Váng sữa có thực sự bổ dưỡng?
Quan điểm váng sữa là những gì bổ dưỡng nhất của sữa, tương tự như sữa mẹ hay sẽ suy dinh dưỡng nếu dùng váng sữa thay cho sữa mẹ trong thời gian dài là đúng? Dưới đây là giải đáp của ThS. BS Lê Thị Hải, GĐ TT Khám-Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng QG.
Cho con ăn váng sữa, sao mới đúng?
Dưỡng chất trong váng sữa rất ít
Váng sữa là một chế phẩm của sữa. Trước đây, váng sữa được chế biến bằng cách vớt phần trên cùng của sữa và cho làm lạnh. Ngày nay, nhà sản xuất sử dụng máy ly tâm để tách phần trên cùng của sữa, đó chính là váng sữa. Tuỳ thuộc vào cách chế biến, sẽ có nhiều loại váng sữa khác nhau. Ngoài ra, còn có váng sữa nhân tạo được chế biến từ các loại dầu thực vật (dầu dừa, dầu cọ…), bổ sung thêm casein (đạm sữa bò) và đường lactose (loại đường có trong sữa bò). Vì là chế phẩm của sữa nên thành phần của váng sữa cũng gồm có chất đạm, chất béo, chất đường, các vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, tỷ lệ các chất dinh dưỡng này hoàn toàn khác trong sữa.
Trong váng sữa, thành phần chủ yếu là chất béo, chất đạm rất thấp, các vitamin và khoáng chất cũng thấp. Quan sát nhãn ghi trên hộp váng sữa, chúng ta sẽ thấy thành phần chủ yếu của váng sữa là chất béo. Lượng chất béo trong một hộp váng sữa chiếm đến trên 70% tổng năng lượng mà trẻ cần. Lượng chất béo này cao gấp đôi so với chất béo có trong một ly sữa thông thường của trẻ. Do đó, đây là nguồn cung cấp năng lượng rất cao. Điều này không đồng nghĩa với nhận định cho rằng “váng sữa có nhiều chất dinh dưỡng”. Trái lại, thành phần dưỡng chất trong váng sữa rất ít. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên dùng váng sữa để thay thế sữa cho trẻ.
Dùng sao cho đúng?
Những trẻ nên dùng: như đã nói ở trên, váng sữa có thành phần chất béo cao, cung cấp nhiều năng lượng nên sẽ tốt cho: trẻ từ trên một tuổi bị thiếu cân, suy dinh dưỡng trẻ mới ốm dậy cần nhiều năng lượng. Với những trẻ này, các bà mẹ nên dùng váng sữa làm bữa ăn phụ, với lượng dùng hợp lý là 1 – 2 hộp/ngày.
Video đang HOT
Những trẻ không nên dùng: trẻ dưới sáu tháng tuổi, trẻ bị thừa cân – béo phì, trẻ đang bị tiêu chảy, trẻ dị ứng với sữa bò…
Lưu ý, chỉ sử dụng váng sữa như thực phẩm bổ sung cho trẻ. Lượng váng sữa có thể cho trẻ ăn trong ngày phụ thuộc vào tuổi, cân nặng và loại váng sữa được mua. Trung bình, trẻ 6 – 12 tháng tuổi có thể ăn 1/2 – 1 hộp váng sữa/ngày, trẻ trên một tuổi có thể ăn 1 – 2 hộp/ngày, tuỳ vào mức độ dung nạp của trẻ. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều, vì có thể gây đầy bụng, tiêu chảy do hàm lượng chất béo quá cao.
Không thể thay thế sữa mẹ
Theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới (WHO), cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn dưới 6 tháng tuổi. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ ăn váng sữa sau 6 tháng tuổi, nhằm bổ sung thêm năng lượng, giúp trẻ tăng cân tốt hơn.
Không có một thực phẩm nào có thể thay thế sữa mẹ. Váng sữa không thể thay thế sữa, nhất là sữa mẹ, vì nó không chứa đủ các chất dinh dưỡng như trong sữa mẹ, đặc biệt là hàm lượng đạm trong váng sữa thấp. Nếu dùng váng sữa thay cho sữa mẹ, trẻ sẽ bị thiếu chất đạm, dẫn đến suy dinh dưỡng, thiếu máu… do thiếu các vi chất dinh dưỡng.
Theo Dân Trí
Bí quyết tránh tắc và có nhiều sữa sau sinh
Có đủ và dư sữa cho con bú sau khi sanh là niềm mong muốn của hầu hết các bà mẹ. Tuy nhiên, có nhiều bầu vú tiết không đủ sữa chỉ vì các bà mẹ không biết cách làm thông sữa.
