Vào biên chế, GV mầm non phải lo “lót tay” hàng chục triệu đồng?
Dư luận trên địa bàn huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) gần đây xôn xao việc một số cán bộ ngành giáo dục lạm dụng chức quyền thu hàng chục triệu đồng của mỗi cán bộ, giáo viên mầm non được xét tuyển vào biên chế để “lót tay” với các “sếp”.
Ngày 16/5, PV Dân trí đã có buổi làm việc với Phòng GD-ĐT huyện Đại Lộc xung quanh dư luận này.
Ông Huỳnh Ngọc Ánh (ngoài cùng, bên phải) trao đổi với PV Dân trí về vụ việc ngày 16/5/2012.
Trưởng Phòng GD-ĐT huyện: “Tôi có nghe thông tin về việc này”
Theo thông tin dư luận xôn xao trên địa bàn huyện Đại Lộc, trước khi biết UBND huyện xét một số cán bộ, giáo viên (CB, DV) mầm non vào biên chế thì bà H. và bà T., hiện là CB, chuyên viên Phòng GD-ĐT huyện Đại Lộc đưa thông tin: nếu vào biên chế, mỗi người phải tốn 20 triệu đồng để lo cho Phòng Nội vụ huyện Đại Lộc và “lót tay” với mấy “sếp”. Một số CB, GV nghe được vào biên chế nên đã đưa tiền cho bà H. và bà T.
Tiếp đó, các CB, GV được vào biên chế lại nghe Phòng GD-ĐT huyện Đại Lộc thông báo mỗi người phải nộp 500.000 đồng, để “phải không” với lãnh đạo, các trường thu và nộp cho bà T., chuyên viên phụ trách bậc mầm non của Phòng GD huyện. Sau khi thu xong, nghe “đánh động” có thông tin dư luận lên án, bà H. và bà T. lại điện báo Hiệu trưởng các trường mầm non dặn dò CB, GV không được nói về việc thu tiền này.
Trao đổi với PV Dân trí chiều 16/5, ông Huỳnh Ngọc Ánh, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện cho biết: “Tôi có nghe thông tin dư luận về việc này. Nhưng cô H., cô T. cũng như hiệu trưởng các trường mầm non đều trả lời “không” khi được hỏi “có việc như vậy không”.
Video đang HOT
Tại Phòng GD-ĐT huyện, bà H. không có mặt do bận công tác, bà T. có trao đổi trực tiếp với ông Ánh, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện và PV khăng khăng khẳng định: “Tôi không thu tiền”.
Thanh tra phòng GD-ĐT huyện: “Chưa thể chính thức tổ chức thanh, kiểm tra”
Theo ông Huỳnh Ngọc Ánh, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện thừa nhận rằng đã nghe thông tin dư luận như trên từ khoảng một tháng nay. Nhưng đến nay, Phòng GD-ĐT huyện chưa có kết luận thanh, kiểm tra nào về thông tin dư luận trên.
Trước câu hỏi “Vì sao có thông tin dư luận về tiêu cực trong ngành như vậy mà để một thời gian dài chưa có kết luận thanh, kiểm tra nào?”, ông Nguyễn Văn Ba, Chuyên viên Thanh tra Phòng GD-ĐT huyện Đại Lộc cho rằng: “Có thông tin dư luận như vậy nhưng tất cả cũng chỉ là nghe nói chứ không có một cơ sở thông tin chính thống, cụ thể nào để tiến hành thanh, kiểm tra. Ngay chính tôi là thanh tra cơ sở đây mà khi có người điện hỏi về thông tin dư luận như trên, tôi mới biết là có dư luận như vậy. Cách đây ít lâu tôi cũng nhận được một email (thư điện tử) phản ánh như thông tin dư luận nhưng không thấy đứng tên ai. Không có người cụ thể đứng ra tố cáo vụ việc, không có bằng chứng, cơ sở thông tin chính thống nào thì chưa thể tổ chức thanh, kiểm tra. Mặc dù vậy, sau khi nghe thông tin từ dư luận, khi về các cơ sở giáo dục trên địa bàn, trong chức năng công tác, tôi có tìm hiểu nhưng chưa thấy một manh mối nào”.
Ông Huỳnh Ngọc Ánh, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện nói chắc: “Trong đợt xét tuyển biên chế CB, GV mầm non vừa rồi, theo Quyết định phê duyệt của UBND huyện, có 248 người trúng tuyển. Mỗi CB, GV vào biên chế chỉ được yêu cầu nộp lệ phí đúng quy định 100.000 đồng/người. Nếu phát hiện trường hợp thu sai quy định nào khác thì sẽ xử lý sai phạm ngay. Sai phạm đến đâu, xử lý đến đó, đúng theo quy định, bất kể là ai”.
Vậy có hay không việc các CB, GV mầm non, những người được cho là lương “ba cọc ba đồng” nhất trong ngành giáo dục phải nộp hàng chục triệu đồng để “lót tay” với các “sếp”? Nếu quả đúng như thông tin dư luận, đây là một sai phạm nghiêm trọng trong ngành giáo dục địa phương cần xử lý, chấn chỉnh ngay. Nếu như chỉ là tin đồn thất thiệt, thì nếu cứ để dư luận xôn xao như thời gian qua sẽ ảnh hưởng đến uy tín không chỉ của ngành giáo dục địa phương cũng như chính quyền địa phương. Thiết nghĩ các cấp, ngành chức năng cần điều tra, làm rõ vụ việc để có thông tin chính xác cho người dân.
