Vào Đại Học với nguyện vọng bổ sung.
Nếu nguyện vọng 1 là cánh cửa “hẹp” vào đại học đối với nhiều thí sinh đạt điểm sàn thì có một cánh cửa khác lại rộng mở ở nguyện vọng bổ sung.
Hàng trăm nghìn thí sinh mặc dù trên điểm sàn nhưng vẫn chưa đỗ đại học sẽ phải tiếp tục “cuộc đua” để thực hiện ước mơ chinh phục tri thức ở giảng đường đại học. Lựa chọn trường nào để mở cánh cửa cuối cùng vào đại học? câu hỏi thật khó có lời giải đáp!
Chọn trường, chọn tương lai
Những thí sinh đạt kết quả thi đại học, cao đẳng từ điểm sàn trở lên vẫn còn nhiều cơ hội lựa chọn một trường đại học có truyền thống, uy tín với chất lượng đào tạo tốt như mong muốn và Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM ( HUTECH) luôn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu cho thí sinh tham gia xét tuyển nguyện vọng bổ sung trong kỳ thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hàng năm.
Sinh viên HUTECH được học tập trong môi trường hiện đại, năng động
HUTECH là trường đại học đào tạo đa ngành, đa bậc học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội gắn liền với truyền thống và uy tín đào tạo trong 18 năm qua. Hiện HUTECH có hơn 30 ngành, nghề đào tạo cho bậc Đại học, Cao đẳng gồm các nhóm ngành Kỹ thuật, Công nghệ, Kinh tế, Quản trị cho đến Mỹ thuật ứng dụng và Ngoại ngữ. Trường xét tuyển nguyện vọng bổ sung các khối A, A1, B, D1,V, H. Chất lượng đào tạo của HUTECH được các chuyên gia, doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao thông qua nguồn nhân lực mà trường đào tạo.
Học tập tại HUTECH, sinh viên được đào tạo kiến thức chuyên môn và nghiên cứu khoa học với sự hướng dẫn của đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ chuyên môn cao, giỏi về nghiệp vụ và kỹ năng giảng dạy tốt. Trường hiện có hơn 800 giảng viên cơ hữu gồm 5 Giáo sư, 31 Phó Giáo sư, 15 Tiến sĩ khoa học, 120 Tiến sỹ và 439 Thạc sỹ.
Sinh viên được phát triển toàn diện cá nhân, tư duy sáng tạo, kiến thức học thuật thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học, các cuộc thi học thuật được tổ chức hàng năm. Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên được trang bị những kỹ năng mềm cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán thương lượng…
Sinh viên được tham gia các hoạt động, phong trào đoàn thể để phát triển kỹ năng
Video đang HOT
Thống kê hàng năm, trên 90% sinh viên của HUTECH có việc làm phù hợp, được doanh nghiệp đánh giá cao trình độ chuyên môn và khả năng thích ứng với môi trường làm việc năng động, hiện đại ngay sau khi tốt nghiệp.
Khởi đầu và phát triển toàn diện nghề nghiệp
Cơ sở vật chất khang trang bậc nhất trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng tại TP.HCM. Hai cơ sở đào tạo tọa lạc tại Trung tâm thành phố của trường có tổng diện tích trên 50.000 m2, với hơn 200 phòng học lý thuyết được trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ học tập như máy tính, projector, trên 60 phòng thực hành thí nghiệm tiên tiến cho tất cả các ngành, nghề đào tạo. Thư viện Trung tâm của Trường hơn 1.500m2 với hệ thống máy tính được kết nối Internet, trên 50.000 đầu sách, 130 đầu báo, tạp chí các loại và hệ thống học liệu điện tử kết nối dữ liệu với nhiều trường đại học, học viện trong nước và quốc tế. Toàn bộ khuôn viên trường được phủ sóng wifi tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên truy cập Internet miễn phí mọi lúc, mọi nơi.
Sinh viên học tập và nghiên cứu tại thư viện HUTECH
Chương trình giảng dạy được cập nhật liên tục, sát thực tế, chuyên sâu về nghề nghiệp theo hướng lấy người học làm trung tâm. Ngoài chương trình học tập chính khoá, sinh viên được tham gia các chương trình sinh hoạt ngoại khoá với những kiến thức hỗ trợ bổ ích và thiết thực với gần 30 câu lạc bộ học thuật, đoàn thể trực thuộc Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trường.
