Vào đại học từ chiếc xe lăn
Vươn lên từ nỗi bất hạnh trong cuộc sống, cơ thể không được bình thường như mọi người, cậu bé mang trong mình nghị lực phi thường ấy đã đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập. Đó là câu chuyện về Nguyễn Lê Hoàng Trung ở xã Thuận Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Nguyễn Lê Hoàng Trung (sinh năm 1992) là một trong những tấm gương về người khuyết tật, trẻ mồ côi tiêu biểu toàn quốc. Lúc nhỏ, khi sinh ra em vốn là một đứa bé bình thường, trắng trẻo và bụ bẫm như bao đứa trẻ khác. Em cũng có một mái ấm gia đình hạnh phúc trong tình thương của cha lẫn mẹ.
Năm 3 tuổi, Trung đã phải gánh nỗi đau từ bi kịch của gia đình do người cha gây ra. Cha em là công nhân cao su, vốn có máu ghen tuông trong người lại hay nghe lời bạn xỏ xiên mỗi khi ngà ngà đôi ba chén. Trong một đêm say rượu, cha em khóa trái cửa lại và cầm dao chém nhiều nhát vào vợ khiến mẹ em chết ngay tại chỗ. Còn em, do nằm sấp nên bị chém vào lưng, đứt cả tủy sống.
Nguyễn Lê Hoàng Trung hiện là sinh viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM.
Từ đó, Trung hoàn toàn mất hết cảm giác ở nửa người dưới, cuộc đời em phải gắn liền với chiếc xe lăn. Mồ côi mẹ, cha lâm vòng lao lý, bên nội cũng không còn quan tâm tới em. Thương đứa cháu ngoại bất hạnh, ông Lê Văn Khôi (70 tuổi, ngụ Bình Phước) đón em về nuôi nấng.
Video đang HOT
Tuổi thơ của Trung trôi qua trong những cuộc phẫu thuật triền miên, từ Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) tới các chương trình phẫu thuật từ thiện… Hằng ngày Trung phải di chuyển bằng cách lết mông, dùng hai tay và nhờ đến xe lăn.
Hai ông cháu và một ước mơ
Ông ngoại em năm nay đã 70 tuổi, rất gầy gò, khuôn mặt khắc khổ. Thương đứa cháu ngoại đau ốm quặt quẹo, ông tận tình săn sóc hơn cả một người cha. Mọi sinh hoạt hàng ngày từ ăn uống, tắm rửa, bồng bế… tất cả Trung đều nhờ ông ngoại. “Trung chỉ còn lại đôi tay là linh hoạt, nửa phần dưới của Trung không còn cảm giác gì nữa. Hàng ngày, tôi phải quấn tã cho cháu, chiều lại thay”, ông Khôi chia sẻ.
Ông Lê Văn Khôi và cháu ngoại trong xóm trọ.
Đến tuổi đi học, ông ngoại là đôi chân thứ hai cùng em đến lớp. Bất kể trời mưa hay nắng, năm này sang năm khác ông Khôi đều cõng Trung trên đôi vai gầy guộc của mình để đưa cháu đến trường. Hình ảnh một ông già ngoài 70 tuổi ngày ngày chở đứa cháu khuyết tật tới trường bằng chiếc xe máy cũ kỹ luôn hiện hữu trong mắt thầy cô và bạn học của Trung.
Vượt lên những khó khăn, Nguyễn Lê Hoàng Trung đã đoạt nhiều giải thưởng cấp huyện, tỉnh từ thời THCS, thủ khoa đầu vào lớp chuyên Lý của trường chuyên Quang Trung. Em liên tiếp đạt danh hiệu học sinh xuất sắc của trường trong suốt 12 năm học. Tháng 4/2010, Trung được tuyên dương gương điển hình khuyết tật học tập lao động xuất sắc toàn quốc tại Hà Nội do Bộ LĐ, TB & XH tổ chức.
Sống giữa tình cảm của người ông và bạn bè thân thương nhưng Trung vẫn không thể nguôi đi những mặc cảm cứ trỗi dậy ngày một lớn trong em. Mặc cảm về gia đình, số phận và cả cái thân thể không được lành lặn luôn hành hạ nhức nhối mỗi khi em ngồi lâu. “Năm lớp 10, em được chọn vào đội tuyển Lý của trường. Nhưng do ngồi cả ngày học và làm bài nâng cao nên vết thương cũ nơi cột sống ngày càng trở nên đau nhức. Em đành xin rút khỏi đội tuyển và phải nghỉ học một tháng rưỡi. Đỡ cơn đau, em lại đến trường”, ông Khôi kể lại.