Con khóc vì đói - mẹ đau vì tắc sữa
Đó là trường hợp của chị Thu Hằng, nhà ở quận Thủ Đức. Sanh con được một ngày, chị cứ loay hoay mãi với bầu vú không tiết sữa. Trong khi đó, con gái chị cứ khóc vì đói. Bất đắc dĩ, chị đành để người nhà ra ngoài mua sữa bột cho bé bú.
Ảnh: Internet
Ngày hôm sau, chị thấy trong người bắt đầu nóng sốt, hai bầu vú cương cứng, đỏ và nhức. Xoa bóp mãi vẫn không thấy sữa ra, chị thông báo cho y tá trực. Sau khi được hướng dẫn vài thao tác, chị thấy sữa bắt đầu tiết ra nhưng rất ít. Nóng ruột, chị nhờ cả ông xã "ti" để kích thích sữa tiết ra. Nhưng càng về sau, bầu sữa của chị càng cương cứng và nhiệt độ cơ thể chị càng tăng lên.
Sợ bị áp xe vú, chị gọi người nhà đi mua bộ dụng cụ hút sữa. Dù chị đã làm đủ cách và các nhân viên bán dụng cụ đến giúp, sữa của chị cũng chỉ nhỏ vài giọt.
Sữa bị tắc vì quá căng thẳng
Áp dụng mọi biện pháp mà sữa vẫn không ra bình thường, chị Hằng sợ quá ngồi khóc. Chợt nhớ đến một người bạn làm bác sĩ sản khoa, chị liền gọi nhờ tư vấn. Sau khi làm từng bước theo hướng dẫn của người bạn, bầu vú của chị dần dần mềm và sữa đã tiết ra từ từ. Đến tối, sữa đã bắt đầu tiết bình thường.
Chia sẻ kinh nghiệm, chị Hằng cho biết, sỡ dĩ chị bị như thế là do quá căng thẳng. Giữ nhiệm vụ kế toán trưởng của một công ty lớn, công việc và trách nhiệm khiến chị lo lắng không yên dù đã gần ngày sanh. Ngay sau khi được đưa từ phòng hồi sức về, chị đã điều hành công việc qua điện thoại.
Đến lúc nghe bạn tư vấn, chị thả lỏng cơ thể, để tinh thần thoái mái, không lo lắng, hít vào thật sâu và thở ra chậm rãi. Sau đó, chị dùng tay xoa nhẹ vú để vú mềm hơn, rồi dùng lược chải từ trên bầu vú xuống núm vú.
Nhiều nguyên nhân khiến sản phụ không có nhiều sữa
Bác sĩ Ngô Thị Phương Mai, Trưởng Khoa Sanh, Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, cho biết có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tắc sữa sau khi sinh. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên, trong thời kỳ mang thai, nên vệ sinh núm vú mỗi lần tắm để núm vú luôn trong tư thế sẵn sàng tiết sữa sau khi sinh.
Thông thường, sau khi sinh, sữa sẽ được tiết từ từ. Các bà mẹ không nên căng thẳng sẽ tạo làm sữa tắc lại, không lưu thông. Không ít bà mẹ rơi vào tình trạng, sữa càng ra ít thì càng lo lắng. Và chính sự lo lắng này đã khiến sản phụ rơi vào tình huống tệ hơn.
Sau khi sinh, hãy xoa nhẹ đầu vú để vú tiết sữa. Nếu vú bị cương và ứ sữa, bạn có thể dùng khăn ấm massage bầu vú để sữa tan ra. Sau đó, dùng chiếc lược chải đầu chải bầu vú theo hướng từ trên xuống để các tuyến sữa được thông.
Ngoài ra, để có nhiều sữa sau khi sinh, các bà mẹ cần có một chế độ ăn uống đầy đủ, nên uống nhiều nước và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý trong giai đoạn mang thai. Sau khi sanh xong, tiếp tục áp dụng quy tắc này, các bà mẹ sẽ có đủ sữa cho con bú.
Không nên "để dành" sữa
Có nhiều sản phụ thấy mình ít sữa nên ban ngày thường "để dành" tối cho bé bú. Bác sĩ Mai cho rằng đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Hãy cho bé bú theo nhu cầu, sau khi hết sữa, tự bầu vú sẽ có tín hiệu báo cho các bộ phận liên quan tiết sữa ra.
Theo PNO
Bệnh thường gặp ở 'núi đôi' khi cho con bú Viêm tuyến sữa cấp tính là bệnh thường gặp phải trong thời gian cho con bú. Vì sao lại bị bệnh này, cách điều trị và phòng tránh bệnh viêm tuyến vú như thế nào? Hỏi: Tôi năm nay 27 tuổi, có con lần đầu, cháu được 5 tháng tuổi. Tôi cho cháu bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, tuy nhiên thời gian...