Thực tế kiểm chứng, hàng nghìn sinh viên, học sinh tốt nghiệp mỗi năm đều đảm nhận tốt công việc được giao, hoà nhập nhanh vào môi trường làm việc đa lĩnh vực, đa văn hoá. Theo học tại HUTECH, sinh viên được phát triển toàn diện các kỹ năng trong môi trường đại học năng động, hiện đại và chuyên nghiệp để khởi đầu một nghề nghiệp vững chắc trong tương lai.
* HUTECH xét tuyển nguyện vọng bổ sung Đại học, Cao đẳng chính quy đối với thí sinh có điểm thi Đại học, Cao đẳng năm 2012 đạt từ điểm sàn trở lên theo quy định của Bộ GD & ĐT. Thí sinh có thể nộp bản chính (hoặc bản sao có công chứng) giấy chứng nhận kết quả thi Đại học – Cao đẳng 2012 tại trường hoặc gửi qua đường bưu điện:
Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
144/24 Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
ĐT: (08)3512 0792 – 2201 0077 * Website: www.hutech.edu.vn
Theo VNE
Trường níu chân, thí sinh mắc kẹt
Những thí sinh (TS) không trúng tuyển nguyện vọng (NV) 1 đang tất tả tìm trường xét tuyển NV bổ sung để bước chân vào giảng đường đại học. Thế nhưng, nhiều trường kiên quyết không chịu "nhả" phiếu điểm, cấp giấy báo trúng tuyển vào ngành học khác khiến không ít TS rơi vào tình thế đi không được mà ở cũng chẳng xong.
Lắm chiêu chèo kéo người học
Theo quy chế thi tuyển sinh 2012, những thí sinh (TS) không trúng tuyển nguyện vọng (NV) 1 nhưng có kết quả dự thi đạt từ điểm sàn ĐH-CĐ trở lên phải được trường dự thi cấp hai giấy chứng nhận kết quả thi. Quy định là thế nhưng các trường vẫn ngang nhiên "xé rào" để giữ chân người học.
Trường CĐ Viễn Đông sẵn sàng cấp giấy báo trúng tuyển cho những TS không dự thi vào trường. TS Lý Ngọc Vân Anh cho biết, mình mượn Trường CĐ Viễn Đông để dự thi khối D1 vào ngành kế toán của Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM (vì trường này không tổ chức thi). Thế nhưng, Trường CĐ Viễn Đông vẫn "tự nguyện" cấp giấy báo trúng tuyển NV1 cho TS này.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung tại Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM
Chưa dừng tại đây, Trường CĐ Viễn Đông còn tung "chiêu" in sẵn giấy báo nhập học để kéo TS rớt từ những trường khác. Hội đồng tuyển sinh của trường đã in sẵn giấy báo nhập học vào hệ CĐ nghề, trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) nhưng để trống họ tên, ngành học rồi phát cho TS. Em nào muốn học thì cứ điền tên và ngành học vào là được. Theo cán bộ phụ trách đào tạo của các trường thì cách lôi kéo TS này quá "phô", trường không cần chọn lọc, ai muốn học thì chắc chắn sẽ trúng tuyển.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Trưởng phòng Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM cho biết: Trường không tổ chức thi nên TS muốn đăng ký NV1 vào trường phải mượn trường khác để dự thi. Vì vậy, nhiều trường mà TS thi nhờ, cấp luôn giấy báo trúng tuyển cho những TS đó. Cách giải quyết của trường là căn cứ vào dữ liệu tổng của Bộ GD-ĐT để xét điểm và vẫn cấp giấy báo trúng tuyển cho TS. Nhưng đó là trường hợp TS đăng ký vào trường thì mới có thể can thiệp để bảo vệ quyền lợi của TS. Hiện nay, có rất nhiều TS đến trường muốn đăng ký xét tuyển NV bổ sung nhưng vì trường dự thi ban đầu không cấp giấy báo kết quả nên đành bó tay.
TS Nguyễn Thanh Bạc khổ sở mấy ngày nay để đi xin chứng nhận kết quả dự thi CĐ của mình. TS này dự thi ngành cơ khí của Trường CĐ Cao Thắng đạt 11,5 điểm. Không đủ điểm chuẩn vào ngành dự thi nhưng TS lại nhận được giấy báo gọi nhập học vào hệ CĐ nghề ngành cắt gọt kim loại. Kiên quyết không chịu học CĐ nghề và muốn xét tuyển vào hệ CĐ chính quy ở một trường khác, nhưng TS này lên trường hai lần vẫn không nhận được giấy báo kết quả để đi xét tuyển nơi khác.
