Vào đại học từ ngôi nhà tình thương giữa khu mộ lạnh lẽo
Suốt 30 năm lội bộ đây đó với xấp vé số trên tay, niềm vui lớn của ông Vỉnh là con gái luôn biết thương ông. Cô bé đã đền đáp cho ông bằng 12 năm liền là học sinh giỏi.
Tân sinh viên Trần Thị Hận và chiếc xe đạp kỷ niệm có được nhờ phần thưởng học sinh giỏi – Ảnh: CHÍ HẠNH
Lục trong túi ra đếm từng đồng bạc lẻ còn sót lại, ông Vỉnh kêu con gái chạy đi mua ít đậu que về xào cùng mớ huyết hàng xóm mới cho. Ăn xong bữa trưa, và cũng là bữa sáng, ông lại ngồi vò đầu tìm cách đóng học phí cho con vào đại học.
Hai mảnh đời giữa khu mộ lạnh lẽo
Mới 9h sáng, cha con ông Trần Văn Vỉnh (53 tuổi) và Trần Thị Hận (18 tuổi, ngụ ấp Mỹ Hòa, xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) đã ăn xong bữa trưa. “Tui làm nghề bán vé số đã 30 năm nay, vừa mưu sinh, vừa lo con ăn học. Mấy tháng nay dịch giã, không đi bán được, hết tiền rồi chú ơi!” – ông Vỉnh nói và cho biết thêm, sáng nay hàng xóm cho được cục huyết, ông vét hết mớ tiền lẻ kêu con mua ít đậu que về xào ăn cả ngày.
Bé Hận cùng cha sống giữa khu mộ lạnh lẽo trên đất nhị tì do Nhà nước quản lý. Ông Vỉnh kể, thời còn bom đạn loạn lạc, ông sinh ra được 2 tuổi thì người cha hy sinh. “Từ đó, tui về sống với ngoại cho đến lớn. Hồi đó nghèo, tui không được cho ăn học nên không biết chữ. Cha mẹ cũng không để lại bất cứ thứ gì, nên giờ phải đành đi bán vé số kiếm cơm” – ông Vỉnh nói.
Video đang HOT
Có vợ và hai con gái, ông Vỉnh dựng một cái chòi lá làm nơi trú ngụ giữa khu đất mộ. Quá khó khăn, người con gái lớn học hết lớp 5 rồi nghỉ, lên Bình Dương kiếm việc làm phụ chăm em. Chẳng bao lâu sau, đứa con lớn của ông Vỉnh cũng đi lấy chồng ở xứ miệt Cà Mau.
Thấy ông Vỉnh cần mẫn nuôi vợ con, chòm xóm ai cũng tấm tắc khen rằng họ đang sống trong “một túp lều tranh, hai quả tim vàng”. Nhưng cách đây hơn 4 năm, vợ ông bỏ nhà đi, để lại ông cùng đứa con gái đang tuổi ăn, tuổi học.
Về sau, thấy gia đình ông Vỉnh quá nghèo nên chính quyền địa phương đã vận động các nhà hảo tâm xây cho cha con ông một căn nhà tình thương cấp 4. Để kiếm thêm thu nhập, ông Vỉnh cho trồng “thâm canh” vài hàng chuối xiêm xen lẫn giữa mấy ngôi mộ.
Lo “đứt gánh” khi con vào đại học
Suốt 30 năm lội bộ đây đó với xấp vé số trên tay, niềm vui lớn của ông Vỉnh là con gái luôn biết thương ông. Cô bé đã đền đáp cho ông bằng 12 năm liền là học sinh giỏi. Bản thân ông Vỉnh cũng không biết rượu chè, thuốc lá hay la cà ở quán cà phê. Kiếm từng đồng tiền lẻ, ông dồn hết lo cho con.
Sức khỏe không còn tốt do có bệnh nền, đôi chân già cũng rệu rã sau bao năm tháng, hiện giờ mỗi ngày ông Vỉnh chỉ bán 130 tờ vé số, lãi được 130.000 đồng. “Cha con tui ngày cơm 2 bữa, tiền chợ hết 50.000, cho con 30.000 đồng đi học, còn lại để dành trả tiền điện nước cho người ta. Phải tằn tiện dữ lắm”, ông nói.
