Vào ĐH Mỹ từ trường CĐ cộng đồng Hillsborough bang Florida
Sau khi nhận bằng tốt nghiệp từ trường, sinh viên được nhận vào một trong các đại học danh tiếng của Mỹ như Đại học Boston, Columbia, Cornell, Emory, Georgetown, New York, và Yale.
Hillsborough Community College (HCC) là trường cao đẳng cộng đồng danh tiếng với 5 cơ sở xung quanh thành phố Hillsborough, Tampa, bang Florida, Hoa Kỳ. Thành lập từ năm 1968, nay trường được công nhận bởi Hiệp hội các trường cao đẳng phía nam(SACS). Trường hiện có hơn 47.000 sinh viên, trong đó sinh viên toàn thời gian chiếm 95%. Hillsborough hiện được xếp thứ 5 tại Mỹ trong giải thưởng dành cho các trường cao đẳng cộng đồng.
Trường cung cấp nhiều chương trình liên thông vào đại học. Sau khi nhận bằng tốt nghiệp từ trường, sinh viên được nhận vào một trong các đại học danh tiếng của Mỹ như Đại học Boston, Columbia, Cornell, Emory, Georgetown, New York, và Yale.
Ngoài ra, tốt nghiệp tại trường, sinh viên còn có thể lựa chọn vào một trong 11 đại học công lập bang Florida. Hơn thế, sinh viên sau khi tốt nghiệp từ trường sẽ được chọn vào làm việc tại Walt Disney World ở Orlando (cách Tampa 1 giờ di chuyển). Đây là chương trình thực hành trước khi sinh viên chuyển tiếp vào chương trình 4 năm tại đại học. Đặc biệt, đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm của trường luôn tận tình và giúp sinh viên tiếp thu những bài học quý giá.
Phòng học tại trường được trang bị tiện nghi và hiện đại. Hệ thống ký túc xá có nhiều lựa chọn: 1,2 hoặc 4 phòng ngủ với đường truyền Internet tốc độ cao, hồ bơi đẳng cấp như các khu nghỉ dưỡng, phòng lab tối tân cùng với trung tâm luyện tập thể thao hiện đại. Tất cả sinh viên của trường, dù đang sống trong phòng có 2 hay 4 phòng ngủ đều có phòng ngủ và phòng tắm riêng biệt.
Tham dự hội thảo: “Vào đại học Mỹ từ trường cao đẳng cộng đồng Hillsborough, bang Florida” và trao đổi về cơ hội học tập tại trường với ông Matt Barrett – Giám đốc dự án và tuyển sinh quốc tế tại:
- Hà Nội: 17h30-19h30 thứ năm, ngày 19/9 tại văn phòng IDP-53A Lê Văn Hưu, Q.Hai Bà Trưng.
Video đang HOT
- TP.HCM: 17h30-19h30 thứ hai, ngày 23/9 tại văn phòng IDP – Tòa nhà Star Building, 33 Mạc Đĩnh Chi, Q.1.
Vì số lượng chỗ ngồi có hạn, vui lòng đăng ký tham dự trước qua số điện thoại: Hà nội (04) 39439 739, TP.HCM (08) 2249 0000, 3835 0133 hoặc đăng ký trực tuyến tại www.vietnam.idp.com
IDP Education cũng là một trong những tổ chức tuyển sinh đầu tiên trên thế giới và duy nhất tại Việt Nam được công nhận bởi Hội đồng tuyển sinh Quốc tế Mỹ (American International Recruitment Council – AIRC), một tổ chức phi lợi nhuận với sứ mạng xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho việc tuyển sinh quốc tế vào các cơ sở giáo dục và đào tạo của Mỹ. Các trường tại Mỹ đặc biệt coi trọng chứng nhận của AIRC và xem đó như một minh chứng về sự trung trực của các đối tác tiềm năng.
Với hơn 40 năm kinh nghiệm trong giáo dục quốc tế, đồng thời là tổ chức đồng sở hữu kỳ thi IELTS, đặc biệt là đội ngũ nhân viên tư vấn được đào tạo chuyên nghiệp, IDP Education Việt Nam chắc chắn sẽ tiếp tục mang lại thành công cho các bạn có ước mơ du học tại Mỹ. Hiện nay IDP là đại diện tuyển sinh cho gần 120 cơ sở giáo dục tại Mỹ.
Theo Thanhnien
Việt Nam là quốc gia hạnh phúc thứ 63 trên thế giới
Kết quả cuộc khảo sát mức độ hạnh phúc của người dân các quốc gia trên thế giới do Liên Hợp Quốc tài trợ được công bố mới đây cho thấy, Việt Nam xếp hạng 63/156. Ngôi vị số 1 thuộc về Đan Mạch, trong khi Trung Quốc chỉ xếp hạng 93.
Thứ Hai vừa qua, Viện thế giới thuộc đại học Columbia đã công bố kết quả khảo sát "Thế giới hạnh phúc".
(Ảnh minh họa)
Kết quả cho thấy, với 5,533 điểm trên thang điểm 10, Việt Nam là quốc gia hạnh phúc thứ 63 trong tổng số 156 quốc gia được khảo sát. Kết quả năm nay cũng cho thấy mức độ hạnh phúc cao hơn lần khảo sát trước, với điểm số tăng 0,173 điểm.