Tương tự, nhiều TS dự thi vào trường bức xúc vì tự dưng được báo trúng tuyển vào ngành học khác, trong khi thứ họ cần là giấy báo kết quả thi lại không có. Những TS này nhiều lần lên nơi nộp hồ sơ dự thi là Sở GD-ĐT TP.HCM, trường THPT để nhận giấy báo kết quả thi nhưng đều không có và rất hoang mang vì thời gian xét tuyển của nhiều trường đã sắp hết hạn.
Trong khi đó, nhiều TS thi vào Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng rớt NV1 hệ ĐH nhưng lại được trường này lại cấp luôn giấy báo nhập học hệ CĐ...
Trường "top" trên cũng không ngoài cuộc
Ngay cả một số trường ĐH thuộc hàng top trên cũng sử dụng cách chuyển ngành học, bậc học để níu chân TS. Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) ngay từ khi làm thủ tục dự thi, TS được đăng ký thêm NV chuyển ngành phòng trường hợp không trúng tuyển ngành đăng ký ban đầu vẫn có cơ hội vào một ngành khác. Nhờ cách này, trường đã tuyển được thêm hơn 500 TS đạt 18, 19 điểm.
Nhờ cách này, trường đã tuyển được thêm thí sinh điểm cao
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nam, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường lý giải: Cách làm này giúp TS điểm thi cao có thêm cơ hội được học ngành yêu thích thứ hai nếu không trúng tuyển NV1, đồng thời giảm trường hợp TS điểm cao mà không có chỗ học hoặc chọn đại một ngành học ở NV bổ sung để "quá cảnh" tạm.
Trường ĐH Ngoại thương cũng ra thông báo từ ngày 22 - 24/8, những TS dự thi khối A có điểm từ 24 điểm khối A1 và D1 từ 22,5 điểm trở lên chưa trúng tuyển chuyên ngành đăng ký dự thi nhưng đủ điểm trúng tuyển của các chuyên ngành còn chỉ tiêu thì có thể đăng ký xét chuyển vào 12 chuyên ngành với 540 chỉ tiêu.
Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) phát giấy báo nhập học hệ CĐ ngành công nghệ thông tin (CNTT) cho những TS rớt NV1. Song song với việc phát giấy báo trúng tuyển vào hệ CĐ, trường cũng cấp giấy chứng nhận kết quả để TS đi xét tuyển kèm theo thông báo: Những TS dự thi vào ngành CNTT không trúng tuyển NV1 có tổng điểm thi từ 13-15,5 điểm sẽ được chuyển sang ngành CNTT hệ CĐ. Nếu đồng ý chuyển ngành học thì TS đến Phòng Đào tạo làm thủ tục nhập học.
Nhiều trường phát giấy báo nhập học vào bậc học khác cho thí sinh không trúng tuyển NV1
Một số trường khác cũng tự chuyển ngành cho những TS điểm cao nhưng không đậu NV1. Trường ĐH Sài Gòn đã gửi giấy báo nhập học cho những TS không trúng tuyển NV1 vào những ngành tương ứng có cùng khối thi còn thiếu chỉ tiêu hoặc chuyển xuống hệ CĐ. Tương tự, Trường ĐH Luật TP.HCM chuyển những TS không đủ điểm chuyên ngành luật thương mại vào một trong các chuyên ngành còn lại (luật dân sự, luật quốc tế, luật hình sự và luật hành chính) nếu đạt điểm chuẩn của ngành luật (khối A và A1: 17,5 điểm khối C: 19 điểm khối D1, 3: 18 điểm).
Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM cho biết: Những trường hợp TS không trúng tuyển NV1, nhà trường tự chuyển ngành hoặc phát giấy báo trúng tuyển nhưng có kèm theo giấy báo kết quả thi cho TS thì không vấn đề gì. Điều này tạo thêm thông tin cho TS, TS có quyền chọn học hoặc lấy giấy kết quả đi xét tuyển nơi khác. Nếu trường tự ý chuyển ngành, bậc học mà không cấp giấy báo kết quả cho TS là sai quy chế, tước mất quyền được lựa chọn ngành học theo nguyện vọng của TS.
Theo Phụ nữ Tp.HCM
Thí sinh hoang mang với xét tuyển ĐH Năm 2012, Bộ GD-ĐT giao các trường ĐH tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong xét tuyển, không hạn chế số đợt xét tuyển, không qui định điểm trúng tuyển đợt sau cao hơn điểm trúng tuyển đợt trước...Quy định mới tưởng gỡ rối cho các trường nhưng lại thêm rối ren và gây hoang mang hơn cho thí sinh. Thí sinh...