Ba tháng qua, ông Vỉnh mất thu nhập vì không bán được tờ vé số nào. Cha con ông phải sống nhờ vào tiền hỗ trợ, gạo từ thiện, nước tương của chùa. Đây cũng là lúc Trần Thị Hận được thông báo trúng tuyển vào Trường đại học Cần Thơ, theo học ngành bác sĩ thú y.
“Cha con tui rầu lắm, không biết lấy tiền đâu đóng học phí đây. Con bé học bác sĩ, nên phải gồng gánh lo tiền ăn, tiền học phí 5 năm liền. Bây giờ phải chờ tờ thông báo trúng tuyển trường gửi về, rồi tui mới đem ra ngân hàng làm thủ tục vay tiền cho con được. Mình đã không biết chữ thì phải củng cố cho con, lo tới đâu hay tới đó. Nhưng tui nghĩ mình không kham nổi, sẽ đứt gánh giữa đường”, ông Vỉnh tâm sự.
Trần Thị Hận cho biết, bác sĩ thú y là ngành mà cô mơ ước từ khi còn học lớp 9. “Thấy cha khổ cực, lo lắng đủ thứ, con thương cha lắm! Nếu bước vào được cánh cửa trường đại học, con hứa sẽ quyết tâm. Vì đây là chặng đường cuối khó khăn mà con phải đối diện”, Hận nói và cho biết, nếu được đến giảng đường, cô sẽ kiếm việc làm thêm mỗi khi rảnh để đỡ đần bớt cho cha.
Mấy tháng không đi bán vé số được, bữa ăn của cha con tân sinh viên Trần Thị Hận chỉ có một món duy nhất – Ảnh: CHÍ HẠNH
Góc học tập của Trần Thị Hận bên trong căn nhà tình thương, bao quanh là những ngôi mộ – Ảnh: CHÍ HẠNH
Mùa dịch bệnh kéo dài, kinh tế kiệt quệ, ông Vỉnh chỉ biết trông chờ vào các tấm lòng thiện nguyện – Ảnh: CHÍ HẠNH
Điện Biên: Gần 1.000 suất học bổng "Vì em hiếu học" cho học sinh nghèo học giỏi
Gần 1.000 học bổng "Vì em hiếu học" vừa được Viettel Điện Biên trao tặng cho học sinh nghèo học giỏi. Nguồn động lực này sẽ hỗ trợ học sinh tiếp tục nỗ lực vượt khó vươn lên.
Ông Vừ A Bằng (áo trắng) - Phó chủ tịch UBND tỉnh và Thượng tá Vi Tiến Cường - Giám đốc Viettel Điện Biên trao học bổng cho học sinh huyện Điện Biên.
Ngày 2/10, Sở GD&ĐT tỉnh phối hợp với Viettel Điện Biên tổ chức Lễ trao học bổng "Vì em hiếu học" năm học 2021-2022.
Năm học này, Viettel trao tặng 990 suất học bổng "Vì em hiếu học" cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập tại 99 xã trên địa bàn 9 huyện của tỉnh Điện Biên. Mỗi suất học bổng trị giá 2 triệu đồng. Đây là món quà mà Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel muốn dành tặng học sinh hiếu học với hy vọng góp phần động viên giúp các em có cơ hội vươn lên trong học tập.
Chương trình khuyến học "Vì em hiếu học" được Tập đoàn Viễn thông Quân đội thực hiện từ năm 2014, cam kết kéo dài trong 10 năm với tổng kinh phí 260 tỷ đồng. Qua 7 năm triển khai Viettel Điện Biên đã trao tặng 7.210 suất quà tổng giá trị hơn 7 tỷ đồng cho học sinh nghèo.
Tại buổi lễ, ông Vừ A Bằng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên trân trọng cảm ơn Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã dành sự quan tâm đến học sinh nghèo của các huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Ông Bằng cho rằng món quà này càng có ý nghĩa hơn khi được trao vào dịp đầu năm học. Đây sẽ là nguồn động viên khích lệ, giúp các em phấn đấu hơn nữa trong học tập.
PV GAS trao học bổng cho 500 học sinh, sinh viên nghèo hiếu học tỉnh Cà Mau Các em đều có quá trình không ngừng nỗ lực phấn đấu và đạt nhiều thành tích tốt trong học tập. Việc trao tặng học bổng cho các em chính là sự ghi nhận những cố gắng của các em và gia đình, đồng thời là nguồn động lực để các em phấn đấu vượt khó khăn. Nằm trong chuỗi hoạt động an...