Đình Hòa – Khánh Hiền
Theo dân trí
Phạt 100 USD "tội" đóng học phí muộn
Đại diện truyền thông của Đại học FPT cho hay, sinh viên cứ đóng học phí trễ so với thời gian quy định của trường, không cần biết với lý do gì, sinh viên đó sẽ bị liệt vào diện thôi học. 100 USD là số "lệ phí" sinh viên phải chịu "phạt" vì "tội" đóng học phí muộn.
Sinh viên ĐH FPT TP. Hồ Chí Minh bức xúc về việc đóng học phí trễ phải nộp thêm 100 USD để được tiếp tục theo học, phóng viên đã liên hệ với Trường ĐH FPT để xác minh thực, hư sự việc.
Sinh viên nộp học phí muộn bị coi là tự ý nghỉ học
Chúng tôi gọi đến Trường ĐH FPT TP.Hồ Chí Minh, một cán bộ thuộc bộ phận Tư vấn tuyển sinh của trường cho biết: "Sinh viên chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí và không có đơn xin tạm hoãn hoặc xin đóng học phí muộn với lý do chính đáng, nhà trường sẽ hiểu rằng, sinh viên đó đã tự ý nghỉ học. Sinh viên muốn quay lại trường học tập bình thường sẽ phải làm một cái thủ tục gì đó để quay lại. Và có thể, 100 USD là lệ phí để sinh viên tiếp tục quay lại học sau khi đã hoàn tất học phí...".
Cán bộ tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH FPT TP. Hồ Chí Minh cho biết thêm: "Bản thân tôi không rõ lắm là có bao nhiêu sinh viên đóng học phí trễ và phải đóng thêm khoản tiền 100 USD để tiếp tục được theo học đợt này. Tuy nhiên, trước mỗi kỳ học, nhà trường đều thông báo thời hạn đóng học phí đến sinh viên.
Hết hạn đóng học phí, sinh viên vẫn chưa có tiền chuyển khoản về trường, không có đơn xin đóng học phí muộn thì sinh viên đó hiển nhiên được cho rằng đã tự ý nghỉ học. Sinh viên đóng học phí muộn sẽ phải chịu phạt theo quy định của nhà trường. Cái này nhà trường cũng đã có thông báo đến sinh viên ở tất cả các cơ sở từ lâu".
Nhiều sinh viên ĐH FPT TP. Hồ Chí Minh tỏ ra bức xúc trước việc phải đóng thêm 100 USD vì nộp trễ học phí vài phút
100 USD là phí nhập học trở lại...
Bà Nguyễn Hoài Anh, Phòng Truyền thông và Quan hệ cộng đồng, Trường ĐH FPT (cơ sở tại Hà Nội) cho biết: "Với các sinh viên không đóng học phí trong thời gian quy định, cũng như không bảo lưu hoặc không có lý do khác bằng văn bản thì theo quy định, trường xếp sinh viên đó vào diện thôi học.
Sinh viên đã thôi học có nguyện vọng nhập học trở lại thì làm đơn để trường xem xét. Nếu được chấp nhận nhập học trở lại thì phải nộp phí nhập học trở lại theo quy định...".
Theo như lời của bà Nguyễn Hoài Anh, sinh viên cứ đóng học phí trễ so với thời gian quy định của trường, không cần biết với lý do gì, sinh viên đó sẽ bị liệt vào diện thôi học. 100 USD là số "lệ phí" sinh viên phải chịu "phạt" vì "tội" đóng học phí muộn.
Bà Hoài Anh cũng cho hay: "Các quy định trên đã được nhà trường ban hành quyết định và áp dụng từ tháng 7/2011 đến nay. Sinh viên có nguyên vọng, thắc mắc gì khác thì làm đơn để trường xem xét...".
Tuy nhiên, nhiều sinh viên thì cho rằng, họ không có chủ ý trây ì tiền học phí, mà những tình huống đó chỉ một chút sơ sẩy nhỏ có thể xảy đến trong quá trình chuyển khoản tiền học phí về trường (Ngân hàng hết giờ giao dịch, lỗi hệ thống giao dịch...). Một số sinh viên khác thì vì lý do riêng nên bị muộn mất một hai ngày... nhưng nểu chiểu theo quy định thì vẫn bị liệt vào diện tự ý thôi.
Điều đáng nói là những sinh viên đã tỏ ra bức xúc với cách hàng xử này của Trường ĐH FPT vẫn đang đi học bình thường, bỗng nhiên trở thành đối tượng sinh viên tự ý nghỉ học và hiển nhiên phải "gánh" khoản phí nhập học "bổ sung" lên đến 100 USD để tiếp tục được học... đó là chưa kể còn bị mang tiếng với gia đình, bạn bè là... "kẻ chơi bời lêu lổng, hỏ học".
Quy định này của Đại học FPT phải chăng là quan liêu, làm khó cho chính sinh viên của mình?
Theo Giáo dục Viêt Nam
Cầm bằng "xấu" thành giáo viên "trắng" Nếu tốt nghiệp trường sư phạm với tấm bằng "không đẹp", tương lai những nhà giáo trẻ ấy coi như đã được định đoạt bởi "án tại hồ sơ". Thân phận họ như những cánh bèo trôi nổi qua những điểm trường, mà thường là những nơi gian khó nhất... Sống bằng tiền của... chị Tốt nghiệp hệ trung cấp của Trường Cao...