Nhờ sự động viên, giúp đỡ của thầy giáo chủ nhiệm và bạn bè, Trung đã vươn dậy và tiếp tục đi học. Sau đó, em rời đội tuyển Lý để chuyển sang đội tuyển Tin vì chương trình học nhẹ, phù hợp với sức khỏe của em hơn.
Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2010, Nguyễn Lê Hoàng Trung đã thi đậu vào ngành Công nghệ Thông tin Trường đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM với điểm số cao. Vào đại học, em mang theo giấc mơ trở thành kỹ sư tin học: “Em tự nhủ phải học thật giỏi, kiếm một công việc ở công viên phần mềm Quang Trung để lo cho ông ngoại và trở thành người có ích cho gia đình và xã hội”.
Ẩn sau dáng vẻ gầy gò, thư sinh, ít nói và ánh mắt buồn thăm thẳm là một Nguyễn Lê Hoàng Trung đầy nghị lực vượt lên chính mình để chiến thắng số phận.
Theo CA TPHCM
Học giỏi đâu nhất thiết phải là trường chuyên!
Mấy ngày gần đây, rất nhiều cơ quan thông tấn, báo chí đưa tin về cậu bé Võ Văn Huy, học sinh lớp 12 của Trường THPT Lê Hồng Phong (huyện Tây Hòa, Phú Yên) là một trong 6 học sinh được chọn tham gia đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Toán Quốc tế lần thứ 52 tại Hà Lan diễn ra từ ngày 13/7 đến 24/7/2011.
Chuyện học sinh giỏi tham dự một kỳ thi quốc tế cũng không có gì đáng bàn, tuy nhiên trường hợp của Huy lại khác. Lâu nay, nhiều người vẫn nghĩ và thực tế cũng đã cho thấy đa phần học sinh tham dự các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế đều thuộc các trường THPT chuyên hay những trường THPT có thương hiệu.
Tuy nhiên, cậu học trò Võ Văn Huy lại không nằm trong quy luật đó, sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Phú Thứ, xã Hòa Bình 2 (huyện Tây Hòa). Thi đậu vào trường THPT chuyên Lương Văn Chánh (Phú Yên) nhưng do điều kiện không cho phép, cậu học trò Huy đành chấp nhận học tại một trường không mấy tên tuổi và thuộc một vùng kinh tế cũng chẳng mấy khá giả.
Mặc dù học trường huyện và hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Huy luôn cố gắng học tập. Năm học nào cậu học trò Huy cũng đạt học sinh giỏi với điểm trung bình môn trên 9,0 điểm, riêng môn Toán luôn là điểm 10, điều đặc biệt là Huy cũng chẳng có thời gian học thêm ở bất cứ nơi nào. Thế nhưng, cậu học trò huyện lại được vinh dự tham gia vào một cuộc thi Toán tầm cỡ quốc tế như thế vả là một nghị lực phi thường.
Sở dĩ, nhắc đến Võ Văn Huy bởi vì hiện nay, đa phần phụ huynh học sinh, ai cũng muốn con em mình được vào trường chuyên, trường điểm của tỉnh. Nhất là trong các đợt thi chuyển cấp vào lớp 10 hàng năm, nhiều phụ huynh tìm mọi cách nào là bắt ép ôn tập, học thêm nhiều nơi, đủ kiểu chạy trường,... mà quên mất rằng khả năng học tập của các em đâu phải chỉ phụ thuộc vào trường đó mà cái chính là ở bản thân của các em.
Trong hội nghị về công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2011-2012, TS Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD&ĐT TP.HCM cũng đã nói rõ, học không phải là đối phó với thi cử mà học là để biết, để làm người. Xuất phát từ nguyện vọng chính đáng này của người dân cũng như dư luận xã hội, nhiều quận, huyện đã tích cực xây dựng trường lớp để thay thế việc thi tuyển vào lớp 10 bằng cách xét tuyển.
Dẫn lời ông Minh và trường hợp của em Võ Văn Huy để thấy rằng, không phải học sinh giỏi nào cũng xuất phát từ các trường THPT chuyên hay các trường công lập nổi tiếng mà yếu tố đầu tiên dẫn đến sự thành công của các em đều phụ thuộc rất nhiều vào bản thân. Vì vậy, việc chạy trường điểm, bắt các em ôn tập, thi cử quá nhiều liệu đã có tác dụng?
Theo Giaoduc.net.vn
Sẽ khen thưởng GV, HS tích cực xây dựng THTT-HSTC Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ trao tặng bằng khen tối đa cho mỗi tỉnh/thành phố 1 cán bộ/giáo viên và 1 học sinh có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực" năm học 2010-2011. Mỗi tỉnh, thành sẽ có 1 HS được vinh danh trong phong trào thi đua Xây...