Trong khu vực Đông Nam Á, người Singapore là hạnh phúc nhất, xếp hạng 30 thế giới, tiếp đó là Thái Lan (hạng 36) và Malaysia (hạng 56). Ít hạnh phúc nhất khu vực là người Campuchia (hạng 140).
Ở tốp đầu bảng xếp hạng, Đan Mạch, Na-uy và Thụy Sỹ lần lượt chiếm lĩnh 3 vị trí dẫn đầu. Trong khi đó, những nước kém hạnh phúc nhất đều tập trung ở khu vực cận Sahara của châu Phi, với Togo, Benin, Cộng hòa Trung Phi, Burundi và Rwanda. Syria, quốc gia đang xảy ra nội chiến cũng nằm trong nhóm 10 nước kém hạnh phúc nhất.
Người dân ở những nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới như Mỹ, Đức, Nhật lần lượt xếp ở các hạng 17, 26 và 43 về mức độ hạnh phúc.
Sáng kiến về việc đánh giá mức độ hạnh phúc của người dân các quốc gia lần đầu được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua tháng 7/2011. Đến tháng 4/2012, bản báo cáo "Thế giới hạnh phúc" đầu tiên được ra mắt, dựa trên dữ liệu khảo sát của giai đoạn 2005 - 2011.
Năm nay, bản báo cáo đã có một số điều chỉnh, trong đó dữ liệu được cập nhật hơn, với giai đoạn khảo sát là từ năm 2010 đến 2012. Báo cáo được thực hiện với sự tài trợ của Mạng lưới giải pháp phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, do Tổng thư ký Ban Ki-moon thành lập.
Mức độ hạnh phúc được bản báo cáo đánh giá dựa trên 3 tiêu chí: mức độ hài lòng với cuộc sống (thang điểm từ 1 đến 10), tình trạng cảm xúc tích cực về ngày hôm trước (với những câu hỏi như: Hôm qua bạn có cười nhiều không? Bạn có cảm thấy vui thích không?), và tình trạng cảm xúc tiêu cực về ngày hôm trước (bạn có thấy giận dữ hay buồn phiền không).
Những câu hỏi trên được các nhà nghiên cứu đặt ra cho người dân mỗi quốc gia, với số lượng lấy mẫu là 3000 người trong thời gian 3 năm.
Bản đồ mức độ hạnh phúc của các quốc gia. Màu xanh đậm là hạnh phúc nhất, màu đỏ là ít hạnh phúc nhất
Có một chi tiết đáng chú ý là, cho dù kinh tế phát triển nhanh hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua, người Trung Quốc lại chỉ xếp hạng 93 về mức độ hạnh phúc. Ấn Độ, một quốc gia khác trong nhóm các nước đang phát triển lớn nhất (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi - nhóm BRICS) thậm chí còn có chỉ số hạnh phúc thấp hơn lần khảo sát trước, giảm 0,382 điểm, xếp hạng 111.
Mức độ hạnh phúc tại các quốc gia dường như có sự tương đồng với các xu hướng xã hội trung và dài hạn, ví dụ như suy thoái toàn cầu và sự bất ổn chính trị tại một số khu vực như Trung Đông hay Trung Phi.
Trong giai đoạn 2005 - 2007 và 2010 - 2012, chỉ số hạnh phúc giảm mạnh nhất tại Trung Đông. Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng không có kết quả tốt. Trung bình, người dân ở các khu vực này đánh giá cuộc sống của họ thấp hơn khoảng 2/3 so với thời điểm trước khủng hoảng tài chính.
Bên cạnh đó, mức độ hạnh phúc cũng có sự liên hệ đến tuổi thọ và thu nhập bình quân đầu người. Dù vậy mối tương quan này cũng có khá nhiều bất ngờ. Trong khi tuổi thọ cao hơn và nhiều tiền hơn thường song hành với cảm giác hạnh phúc hơn tại các quốc gia, các yếu tố này lại không quan trọng bằng sự hỗ trợ xã hội (được các nhà nghiên cứu định nghĩa là "có ai đó để trông cậy khi gặp khó khăn").
Bản báo cáo cũng cho thấy sự cảm nhận về tham nhũng và sự rộng lượng (được đo bằng lượng tiền làm từ thiện/tháng) phản ánh sự hạnh phúc rõ ràng hơn là GDP bình quân đầu người.
Điều này có thể giúp lí giải phần nào, vì sao người dân các nước Bắc Âu liên tục dẫn đầu bảng xếp hạng. Chính sách phúc lợi xã hội tại các nước này thường mạnh mẽ hơn các quốc gia giàu có hơn ở phương Tây, và dựa trên nguyên tắc mọi công dân đều được hỗ trợ "trong trường hợp họ gặp các vấn đề xã hội như thất nghiệp, đau ốm hay không tự lo được cho bản thân".
Thanh Tùng
Theo Dantri
Cậu ấm nhà Bạc Hy Lai bị cắt liên lạc với bố mẹ suốt 18 tháng Bạc Qua Qua, con trai cựu bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai, đã lên tiếng trước phiên tòa xét xử cha mình vào ngày 22/8, bày tỏ sự ngờ vực về tiến trình xét xử của Bắc Kinh và cho biết anh bị cắt liên lạc với cha mẹ trong suốt 18 tháng qua. Bạc Qua Qua và người mẹ Cốc Khai...