảm
Sao thể thao
19:00:45 27/04/2025
"Kiều nữ" quê Vũng Tàu nổi tiếng cả nước: Sở hữu biệt thự khắp nơi, 43 tuổi chưa chồng, bao kẻ si mê
Netizen
18:58:17 27/04/2025
Thông tin mới vụ bé gái 13 tuổi bị hiếp dâm
Pháp luật
17:34:05 27/04/2025
Khám phá tình yêu của cung Kim Ngưu: Chung thủy và kiên định
Trắc nghiệm
17:32:38 27/04/2025
"Công chúa mùa hè" đẹp nhất Hàn Quốc: Nhan sắc tưới mát tâm hồn, phim lãng mạn mới chưa gì đã thấy hay muốn xỉu
Phim châu á
16:05:03 27/04/2025
Bí mật hậu trường của diễn viên Thanh Loan trong 'Biệt động Sài Gòn'
Hậu trường phim
15:40:41 27/04/2025
Siêu sao hết thời bị yêu cầu giải nghệ ngay lập tức, nhảy như robot vô hồn khiến netizen ngao ngán
Nhạc quốc tế
14:32:05 27/04/2025